Ê buốt răng cửa: Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

7:04 AM , 02/08/2023

Ê buốt răng cửa khiến cho nhiều người cảm thấy khó chịu và không còn cảm giác ngon miệng khi ăn. Điều này còn gây khó khăn trong quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày. Tình trạng ê buốt răng cửa hàm dưới xảy ra khi ăn uống những thực phẩm quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng ê buốt là do đâu?

Ê buốt răng cửa là gì?

Thông thường, một chiếc răng sẽ có 3 lớp men răng, ngà răng và tủy răng. Khi phần men răng bị bào mòn sẽ để lộ ra phần ngà răng bên trong gây ra tình trạng ê buốt răng cửa hàm dưới. Những chiếc răng của thường có lớp men răng khá mỏng, chính vì thế trong quá trình ăn nhai có thể bị tác động và làm ảnh hưởng trực tiếp mỗi khi ăn đồ quá nóng, quá lạnh sẽ gây ê buốt răng

Với trường hợp người bệnh bị ê buốt chân răng hàm dưới chính là biểu hiện của ê buốt răng. Bởi đây là một trong những bệnh lý phổ biến trong nha khoa thường gặp ở nhiều người. Do đó, cần phải tìm ra nguyên nhân chính xác sẽ giúp bệnh ê buốt răng được điều trị kịp thời. 

Đây là một trong những bệnh lý phổ biến trong nha khoa thường gặp ở nhiều người
Đây là một trong những bệnh lý phổ biến trong nha khoa thường gặp ở nhiều người

Các loại ê buốt răng cửa

Khi người bệnh bị ê buốt răng cửa hàm dưới sẽ có nhiều tác nhân ảnh hưởng đến hàm răng của bạn. Dưới đây là 2 loại ê buốt răng chủ yếu thường gặp, cụ thể như sau: 

Ê buốt răng cửa khi bọc sứ

Trong quá trình bọc răng sứ, để thực hiện việc bọc răng được vừa khít, thẩm mỹ và đều đẹp với tất cả các răng khác trên cùng cung hàm. Trước hết các bác sĩ sẽ mài mòn một lớp mỏng bên mặt ngoài của răng là một điều cần thiết. 

Nếu bạn thấy răng cửa của mình đang có cảm giác ê buốt trong khoảng từ 3 – 4 ngày sau khi bọc sứ xong, đây là một trong những tình trạng hoàn toàn bình thường. Như khi bị ê buốt răng cửa hàm dưới kéo dài mà bệnh tình không thuyên giảm hãy đến ngay phòng khám nha khoa để được các bác sĩ khắc phục kịp thời. 

  • Khi bị ê buốt răng cửa hàm dưới sau khi bọc răng sứ có thể do kỹ thuật bọc sứ chưa được tốt. Nếu như răng không được mài theo đúng tỷ lệ hoặc mài quá sâu sẽ khiến cho răng bị ê buốt. Bên cạnh đó, còn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. 
  • Với những người đang bị mắc những bệnh lý về răng miệng mà chưa được điều trị triệt để khi bọc sứ sẽ cũng gây ra những triệu chứng bị ê buốt chân răng hàm dưới. Chính vì vậy, cần phải loại bỏ hết những tổn thương do răng mới có thể thực hiện bọc sứ. 
  • Một trong những điều quan trọng trước khi bọc sứ chính là cần phải lựa chọn dòng sứ chính hãng. Nếu không tìm hiểu loại sứ tốt sẽ gây ra tình trạng răng bị ê buốt. Đồng thời cũng có thể miệng bị dị ứng và ảnh hưởng đến nhiều điều tiêu cực khác. 

Ê buốt răng cửa khi tẩy trắng răng

Đa số nhiều người đi tẩy trắng răng đều làm cho những răng xung quanh có cảm giác ê buốt theo từng cơn vài giờ sau khi tẩy trắng.  Cảm giác này sẽ dịu đi và không còn nữa bởi trong thuốc tẩy trắng răng còn tác động vào men răng và ngà răng. 

Đối với những người có nền răng yếu, men răng mỏng sẽ không thể thực hiện được tẩy trắng răng. Do sau khi tẩy trắng răng tình trạng ê buốt răng cửa sẽ xuất hiện liên tục và khiến người bệnh cảm thấy bị khó chịu. Đồng thời, việc bạn cần phải xử lý những bệnh liên quan đến răng miệng khác trước khi tẩy trắng là điều cần thiết. 

Ngoài ra, trong quá trình tẩy trắng răng, người bệnh cần phải lựa chọn cho mình một địa điểm uy tín cùng với bác sĩ có tay nghề cao cùng với đó phải sử dụng thuốc tẩy trắng với nồng độ cao vượt ngưỡng an toàn. Tránh tình trạng ê buốt răng cửa hàm dưới mà làm ảnh hưởng đến các răng khác. 

Xem thêm: Tẩy trắng răng bị ê buốt có đáng lo ngại không? Giải pháp khắc phục là gì?

Nguyên nhân gây ê buốt răng cửa là do đâu?

Khi người bệnh bị ê buốt răng cửa hàm dưới có thể do rất nhiều nguyên nhân tác động đến hàm răng. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng này, cụ thể như sau:  

Sử dụng nước súc miệng quá nhiều

Nước súc miệng có thể rất tốt khi loại bỏ những mảng bám trên răng và khiến cho vi khuẩn không xâm nhập gây hại trong khoang miệng. Nhưng nếu lạm dụng việc sử dụng nước súc miệng quá nhiều lần trong ngày hoặc không dùng đúng cách khiến răng bị nhảy cảm. Bởi trong thành phần của nước súc miệng có chứa axit, nồng độ của axit khiến cho tình trạng răng bị ê buốt răng cửa hàm dưới xuất hiện. 

Nếu lạm dụng nước súc miệng quá nhiều sẽ khiến răng nhạy cảm
Nếu lạm dụng nước súc miệng quá nhiều sẽ khiến răng nhạy cảm

Ăn nhiều thực phẩm chứa axit 

Một trong những nguyên nhân gây ra ê buốt chân răng hàm dưới đó chính là thường xuyên ăn nhiều thực phẩm có chứa axit như chanh, bưởi, quýt,… hoặc một số loại đồ uống có cồn như rượu, bia, đồ uống có gas,… sẽ bào mòn đi lớp men răng bảo vệ răng. 

Nha Khoa ViDental là đơn vị ĐẦU TIÊN tại Việt Nam áp dụng đầy đủ 45 tiêu chuẩn quốc tế AIFC. Sự ra đời của ViDental đánh dấu bước tiến quan trọng cho ngành nha khoa và được đông đảo cộng đồng đặt niềm tin...

Chải răng không đúng cách 

Trong quá trình vệ sinh răng miệng, nếu sử dụng bàn chải đánh răng có lông quá cứng khiến bào mòn đi lớp men răng, lộ ra phần ngà răng và khiến cho lợi bị tụt. Việc đánh răng quá nhiều lần trong ngày và chải răng sai cách cũng có thể gây ảnh hưởng xấu và gây ra tình trạng ê buốt chân răng cửa hàm dưới của nhiều người. 

Vỡ răng, sâu răng

Khi răng bị tổn thương do chấn thương hoặc răng bị sâu do vi khuẩn xâm nhập vào trong khoang miệng sẽ thường làm mất đi lớp men răng, phần tủy răng dễ dàng bị lỗ ra ngoài. Chính vì vậy, bạn sẽ không tránh khỏi được tình trạng ê buốt răng cửa.  

Một trong những nguyên nhân gây ê buốt chính là người bệnh bị vỡ răng
Một trong những nguyên nhân gây ê buốt chính là người bệnh bị vỡ răng

Vùng mô nướu bị viêm sưng 

Nếu như mô nướu bị sưng viêm và có thể dẫn đến hiện tượng đau răng hoặc chảy máu chân răng gây ra những tổn thương cho dây chằng hỗ trợ răng. Trong đó, có một số ở bề mặt gốc tiếp xúc trực tiếp sẽ gây kích ứng đến việc ê buốt chân răng cửa hàm dưới. 

Trong chất làm trắng răng có chứa peroxide

Nếu bạn đang sử dụng những chất làm trắng răng có chứa peroxide có thể gây ra cảm giác bị ê buốt răng cửa hàm dưới. Bởi một số dịch vụ tẩy trắng, hàn trám răng,… sẽ không thực hiện đúng kỹ thuật sẽ khiến răng bị ê buốt gây cản trở trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người. 

Chính vì vậy, để xác định rõ được nguyên nhân ê buốt chân răng cửa hàm dưới là gì, điều quan trọng là cần phải đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và khắc phục tình trạng bệnh triệt để. Nếu tình trạng này bị kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe răng miệng. 

Ê buốt răng cửa ảnh hưởng như thế nào?

Ê buốt răng cửa là tình trạng tuy không gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ những khiến người bệnh dễ dàng mắc những bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu,….Nhưng nếu được can thiệp và điều trị kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng như sau: 

  • Khi người bị ê buốt chân răng cửa hàm dưới sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày khiến bạn khó khăn trong việc giao tiếp và mất tập trung mỗi khi làm việc. Bởi những cơn ê buốt sẽ xuất hiện bất kỳ lúc nào và rất khó kiểm soát. 
  • Ê buốt răng cửa còn làm cản trở trong quá trình ăn uống khiến cho người bệnh mất cảm giác ngon miệng, ngại nhai vì tình trạng này sẽ thường kéo dài. 
  • Những cơn ê buốt sẽ thường xuất hiện vào ban đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và khiến bạn uể oải vào sáng hôm sau. 
  • Ngoài ra, tình trạng này còn gây ra những tổn thương cùng với một số bệnh lý về răng miệng làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.  

Cách điều trị ê buốt răng cửa

Tình trạng ê buốt răng cửa hàm dưới khi đã phát hiện ra nguyên nhân chính xác, lúc này bạn cần có những phương pháp điều trị để có thể khắc phục được tình trạng này hiệu quả để tránh bị tái phát trở lại, cụ thể như sau: 

Điều trị tại nhà 

Nếu tình trạng ê buốt răng cửa diễn ra ở thể nhẹ và không gây ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Có thể áp dụng ngay những biện pháp điều trị tại nhà như sau: 

  • Súc miệng nước muối: Đây là một trong những phương pháp hữu hiệu để có thể xóa tan đi những cơn ê buốt răng hiệu quả. Bởi trong thành phần của nước muối có thể kháng viêm, kháng khuẩn, trị hôi miệng và loại bỏ những mảng bám có trên răng tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển nhanh chóng. 
  • Viên dầu vitamin E: Trong viên dầu vitamin E có chứa thành phần chống oxy hóa, nuôi dưỡng cho niêm mạc lợi và giúp phục hồi những mô xung quanh chân răng, làm lành những vết thương do tổn thương răng gây ra. Bạn chỉ cần bôi phần dầu lên bề mặt của răng để làm giảm kích ứng do ê buốt chân răng hàm dưới gây ra. 
  • Chườm lạnh: Khi người bệnh bị ê buốt chân răng hàm dưới, liệu pháp để giảm ê buốt chính là chườm lạnh. Đây chỉ là phương pháp tạm thời nhưng người bệnh cần phải thực hiện từ từ để tránh làm răng bị kích thích do lạnh đột ngột khiến răng có thể phản ứng ngược lại.
  • Sử dụng tinh dầu đinh hương: Thành phần của dầu đinh hương có tác dụng làm gây tê cực mạnh khiến cho người bệnh bị ê buốt răng cửa hàm dưới có thể xua tan nhanh chóng. Chỉ cần nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu vào miếng bông gòn rồi chà lên bề mặt răng bị ê buốt khoảng 3 phút rồi súc miệng lại bằng nước ấm sẽ giúp tình trạng ê buốt răng thuyên giảm. 
Viên dầu vitamin E có thể được áp dụng điêu trị ê răng tại nhà
Viên dầu vitamin E có thể được áp dụng điêu trị ê răng tại nhà

Điều trị bằng thuốc Tây Y 

Trên thực tế không có loại thuốc nào có thể điều trị ê buốt răng cửa hàm dưới. Đa số những loại thuốc này chỉ có gel chống ê buốt tạm thời. Tuy nhiên khi dùng gel ở dạng bôi cũng có thể gây ra một số kích ứng nhất định. Chính vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng những loại thuốc này. 

  • Gel trị ê buốt răng Vecni Flour: Trước khi thực hiện bôi thuốc cần phải vệ sinh tay thật sạch sẽ rồi sử dụng cọ quét chuyên dụng để bôi lên bề mặt răng bị ê buốt. Chờ cho dung dịch khô có thể súc miệng lại bằng nước ấm. Trong quá trình bôi không nên ăn uống và bôi trước khi ngủ là tốt nhất. 
  • Gel bôi SensiKin: Cho một ít ra đầu ngón tay và bôi trực tiếp lên bề mặt răng bị ê buốt. Nên sử dụng từ 3 – 4 lần/ngày và mỗi lần bôi cách nhau 4 giờ. Sau khi bôi gel khoảng 30 phút mới được ăn uống bình thường 

Ngoài ra, trong trường hợp người bệnh bị ê buốt nặng khiến đau nhức và khó chịu có thể sử dụng một số nhóm thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ.

  • Thuốc giảm đau paracetamol, nhóm thuốc aspirin và những loại kháng sinh như amoxicylin, doxycylin, spiramycin,…
  • Thuốc kháng sinh beta lactam và metronidazol có khả năng làm giảm đau nhức tạm thời giúp kháng khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa tình trạng viêm lợi và diệt khuẩn hiệu quả. 
  • Bổ sung thêm vitamin A, vitamin C, nhóm vitamin B1, D3 và canxi để giúp cho men răng được chắc khỏe cũng như giảm ê buốt chân răng. 
Các loại thuốc cũng có thể làm giảm ê buốt hiệu quả
Các loại thuốc cũng có thể làm giảm ê buốt hiệu quả

Cách phòng tránh khi bị ê buốt răng cửa 

Sau khi tìm được biện pháp điều trị cho bệnh ê buốt răng cửa, việc tiếp theo cần phải thực hiện đó chính là cần phòng tránh và chăm sóc răng miệng sao cho thật hiệu quả, cụ thể: 

  • Vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ và đánh răng ít nhất 2 lần/ngày kết hợp cùng với chỉ nha khoa cùng với nước súc miệng để có thể loại bỏ sạch những mảng bám trong khoang miệng tránh cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong. 
  • Bổ sung thêm những loại thực phẩm giúp cho răng trở nên chắc khỏe cũng như cung cấp thêm vitamin cho cơ thể có thể kháng lại những hại khuẩn gây ra tình trạng bị ê buốt răng. 
  • Người bị ê buốt răng khi ăn đồ ngọt không nên lạm dụng quá nhiều thực phẩm có chứa nhiều tinh bột, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh và đồ uống có gas gây tổn hại men răng và khiến ê buốt chân răng hàm dưới khó chịu trở lại. 
  • Thực hiện đến nha khoa ít nhất 6 tháng/lần để loại bỏ những mảng bám cao răng trên bề mặt của thân răng. 

Trên đây là tổng hợp toàn bộ những thông tin cần biết về việc ê buốt răng cửa. Nếu tình trạng của bạn không thuyên giảm thì việc đầu tiên cần làm là đến ngay cơ sở nha khoa y tế để được các bác sĩ thăm khám và lên phương án điều trị tình trạng bệnh một cách triệt để. Hy vọng bài viết trên đã giải đáp 1 phần thắc mắc về tình trạng ê buốt chân răng hàm dưới.

Gợi ý xem thêm: 

Cập nhật 10:48 AM , 02/08/2023

Tin liên quan

Đau nhức răng về đêm có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Rất nhiều trường hợp bị đau nhức răng về đêm, thậm chí cơn đau còn dữ dội hơn so với ban ngày. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có...

Trẻ bị đau răng do đâu? Cách nhận biết và điều trị hiệu quả nhất

Trẻ bị đau răng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh lý nha khoa hoặc tác động lực từ bên ngoài. Nếu chủ quan để lâu không điều...

Đau răng nổi hạch có nguy hiểm không? Các bệnh lý gây nổi hạch và cách điều trị phổ biến

Đau răng nổi hạch là dấu hiệu bất thường có khả năng cảnh báo các bệnh lý răng miệng mà cơ thể đang mắc phải. Khi nhận thấy những dấu...

Cách Điều Trị Áp Xe Răng Dứt Điểm Và An Toàn Mà Bạn Cần Biết

Áp xe răng là một tình trạng biến chứng nặng của các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, nứt răng hay các bệnh về nướu. Người bệnh khi...

2 cách ngâm rượu cau chữa đau răng đơn giản, hiệu quả

Dân gian thường sử dụng rượu cao để giảm nhanh các triệu chứng đau nhức ở răng đồng thời giúp củng cố răng chắc khỏe hơn. Bạn có thể dùng...

Đau răng kiêng ăn gì? Top 8 loại thực phẩm mà bạn nên tránh xa

Đau răng kiêng ăn gì là thắc mắc của rất nhiều độc giả. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phục hồi tổn thương...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *