Đau răng sưng má là tình trạng mà nhiều người gặp phải và có tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Đây là dấu hiệu của bệnh gì, làm sao để giải quyết tận gốc là vấn đề được nhiều độc giả quan tâm tìm hiểu. Bài viết sau đây sẽ làm rõ nguyên nhân khiến cho răng bị đau, sưng đồng thời gợi ý những phương pháp điều trị tốt nhất.
Đau răng sưng má vì nguyên nhân gì? Có nguy hiểm không?
Đau răng bị sưng má là dấu hiệu của nhiều bệnh lý răng miệng, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời rất dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Trước khi đến với các phương pháp điều trị dứt điểm tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu về những nguyên nhân gây đau răng sưng má.
Sâu răng
Sâu răng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới đau răng mà rất nhiều người gặp phải. Sâu răng do vi khuẩn tích tụ lâu ngày, phá hủy lớp men răng và sau đó là ngà răng. Bệnh lý này ban đầu không có dấu hiệu rõ ràng, đến khi xuất hiện biểu hiện đau răng thì sâu răng đã ở giai đoạn nặng.
Bên cạnh đau răng sưng má, sâu răng còn đi kèm theo các dấu hiệu khác như sốt cao, đau đầu gây ảnh hưởng rất nhiều đến ăn uống sinh hoạt và cuộc sống thường ngày của người bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời, sâu răng ăn vào tủy, phá hủy cấu trúc răng dẫn tới nguy cơ mất răng rất cao.
Mọc răng khôn
Đau răng bị sưng má có thể gặp phải đối với cả trường hợp răng khôn mọc lệch hay mọc thẳng. Vì răng khôn chỉ mọc ở tuổi trưởng thành, khi xương hàm và các răng khác đã phát triển hoàn thiện nên sẽ tác động lên các răng xung quanh. Cách tốt nhất để giải quyết dứt điểm tình trạng đau răng bị sưng má do mọc răng khôn là đến cơ sở nha khoa để nhổ bỏ..
Viêm lợi
Viêm lợi là một bệnh lý răng miệng mà nhiều người mắc phải, chúng thường gây ra tình trạng đau nhức răng sưng phồng má. Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm lợi là do răng miệng không được vệ sinh đúng cách dẫn tới vi khuẩn tích tụ gây ra viêm nhiễm.
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm lợi có thể gây ra tình trạng tụt nướu, khi ăn uống sẽ tạo nên những cơn đau nhức răng kéo dài dai dẳng. Đồng thời, phần nướu bị viêm, sưng tấy dẫn tới chảy máu chân răng.
Viêm tủy răng
Tình trạng viêm tủy răng xảy ra khi các lỗ sâu răng không được xử lý đúng cách khiến cho vi khuẩn tấn công xâm nhập vào sâu bên trong tủy răng. Khi đó, người bệnh sẽ phải chịu đựng những cơn đau buốt dữ dội, má sưng to khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn.
Nếu gặp phải tình trạng này, người bệnh cần đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể để có phương án điều trị kịp thời vì viêm tủy răng rất dễ dẫn đến mất răng.
Viêm nha chu
Viêm nướu không được điều trị dứt điểm sẽ gây ra tình trạng viêm nha chu, làm xuất hiện các túi mủ ở chân răng và dẫn đến hiện tượng sưng đau ê buốt. Viêm nha chu rất nguy hiểm nếu điều trị không đúng cách các túi mủ vỡ ra làm cho tình trạng viêm nhiễm lan rộng.
Áp xe răng
Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng răng nặng với sự hình thành của các túi mủ quanh chân răng, gây ra tình trạng đau răng sưng mặt, chảy mủ và miệng có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị sốt, nổi hạch ở cổ và luôn cảm thấy mệt mỏi. Áp xe răng không được điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như mất răng, nhiễm trùng máu.
Đau răng do chấn thương
Ngoài các nguyên nhân do bệnh lý, đau răng sưng má cũng có thể là do các yếu tố bên ngoài tác động vào như va đập, tai nạn. Đau răng do các tác nhân bên ngoài thường không gây các biến chứng nguy hiểm tuy nhiên trường hợp va chạm quá mạnh có thể gây mất răng.
Đau răng sưng mặt có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nghiêm trọng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Nếu gặp phải tình trạng này bạn có thể áp dụng các phương pháp giảm đau tạm thời tại nhà, sau đó cần đến nha sĩ để được khám và có phương án điều trị kịp thời.
Các phương pháp điều trị đau răng sưng má
Bị đau răng sưng má ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống cũng như cuộc sống hằng ngày. Dưới đây là một số phương pháp giảm đau và điều trị bạn có thể áp dụng khi gặp phải tình trạng trên.
Các biện pháp giảm đau răng sưng má tại nhà
Trong trường hợp đau răng mới khởi phát và ở mức độ nhẹ bạn có thể áp dụng các cách chữa đau răng tại nhà sau đây:
Chườm đá
Những viên đá sẵn có trong tủ lạnh cũng có thể sử dụng để giảm đau nhức răng sưng má cực kỳ hiệu quả. Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần lấy một chiếc khăn mỏng, bọc 2 – 3 viên đá rồi chườm khắp vùng má bị sưng đau. Hơi lạnh từ đá sẽ tạm thời làm tê liệt các dây thần kinh ở khu vực đau, ngăn không chúng truyền thông tin về não. Chính vì vậy, cơn đau buốt có thể giảm xuống, tuy nhiên đây vẫn chỉ là giải pháp tạm thời.
Tham khảo:
Dùng tỏi
Trong tỏi có nhiều hoạt chất giúp diệt khuẩn kháng viêm, giảm đau rất hữu hiệu. Trong trường hợp, đau răng bị sưng má bạn cũng có thể dùng tỏi để đẩy lùi cơn đau tạm thời. Cách làm rất đơn giản, đầu tiên lấy 1 – 2 tép tỏi giã nát rồi sau đó đắp lên chỗ răng bị sưng đau. Thực hiện khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày, bạn sẽ thấy tình trạng sưng đau có phần giảm bớt.
Dùng lá ổi
Lá ổi có chứa nhiều thành phần kháng viêm tự nhiên có thể giảm đau nhức răng nhanh chóng. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần lấy một nắm lá ổi giã nát và lấy nước cốt để chấm vào vùng răng bị đau. Hoặc cũng có thể đun sôi lá ổi và lấy nước để súc miệng.
Ưu điểm của các phương pháp dân gian tại nhà này là sử dụng các nguyên liệu có sẵn, không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, những cách này chỉ mang lại tác dụng giảm đau tạm thời và không thể chữa trị tận gốc tình trạng đau răng sưng má. Chính vì vậy, khi gặp phải tình trạng này kéo dài không dứt, bạn nên đến cơ sở nha khoa để được bác sĩ khám và tư vấn phương pháp điều trị dứt điểm.
Dùng thuốc giảm đau
Trong trường hợp không có thời gian để chuẩn bị nguyên liệu và thực hiện các phương pháp tại nhà thì thuốc giảm đau răng là một giải pháp được nhiều người lựa chọn. Ưu điểm của các loại thuốc giảm đau chính là sự tiện lợi, mang lại hiệu quả giảm đau nhanh và lâu dài.
Tuy nhiên khi sử dụng bạn cũng cần lưu ý tuân thủ đúng theo chỉ dẫn, không sử dụng quá liều sẽ có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là một số loại thuốc giảm đau cho hiệu quả nhanh mà bạn có thể tìm mua tại các nhà thuốc và uống theo hướng dẫn của các y – dược sĩ:
- Paracetamol: Đây là thuốc giảm đau hạ sốt được sử dụng rộng rãi, khá an toàn, ít gây tác dụng phụ. Liều dùng như sau, người lớn uống mỗi lần uống 1 – 2 viên, cách nhau 4 – 6 tiếng, không dùng quá 4000mg/ngày. Trẻ em uống 1 viên/lần, tối đa 2 lần/ngày.
- Alexan: Đây là thuốc giảm đau chỉ dành cho người lớn, mang lại hiệu quả giảm đau nhanh. Liều dùng được khuyến cáo là uống 1 viên/lần, ngày uống tối đa 3 – 4 lần.
- Thuốc giảm đau Dorogyne: Dorogyne là loại thuốc chuyên được chỉ định để điều trị các vấn đề răng miệng, mang lại hiệu quả giảm đau nhanh. Liều dùng với người lớn là 2 viên/lần, mỗi ngày tối đa 2 – 3 lần. Với trẻ em, mỗi lần uống 1 viên, mỗi ngày tối đa 2 lần.
Ngoài ra trong một số trường hợp, bạn sẽ được chỉ định dùng một số loại kháng sinh như Penicillin, Clindamycin hoặc Amoxicillin để điều trị đau răng bị sưng mặt. Khi sử dụng các loại thuốc này, cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Điều trị tại cơ sở nha khoa
Để xác định chính xác nguyên nhân gây nên đau răng sưng mặt, bạn cần đến cơ sở nha khoa để khám và điều trị kịp thời. Tùy từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có phương án xử lý phù hợp, cụ thể:
Trường hợp đau răng do viêm tủy
Tình trạng viêm tủy sẽ gây ra những cơn đau nhức nặng nề, ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống và cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân. Không chỉ có thế, nếu không được điều trị tận gốc, viêm tủy có thể dẫn đến mất răng vĩnh viễn. Vì vậy, sau khi xác định đau răng do nguyên nhân này, các phương pháp thường được áp dụng là:
- Điều trị tủy: Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ mô tủy đang viêm nhiễm, đồng thời làm sạch răng tránh để vi khuẩn lây lan sang các khu vực khác.
- Bọc răng sứ: Sau khi thực hiện điều trị tủy, răng sẽ trở nên yếu đi rất nhiều. Chính vì vậy, các bác sĩ thường sẽ tiến hành bọc răng sứ để bảo vệ răng thật và khôi phục lại khả năng ăn nhai.
Đau răng do viêm lợi, viêm nha chu
Nguyên nhân dẫn đến viêm lợi là do vi khuẩn tích tụ lâu ngày gây viêm nhiễm. Việc cần làm chính là loại bỏ ổ viêm, làm sạch vi khuẩn ngăn ngừa lây lan sang khu vực khác, các giải pháp giải quyết sẽ là:
- Cạo vôi răng: Đây là bước đầu tiên cần làm để điều trị tình trạng viêm lợi. Sau khi cạo vôi răng, các bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh sạch sẽ lại răng miệng.
- Chăm sóc nha chu: Nếu như bạn bị viêm nha chu, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc kháng sinh kết hợp với điều trị bằng thủ thuật nha khoa. Sau đó sẽ hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa viêm nhiễm tái phát.
Đau răng sưng má do mọc răng khôn
Trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm khiến hàm bị sưng và đau nhức rất phổ biến. Trong trường hợp này, cách giải quyết dứt điểm chính là nhổ bỏ răng khôn. Sau khi được nhổ bỏ, những cơn đau răng bị sưng má do mọc răng khôn cũng sẽ chấm dứt.
Biện pháp phòng tránh đau răng sưng má
Đau răng sưng má cũng như các bệnh lý khác hầu hết đều xuất phát từ việc răng miệng không được chăm sóc đúng cách. Vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng này, bạn cần lưu ý một số điều như sau:
- Chải răng đều đặn 2 lần/ngày, sử dụng kem đánh răng có thành phần fluor, dùng bàn chải lông mềm, đánh răng nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương đến nướu.
- Kết hợp sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để gia tăng hiệu quả làm sạch.
- Hạn chế ăn đồ ngọt, sử dụng đồ uống có chứa nhiều đường, các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như canxi, các loại vitamin để giúp răng chắc khỏe.
- Uống nhiều nước để tăng tiết nước bọt, tránh tình trạng khô miệng.
- Đến cơ sở nha khoa khám răng định kỳ ít nhất 2 lần/năm để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề răng miệng.
Đau răng sưng má không chỉ dẫn ảnh hưởng đến ăn uống sinh hoạt hằng ngày mà còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên đến cơ sở nha khoa để khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Xem thêm: