Trẻ bị đau răng do đâu? Cách nhận biết và điều trị hiệu quả nhất

4:48 AM , 02/08/2023

Trẻ bị đau răng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh lý nha khoa hoặc tác động lực từ bên ngoài. Nếu chủ quan để lâu không điều trị kịp thời hoặc lựa chọn sai phương pháp sẽ ảnh hưởng tới quá trình mọc răng sữa, tính thẩm mỹ của hàm răng trong tương lai. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho phụ huynh những kiến thức cần thiết nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con.

Trẻ bị đau răng do những nguyên nhân nào?

Trẻ nhỏ trong khoảng từ 7 tháng đến 2,5 tuổi đang bước vào giai đoạn mọc những chiếc răng đầu tiên trong đời – răng sữa. Tuy nhiên, thời điểm bắt đầu và kết thúc của quá trình này thường diễn ra khác nhau ở mỗi trẻ. Cảm giác đau răng có thể xảy ra ở răng sữa hoặc cả răng vĩnh viễn.

Trẻ bị đau răng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau
Trẻ bị đau răng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau

Chính vì vậy, cha mẹ không nên chủ quan trước các triệu chứng bất thường của răng trẻ. Đây có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm như:

Trẻ bị đau răng do bệnh sâu răng

Sâu răng sữa là căn bệnh vô cùng phổ biến xảy ra ở trẻ nhỏ do thói quen vệ sinh thiếu khoa học và chế độ dinh dưỡng. Chính vì vậy, ở trẻ thường xuất hiện những đốm đen trên thân răng. Quá trình mất khoáng diễn ra trong thời gian dài dẫn tới mủn răng, ăn sâu vào tủy làm ảnh hưởng tới các dây thần kinh cảm giác, gây đau nhức kéo dài.

Trẻ bị đau răng do viêm nướu

Viêm nướu là tình trạng vi khuẩn tấn công vào lợi hoặc các vết thương hở tạo thành nhiễm trùng. Bên cạnh đó, đây có thể là hệ lụy ngoài ý muốn của bệnh sâu răng, tưa lưỡi hoặc lâu ngày không lấy cao răng theo định kỳ. Phần lợi bị viêm sẽ gây cảm giác đau nhức khi ăn uống hoặc sưng viêm tạo áp lực lên răng, vùng xung quanh. Trẻ bị viêm lợi sẽ thường xuyên quấy khóc, biếng ăn, mệt mỏi.

Trẻ em bị đau răng sữa

Đôi khi cảm giác đau răng quấy khóc ở trẻ không phải do bệnh lý cụ thể. Răng sữa là những chiếc răng đầu đời của mỗi người, đôi khi phần lợi trùm hoặc không nứt ra để răng mọc lên sẽ dẫn tới tình trạng đau nhức. Biểu hiện thường thấy nhất ở trẻ đang mọc răng là quấy khóc, nhỏ nhiều dãi, sốt nhẹ và hay gặm đồ.

Trẻ bị đau răng sưng má do viêm nha chu

Khi tình trạng nhiễm trùng không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới viêm nha chu. Lúc này các tổ chức quanh răng của trẻ như nướu, ổ xương…sẽ bị mất dần liên kết giúp nâng đỡ răng. Lâu dần, phần lợi sẽ tách khỏi răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây bệnh. Nghiêm trọng hơn, khi các túi áp xe xuất hiện sẽ chèn ép lên răng, gây sưng má hoặc thậm chí mất răng. 

Bé bị đau răng do tổn thương vật lý

Bên cạnh những yếu tố bệnh lý, phụ huynh không nên bỏ qua những yếu tố tác động lực từ bên ngoài. Đôi khi trong quá trình hoạt động, vui chơi, học tập có thể xảy ra những chấn thương ngoài ý muốn do va đập mạnh. Trẻ có thể gặp một số hiện tượng như đau nhức răng, ê buốt răng trong thời gian ngắn, chảy máu.

Nha Khoa ViDental là đơn vị ĐẦU TIÊN tại Việt Nam áp dụng đầy đủ 45 tiêu chuẩn quốc tế AIFC. Sự ra đời của ViDental đánh dấu bước tiến quan trọng cho ngành nha khoa và được đông đảo cộng đồng đặt niềm tin...

Lấy cao răng khiến trẻ bị đau răng

Vôi răng nếu để lâu ngày có thể là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, gây bệnh lý răng miệng. Các nha sĩ khuyên rằng trẻ từ 10 tuổi nên tiến hành lấy cao răng định kỳ 6 tháng một lần. Quá trình lấy cao răng có thể dẫn tới cảm giác ê buốt nhẹ, kéo dài trong khoảng 2 – 3 tiếng sau đó tự biến mất. Đây là biến chứng thường gặp do việc tác động lực, ánh sáng lên răng trong thời gian dài và đặc tính nhạy cảm vốn có của răng trẻ nhỏ. 

Trẻ em bị đau răng có nguy hiểm không?

Tình trạng đau răng ở trẻ em có thể khởi phát do các yếu tố bệnh lý lẫn tác động lực từ bên ngoài. Đối với các trường hợp mắc bệnh nha khoa, cha mẹ nên đặc biệt chú ý tới các triệu chứng bất thường, đưa con đi thăm khám nha sĩ kịp thời để hạn chế các biến chứng nguy hiểm như:

  • Đau răng do sâu răng có thể lan vào bên trong tủy, gây đau buốt kéo dài buộc phải triệt tủy. Tuy nhiên, răng sau khi điều trị sẽ trở nên yếu, dễ mủn và nứt vỡ.
  • Trẻ bị sâu răng sữa có thể ảnh hưởng tới thẩm mỹ, thứ tự mọc của răng vĩnh viễn.
  • Viêm nha chu kèm theo ổ áp xe có thể làm giảm liên kết của răng với các tổ chức xung quanh, dẫn tới lung lay, hôi miệng, mất răng sớm.
  • Đau răng kéo dài khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn, sốt nhẹ dẫn tới mệt mỏi, sụt cân.  
Xem thêm: 12 cách chữa đau răng cực hay được nha sĩ khuyên dùng mà bạn không nên bỏ qua
Đau răng do sâu răng có thể lan vào bên trong tủy
Đau răng do sâu răng có thể lan vào bên trong tủy

Cách điều trị an toàn khi bé bị đau răng

Cơ thể trẻ vốn vô cùng nhạy cảm với các hệ cơ quan chưa hoàn thiện và sức đề kháng yếu. Chính vì vậy, đây chính là những đối tượng lý tưởng để vi khuẩn tấn công gây bệnh. Để hạn chế tối đa những tác dụng phụ, cha mẹ nên đưa con tới thăm khám tại các cơ sở nha khoa uy tín. Tại đây nha sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. 

Cha mẹ nên đưa con tới thăm khám tại các cơ sở nha khoa uy tín
Cha mẹ nên đưa con tới thăm khám tại các cơ sở nha khoa uy tín

Phương pháp điều trị đau răng chuẩn y khoa

Đối với từng bệnh lý cụ thể, nha sĩ sẽ áp dụng các biện pháp riêng biệt.

  • Trám răng: Trẻ bị đau răng do vi khuẩn tấn công gây sâu răng sẽ được tiến hành trám lại các lỗ hổng bằng dụng cụ đặc biệt. Sau đó chiếu đèn laser để làm đông cứng, cố định chúng bên trong hốc răng để nhằm ngăn ngừa sự lây lan.
  • Loại bỏ ổ áp xe: Trường hợp bị áp xe răng, đau nhức do hình thành ổ áp xe, nha sĩ sẽ khám xét toàn diện sau đó tiến hành loại bỏ. Thông qua phương pháp trích rạch hoặc dẫn lưu dịch viêm ra ngoài, qua đó giảm kích thước túi áp xe. Cuối cùng, nha sĩ thực hiện làm sạch và se vết thương lại để tránh sưng đau, nhiễm trùng.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Trường hợp đau răng trong quá trình điều trị bệnh lý răng miệng, nha sĩ sẽ chỉ định một số sản phẩm giảm đau an toàn nhất.

Các mẹo dân gian chữa đau răng ở trẻ nhỏ

Trong trường hợp trẻ bị đau răng, cha mẹ có thể áp dụng một vài mẹo dân gian an toàn để giảm cảm giác khó chịu cho bé.

  • Gừng: Trong thành phần của gừng có chứa nhiều chất kháng viêm, có tính ấm giúp giảm đau nhanh chóng. Bạn chỉ cần hãm trà gừng mật ong hoặc cho gừng giã nát đắp vào vùng răng bị sưng đau.
  • Súc miệng nước muối: Sử dụng nước muối chính là cách giảm đau nhanh chóng và phổ biến nhất. Hòa khoảng 100ml nước muối ấm, sau đó cho trẻ ngậm từ 5 – 10 phút sẽ giúp làm dịu, se vết viêm nhiễm và loại bỏ vi khuẩn.
  • Lá bạc hà: Bên trong lá bạc hà có khả năng hỗ trợ làm tê tạm thời, từ đó giảm đau một cách an toàn. Phụ huynh nên cho con súc miệng với nước lá bạc hà hoặc nhai trực tiếp trước khi đi ngủ để cảm thấy dễ chịu hơn.

Bài thuốc Đông y chữa đau răng an toàn

Đối với những bệnh lý nha khoa, y học cổ truyền tập trung vào quá trình đào thải độc tố bên trong cơ thể. Từ đó giảm dần biểu hiện bệnh một cách lâu dài. Phụ huynh có thể tham khảo một số bài thuốc như:

  • Bài thuốc 1: Dùng hương phụ kết hợp với thanh đại, gừng đã phơi hoặc sao khô. Sau đó đem các nguyên liệu đã được làm sạch cán thành bột, đắp vào chỗ đau khoảng 5 – 10 phút và vệ sinh răng như bình thường. Bạn có thể áp dụng ngày 2 – 3 lần.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị dược liệu bao gồm thăng ma xích thược, cát căn, hoàng cầm, cam thảo, liên kiều, mẫu đơn bì, tri mẫu, sinh địa hoàng và sài hồ đem rửa sạch. Sau đó sắc với khoảng 2 lít nước, uống hằng ngày sẽ giúp giải trừ độc tố, thanh nhiệt, giảm sưng nướu.

Hướng dẫn bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ

Trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, cha mẹ nên đặc biệt chú ý tới việc hình thành thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ. 

  • Hướng dẫn con đánh răng ngày, chải đúng cách từ ngoài vào trong theo chiều ngang.
  • Lựa chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp với độ tuổi.
  • Hạn chế thói quen ăn nhiều đồ ngọt, gặm đồ chơi hoặc mút tay. Vi khuẩn có thể theo những con đường đó để tấn công vào khoang miệng.
  • Đưa con tới thăm khám nha sĩ định kỳ để lấy cao răng và kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ bị đau răng. Tuy nhiên, việc bảo vệ sức khỏe răng miệng phụ thuộc rất nhiều vào sự hướng dẫn và giáo dục của phụ huynh. Chủ động càng sớm sẽ càng giúp trẻ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh lý nha khoa nguy hiểm. 

Dành cho bạn:

Cập nhật 10:16 AM , 02/08/2023

Tin liên quan

Chữa đau răng bằng lá bàng như thế nào hiệu quả? Cần lưu ý gì?

Chữa đau răng bằng lá bàng đã được áp dụng từ rất lâu và cho đến ngày nay phương pháp này vẫn rất phổ biến. Các mẹo chữa đau răng...

Đau Răng Dẫn Đến Đau Đầu Là Triệu Chứng Bệnh Gì? Cách Điều Trị

Có nhiều trường hợp bị đau răng dẫn đến đau đầu, đặc biệt là tình trạng đau nửa đầu. Triệu chứng này gây ảnh hưởng rất lớn đến người bệnh...

Thuốc Paracetamol Là Gì? Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

Thuốc Paracetamol là một loại thuốc phổ biến trong đời sống hiện nay, được sử dụng với tác dụng chính là giảm đau và hạ sốt. Đây là một loại...

Đau nhức răng về đêm có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Rất nhiều trường hợp bị đau nhức răng về đêm, thậm chí cơn đau còn dữ dội hơn so với ban ngày. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có...

Ê buốt răng cửa: Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

Ê buốt răng cửa khiến cho nhiều người cảm thấy khó chịu và không còn cảm giác ngon miệng khi ăn. Điều này còn gây khó khăn trong quá trình...

Cách Điều Trị Áp Xe Răng Dứt Điểm Và An Toàn Mà Bạn Cần Biết

Áp xe răng là một tình trạng biến chứng nặng của các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, nứt răng hay các bệnh về nướu. Người bệnh khi...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *