Đau răng nổi hạch có nguy hiểm không? Các bệnh lý gây nổi hạch và cách điều trị phổ biến

2:12 AM , 02/08/2023

Đau răng nổi hạch là dấu hiệu bất thường có khả năng cảnh báo các bệnh lý răng miệng mà cơ thể đang mắc phải. Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể, bạn không nên chủ quan bỏ qua. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

Đau răng nổi hạch là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

Hạch là một tổ chức lympho của cơ thể, nằm rải rác nhiều vị trí khác nhau như trong cổ, nách, bẹn và xương đòn cho tới các phần mềm dưới da. Chúng có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh tật. Khi cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh, tổ chức này sẽ hiển thị ở trạng thái ẩn, khó để nhận biết. Dưới sự tác động của vi khuẩn hoặc các yếu tố bất thường, hạch sẽ trở nên sưng to và dễ dàng nhận thấy bằng cách sờ, hoặc gây nên cơn đau nhức khó chịu…

Đau răng nổi hạch là dấu hiệu bất thường có khả năng cảnh báo các bệnh lý răng miệng
Đau răng nổi hạch là dấu hiệu bất thường có khả năng cảnh báo các bệnh lý răng miệng

Khi vi khuẩn trong khoang miệng ở trên mất kiểm soát, các hạch sẽ liên tục tiết ra các chất kháng thể để chống lại hoạt động của chúng, dẫn tới hiện tượng sưng to. Hạch viêm sưng khi ấn vào có cảm giác đau, di chuyển dễ dàng. Dưới đây là một số bệnh lý nha khoa gây nên tình trạng đau răng nổi hạch.

Viêm nướu gây đau răng nổi hạch

Khi vi khuẩn có hại gia tăng mạnh mẽ về số lượng sẽ gây viêm nhiễm bên trong khoang miệng. Phổ biến nhất có thể kể đến bệnh viêm nướu. Phần nướu xung quanh răng sẽ có xu hướng đổi màu, sưng đau hoặc viêm loét. Khi đó, các hạch lympho ở vị trí gần đó sẽ nổi lên kèm theo cảm giác răng đau nhức. Ngoài ra, người bệnh có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu như hàm sưng nóng, đau xót lợi khi ăn, sốt nhẹ…

Đau răng nổi hạch cổ do viêm nha chu

Viêm nha chu là tình trạng viêm nướu răng không được nhận biết và kiểm soát kịp thời dẫn tới nhiễm trùng tổ chức bên trong răng. Khi bị viêm nha chu, bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng như: chảy máu chân răng, hôi miệng, sưng lợi xuất hiện áp xe, đau nhức răng, lung lay răng.

Nếu bệnh không được điều trị đúng cách dẫn tới nguy cơ mất răng, đau nhức kéo dài.

Viêm tủy dẫn tới đau răng nổi hạch cổ

Tủy răng là bộ phận quan trọng có vai trò nuôi dưỡng và bảo vệ độ bền khỏe cho hàm răng. Bên cạnh đó, cấu tạo của tủy cũng bao gồm mạch máu và các dây thần kinh… Dưới sự tác động của vi khuẩn, áp lực mạnh có thể dẫn đến viêm tủy răng.

Một khi bị tổn thương tủy, người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau buốt xuất hiện bất chợt và ở các cấp độ khác nhau. Đau răng nổi hạch do viêm tủy răng có thể tiến triển nặng, nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến răng bị thoái hóa và gãy rụng. Ngoài ra, một khi tủy răng đã bị loại bỏ sẽ làm cho răng dễ bị mủn, mòn hoặc nứt mẻ.

Đau răng nổi hạch cổ do sâu răng

Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến ở nhiều đối tượng, bệnh khởi phát chủ yếu do sự tấn công từ vi khuẩn Streptococcus, Lactobacillus và Actinomyces. Chúng khiến cho lớp khoáng bị phá hủy dần, dẫn tới mất mô cứng, hình thành các lỗ màu đen trên thân răng. Đối với những chiếc răng sâu đã bị vỡ mảng lớn,  hư hại nhiều, vi khuẩn có thể lan sâu tới tủy gây đau nhức, sưng nướu, ê buốt và nổi hạch.

Nha Khoa ViDental là đơn vị ĐẦU TIÊN tại Việt Nam áp dụng đầy đủ 45 tiêu chuẩn quốc tế AIFC. Sự ra đời của ViDental đánh dấu bước tiến quan trọng cho ngành nha khoa và được đông đảo cộng đồng đặt niềm tin...

Đau răng nổi hạch dưới hàm có nguy hiểm không?

Đau răng nổi hạch là dấu hiệu cho thấy sự tiến triển nghiêm trọng của các bệnh lý răng miệng. Chính vì vậy, nếu không điều trị kịp thời, tổn thương trong khoang miệng sẽ lan rộng và gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới không chỉ sức khỏe mà còn tới sinh hoạt thường ngày của bạn.

Xem thêm: Đau răng kiêng ăn gì? Top 8 loại thực phẩm mà bạn nên tránh xa
Đau răng nổi hạch dưới hàm ẩn chứa nhiều biến chứng
Đau răng nổi hạch dưới hàm ẩn chứa nhiều biến chứng

Tăng nguy cơ mất răng

Đau răng nổi hạch do viêm nha chu hoặc do áp xe răng có thể làm mất đi chức năng, liên kết giữa các tổ chức răng. Từ đó làm răng lung lay, tạo lỗ hổng với phần nướu, thậm chí gây mất răng.

Hoại tử răng

Viêm nhiễm kéo dài và không được can thiệp sớm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh sẽ lây nhiễm sang các vùng lân cận, gây nhiễm trùng. Lâu dần chúng sẽ hình thành ổ áp xe ở phần nướu chứa dịch viêm, xác vi khuẩn và bạch cầu, hoặc gây hoại tử mô nướu, chân răng.

Đau răng nổi hạch dưới hàm có ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân

Các bệnh lý nha khoa hầu hết đều do vi khuẩn tấn công. Không chỉ gây tổn thương vùng nướu và các tổ chức xung quanh răng thì vi khuẩn còn xâm nhập vào hệ tuần hoàn gây nhiễm trùng máu, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về hô hấp, phổi, tim mạch, dẫn tới đột qu. Ngoài ra, viêm nướu có thể chuyển sang viêm nha chu, ảnh hưởng xấu tới việc kiểm soát đường huyết và dễ gây nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.

Làm giảm chất lượng cuộc sống

Đau răng nổi hạch kéo dài sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sinh hoạt, đặc biệt là ăn uống. Cách bệnh lý răng miệng có thể khiến hơi thở có mùi, đau đớn bất chợt khi ăn thực phẩm quá nóng, quá lạnh hoặc dạng cứng. Điều này khiến người bệnh dễ vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, mất ngủ.

Cách cách chữa đau răng nổi hạch

Đau răng nổi hạch có thể khởi phát do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn nên nhanh chóng tới các cơ sở nha khoa uy tín để được xác định rõ tình trạng bệnh. Qua đó đề xuất phác đồ phù hợp nhất.

Bạn nên nhanh chóng tới các cơ sở nha khoa uy tín
Bạn nên nhanh chóng tới các cơ sở nha khoa uy tín
  • Trám răng: Đối với người mắc đau răng nổi hạch do sâu răng, nha sĩ sẽ tiến hành loại bỏ vùng bị đen, vỡ. Sau đó cho một lớp nguyên liệu chuyên dùng trong y khoa để lấp đầy lỗ trống. Sử dụng đèn laser chiếu vào để cố định lớp trám bên trong hốc răng, hạn chế tối đa sự lây lan của vi khuẩn.
  • Trích rạch mủ: Trường hợp viêm nha chu nghiêm trọng dẫn tới hình thành ổ áp xe cần phải điều trị khẩn cấp để tránh nguy cơ mất răng. Thông qua phương pháp trích, dẫn lưu mủ sẽ có tác dụng làm giảm kích thước túi nha chu, loại bỏ vi khuẩn trên răng.
  • Phẫu thuật tái tạo: Nếu ổ xương và mô nha chu bị phá hủy tạo thành túi có mủ xung quanh răng chứa đựng nhiều vi khuẩn sẽ dẫn tới tiêu xương, làm cho răng lung lay nhiều. Khi đó, buộc nha sĩ phải tiến hành phẫu thuật để một phần xương và mô nha chu có thể tái tạo trở lại. Để giảm đau răng nổi hạch ở cổ, nha sĩ có thể kê đơn bổ sung một số loại thuốc giảm đau.
  • Nhổ và trồng răng mới: Khi răng lung lay quá nhiều, lộ thân răng và khó giữ, nha sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ những chiếc răng này để tránh tình trạng vi khuẩn lan rộng tới các vị trí xung quanh. Để hạn chế tình trạng tiêu xương, xô lệch răng hoặc lệch khớp cắn, bạn nên trồng răng mới thay thế trong thời gian sớm nhất có thể.

Hướng dẫn phòng ngừa các bệnh lý nha khoa

Để bảo vệ toàn diện sức khỏe răng miệng, đồng thời hạn chế nguy cơ tái phát bệnh, bạn nên thay đổi một số thói quen sinh hoạt như sau:

  • Đánh răng thường xuyên khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày với bàn chải phù hợp.
  • Để loại bỏ được tối đa vi khuẩn và mảng bám trong khoang miệng, bạn nên kết hợp với các loại nước súc miệng, chỉ nha khoa hoặc tăm nước.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có tính nóng, dễ gây tích tụ độc tố trong cơ thể như thức ăn nhanh, vị quá mặn, đồ uống có chất kích thích, màu thực phẩm.
  • Tăng cường bổ sung những dưỡng chất tốt cho cơ thể, cải thiện độ bền khỏe của men răng như canxi, vitamin D, khoáng chất…
  • Không nên chải răng quá mạnh để tránh gây ra vết thương hở, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công. 

Đau răng nổi hạch là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Hy vọng rằng thông qua những kiến thức mà bài viết cung cấp, độc giả có thể bỏ túi thêm nhiều kinh nghiệm hay trong việc nhận diện, điều trị và phòng ngừa các tổn thương răng miệng. 

Gợi ý xem thêm:

Cập nhật 2:16 PM , 02/08/2023

Tin liên quan

Đau Răng Dẫn Đến Đau Đầu Là Triệu Chứng Bệnh Gì? Cách Điều Trị

Có nhiều trường hợp bị đau răng dẫn đến đau đầu, đặc biệt là tình trạng đau nửa đầu. Triệu chứng này gây ảnh hưởng rất lớn đến người bệnh...

Thuốc Paracetamol Là Gì? Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

Thuốc Paracetamol là một loại thuốc phổ biến trong đời sống hiện nay, được sử dụng với tác dụng chính là giảm đau và hạ sốt. Đây là một loại...

12 cách chữa đau răng cực hay được nha sĩ khuyên dùng mà bạn không nên bỏ qua

Cách chữa đau răng hiệu quả là chủ đề được rất nhiều độc giả quan tâm. Tình trạng này có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc...

Trẻ bị đau răng do đâu? Cách nhận biết và điều trị hiệu quả nhất

Trẻ bị đau răng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh lý nha khoa hoặc tác động lực từ bên ngoài. Nếu chủ quan để lâu không điều...

Đau nhức răng về đêm có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Rất nhiều trường hợp bị đau nhức răng về đêm, thậm chí cơn đau còn dữ dội hơn so với ban ngày. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có...

Ê buốt răng cửa: Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

Ê buốt răng cửa khiến cho nhiều người cảm thấy khó chịu và không còn cảm giác ngon miệng khi ăn. Điều này còn gây khó khăn trong quá trình...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *