Tổng Hợp Các Loại Thuốc Điều Trị Áp Xe Răng Hiệu Quả Nhất

2:16 PM , 02/08/2023

Áp xe răng là tình trạng bị nhiễm trùng xung quanh răng, khiến răng trở nên đau nhức, khó chịu. Nếu không điều trị kịp thời bệnh lý răng miệng này rất khó để loại bỏ hoàn toàn. Vậy trong trường hợp đó, bạn nên sử dụng loại thuốc điều trị áp xe răng nào cho hiệu quả? Hãy cùng ViDentalCare tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Top 5 thuốc điều trị áp xe răng phổ biến

Áp xe răng là một biến chứng của tình trạng sâu răng, khi bị các vi khuẩn xâm nhập tấn công. Nếu gặp tình trạng này, bạn sẽ cảm nhận được những cơn đau buốt kéo dài, nhạy cảm khi tiếp xúc với đồ ăn nóng hoặc lạnh, xuất hiện mủ trắng và hơi thở có mùi,… Trường hợp phát hiện sớm các biểu hiện, bạn có thể sử dụng các loại thuốc điều trị áp xe răng tại nhà. Dưới đây là một vài gợi ý của chúng tôi về các loại thuốc đặc trị có hiệu quả cao.

Thuốc Clindamycin

Clindamycin là một loại thuốc kháng sinh, hoạt động dựa trên sự ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn. Tác động kìm khuẩn hay diệt khuẩn của thuốc còn phụ thuộc vào nồng độ, vị trí nhiễm khuẩn và chủng vi khuẩn. Các nghiên cứu đã chỉ ra, bệnh nhân bị dị ứng với các thành phần của thuốc Penicillin hoàn toàn có thể sử dụng thuốc Clindamycin để điều trị áp xe răng. 

Clindamycin là kháng sinh hoạt động dựa trên sự ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn
Clindamycin là kháng sinh hoạt động dựa trên sự ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn

Tuy nhiên, Clindamycin có nguy cơ cao gây viêm đại tràng giả mạc do độc tố của Clostridium difficile. Đồng thời còn có thể gây nên một số tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn, viêm tĩnh mạch, thay đổi xét nghiệm chức năng gan. Chính vì thế, những bệnh nhân đã có tiền sử mắc các bệnh về viêm đại tràng, viêm gan,… nên có cân nhắc khi sử dụng thuốc.

Kháng sinh Clindamycin được sử dụng tốt nhất với liều lượng từ 300mg đến 600mg, sau 8 tiếng uống một lần. Mặc dù vậy, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng, bởi liều lượng có thể thay đổi phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của áp xe răng cũng như cơ địa của mỗi người.

Xem thêm: Bị áp xe răng kiêng ăn gì? Chia sẻ từ chuyên gia

Nhóm thuốc điều trị áp xe răng Penicillin

Nhóm kháng sinh Penicillin là nhóm kháng sinh phổ biến nhất hiện nay. Thuốc giúp đẩy lùi các tình trạng, vấn đề về răng miệng, trong số đó có áp xe răng. Thuốc chứa Penicillin hoạt động dựa trên cơ chế ức chế sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, từ đó tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh.

Trong quá trình sử dụng Penicillin, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ của thuốc như bị quá mẫn, nổi mề đay, phù mạch, viêm da, tróc da, viêm thận, giảm bạch cầu, tiểu cầu,… Đồng thời, nếu người uống đã có tiền sử bị suy thận nặng thì nên cân nhắc giảm liều, bởi Probenecid sẽ ức chế sự bài tiết thuốc ở ống thận một số Penicillin, từ đó làm tăng nồng độ thuốc trong máu.

Nhóm kháng sinh Penicillin là nhóm kháng sinh phổ biến nhất hiện nay
Nhóm kháng sinh Penicillin là nhóm kháng sinh phổ biến nhất hiện nay

Liều lượng khuyến cáo nên sử dụng ở người trưởng thành là:

  • Penicillin: Mỗi 8 giờ uống 500mg hoặc mỗi 12 giờ uống 1000mg.
  • Penicillin kết hợp cùng Axit Clavulanic: Mỗi 8 giờ nên sử dụng từ 500 – 2000mg hoặc mỗi 12 giờ sử dụng 2000mg tùy từng trường hợp bệnh. 

Mặc dù vậy, bạn nên thông báo tới bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm bởi nhóm kháng sinh Penicillin rất dễ gây tình trạng dị ứng.

Thuốc Metronidazole

Thuốc Metronidazol là một loại thuốc kháng sinh được chỉ định sử dụng trong trường hợp điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra, không có tác dụng do bệnh nhiễm trùng từ virus. 

Thuốc Metronidazole được sử dụng theo đường uống. Để ngăn ngừa tình trạng đau dạ dày có thể xảy ra, bạn nên sử dụng thuốc cùng với một cốc nước, cốc sữa hoặc sử dụng cùng thức ăn. Để đem lại kết quả điều trị nhanh chóng hơn, thuốc nên được sử dụng vào cùng một thời điểm mỗi ngày, sử dụng đúng theo liệu trình được quy định, không ngừng thuốc quá sớm đề phòng trường hợp tái nhiễm trở lại.

Sở hữu một hàm răng chắc khỏe cùng nụ cười tươi tắn luôn là mong muốn của bất cứ ai. Bởi thế, nhằm đáp ứng nhu cầu thăm khám, điều trị các bệnh về răng hay làm răng thẩm mỹ, hiện nay các phòng khám nha khoa ở Hà Nội xuất hiện...
Thuốc Metronidazol giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra
Thuốc Metronidazol giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra

Trong quá trình sử dụng, bệnh nhân sẽ có thể gặp một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy, chán ăn, khó chịu ở dạ dày,… Đặc biệt lưu ý, sau sử dụng thuốc vài ngày thấy các mảng trắng xuất hiện trong miệng hoặc các vấn đề khác, rất có thể bạn đã gặp phải tình trạng nấm miệng hoặc nhiễm trùng nấm men, hãy tới nha khoa hoặc bệnh viện để kiểm tra và khắc phục sớm.

Xem thêm: Áp xe răng có nguy hiểm không? Những thông tin cần chú ý

Thuốc Erythromycin

Thuốc Erythromycin là một loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm macrolid, có khả năng tác động lên được nhiều chủng vi khuẩn khác nhau. Tác dụng chính của loại kháng sinh này là kìm và tiêu diệt được khuẩn ở nồng độ cao, đặc biệt đối với các chủng nhạy cảm.

Cách dùng thuốc tốt nhất là uống trực tiếp sau bữa ăn ít nhất 30 phút, nếu không bạn cần uống trước bữa ăn 2 tiếng đồng hồ. Trong khi uống không được uống cùng với sữa hoặc đồ có tính Acid, không nên bẻ viên thuốc hoặc nghiền thành bột mà hãy uống nguyên cả viên. Bên cạnh đó, kháng sinh Erythromycin còn được bào chế dưới dạng thuốc tiêm, tiêm trực tiếp vào được tĩnh mạch với liều lượng tương tự. 

Erythromycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm macrolid, tác động được nhiều chủng vi khuẩn khác nhau
Erythromycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm macrolid, tác động được nhiều chủng vi khuẩn khác nhau

Liều lượng sử dụng Erythromycin đối với người trưởng thành là khoảng 250mg/lần, uống thành 4 lần trong ngày hoặc 500mg/lần, uống thành 2 lần trong ngày. Trong những tình trạng sử dụng thuốc để điều trị bệnh áp xe răng mức độ nặng thì có thể tăng liều lượng lên 4g/ngày, chia thành nhiều lần, tuy nhiên mỗi lần không vượt quá 1g/ngày.

Thuốc Lysozyme Chloride

Thuốc Lysozyme Chloride có thành phần chính là Lysozyme, có tác dụng diệt khuẩn, đặc biệt đối với các bệnh do vi khuẩn gram dương gây ra. Tuy nhiên, đây là một loại thuốc đặc trị sử dụng trong trường hợp bị viêm xoang mãn tính, chảy máu trong các ca phẫu thuật,… nên tuỳ vào mức độ áp xe răng mà bác sĩ sẽ cân nhắc cho sử dụng thuốc kháng sinh này.

Thuốc Lysozyme Chloride có tác dụng diệt khuẩn cực mạnh
Thuốc Lysozyme Chloride có tác dụng diệt khuẩn cực mạnh

Thông thường, người dùng sẽ uống trực tiếp một viên thuốc với một ly nước đầy, không nghiền nát hoặc nhai thuốc tránh trường hợp hàm lượng hấp thụ tăng lên, gây tổn thương đến các cơ quan trong cơ thể. Liều lượng khuyến cáo sử dụng là 90mg/lần và sử dụng từ 2-3 lần tuỳ vào mức độ bệnh của mỗi người. 

Tuy nhiên, theo khuyến cáo, thuốc Lysozyme Chloride không nên sử dụng trong một thời gian dài, bởi điều đó sẽ làm cho vi khuẩn kháng thuốc. Vì vậy bệnh nhân nên tuân thủ đúng theo liều lượng chỉ định bác sĩ, tránh gây những chuyển biến xấu không mong muốn.

Xem thêm: Tất cả những điều phụ huynh cần biết về áp xe răng ở trẻ em

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị áp xe răng

Thông thường, trong những trường hợp bệnh nhân gặp tình trạng áp xe răng mức độ nặng và có khả năng lây lan ra xung quanh, bác sĩ sẽ chỉ định uống các loại thuốc điều trị áp xe răng. Mặc dù vậy, không phải trong tất cả các trường hợp sử dụng thuốc điều trị sẽ có tác dụng.

Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ cần lấy tủy răng, đồng thời loại bỏ các răng bị ảnh hưởng nếu cần thiết. Việc sử dụng thuốc kháng sinh thường sẽ bị hạn chế bởi chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nếu sử dụng sai cách. 

Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc điều trị áp xe răng
Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc điều trị áp xe răng

Bên cạnh đó, nếu được chỉ định sử dụng thuốc điều trị áp xe răng thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thuốc điều trị cần được thăm khám và kê đơn cụ thể, không được tự ý sử dụng khi chưa được cho phép. 
  • Không áp dụng một đơn thuốc cho nhiều người khác nhau, bởi mỗi người sẽ có một tình trạng và cơ địa riêng, có thể phù hợp với người này nhưng lại không phù hợp với người khác.
  • Đối với các loại thuốc kháng sinh, việc sử dụng kéo dài là một điều nên hạn chế, bởi rất có thể xuất hiện tình trạng nhờn thuốc về lâu dài.
  • Kết hợp sử dụng thuốc điều trị áp xe răng với chế độ sinh hoạt điều độ sẽ giúp cho quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng hơn.
  • Trong trường hợp sử dụng thuốc điều trị áp xe răng tại nhà không có hiệu quả, bạn nên tới ngay các cơ sở nha khoa gần nhất để được xác định rõ vấn đề, từ đó có phác đồ điều trị chính xác hơn.

Trên đây ViDentalCare đã giới thiệu đến cho bạn đọc về các thuốc điều trị áp xe răng hiệu quả, được nhiều người tin dùng nhất hiện nay. Để đảm bảo sức khỏe răng miệng của chính bản thân, đừng quên thăm khám nha khoa theo định kỳ để phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn.

Ngày Cập nhật 2:16 PM , 02/08/2023

Tin liên quan

Các mức độ sâu răng và cách xử lý ở từng cấp độ

Các mức độ sâu răng có biểu hiện như thế nào là câu hỏi của rất nhiều người đang gặp vấn đề về răng miệng quan tâm. Bệnh sâu răng...

Làm sao để khắc phục tình trạng sâu răng hôi miệng?

Sâu răng hôi miệng là một trong những vấn đề nhiều người mắc phải, làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sự tự tin trong giao tiếp...

Sâu răng nhẹ có nguy hiểm không? Cách khắc phục kịp thời

Sâu răng nhẹ là giai đoạn đầu tiên của bệnh sâu răng. Thời điểm này, rất khó nhận biết các biểu hiện của bệnh do không rõ ràng và chưa...

Thuốc sâu răng Nhật Dương có tốt không, dùng như thế nào?

Thuốc trị sâu răng Nhật Dương là một trong những loại thuốc chữa sâu răng bán chạy nhất trên thị trường hiện nay. Các thành phần của thuốc, liều dùng...

Áp xe quanh chóp răng là gì? Triệu chứng và cách xử lý hiệu quả

Áp xe quanh chóp răng là bệnh lý về răng miệng tương đối nguy hiểm được xác định bởi nhiều nguyên nhân như cách chăm sóc răng hằng ngày không...

Sâu răng nổi hạch có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?

Sâu răng nổi hạch dấu hiệu cho thấy răng của bạn đang bị viêm ở mức độ nghiêm trọng, không chỉ đơn thuần là vi khuẩn làm hại bề mặt...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *