Sâu răng hôi miệng là một trong những vấn đề nhiều người mắc phải, làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Nếu đang gặp phải vấn đề này, bạn đọc nên tìm cách điều trị sớm để tránh những hậu quả nghiêm trọng về sau.
Tại sao sâu răng lại hôi miệng?
Có rất nhiều nguyên nhân gây hôi miệng như: thói quen sử dụng rượu bia, thuốc lá, bệnh khô miệng, tác dụng phụ của thuốc, vệ sinh răng miệng kém,… Trong đó, sâu răng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng.
Sâu răng là tình trạng vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào các cấu trúc của răng, tạo thành những ổ sâu với nhiều kích thước khác nhau. Những ổ vi khuẩn này là nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng. Những lỗ hổng trên răng kiến cho thực ăn trong quá trình ăn uống rất dễ mắc và bám lại, tạo điều kiện cho ổ sâu răng bên trong phát triển và sinh ra mùi hôi khó chịu.
Sâu răng có biểu hiện là xuất hiện những đốm đen hoặc vàng trên thân răng, còn mặt nhai thường có các đốm màu đen. Những đốm sâu này có thể quan sát được bằng mắt thường. Và khi chúng lan rộng trên thân răng theo các gờ, rãnh sẽ khiến màu sắc răng thay đổi, dần dần người bệnh sẽ có cảm giác nhức nhối trong răng.
Cảm giác âm ỉ kéo dài trong một thời gian dài, khi nghiêm trọng hơn sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Nếu không được điều trị kịp thời, miệng sẽ thở ra mùi hôi vô cùng khó chịu, làm cho người bệnh gặp phải nhiều phiền toái trong cuộc sống.
Sâu răng gây hôi miệng trầm trọng hơn khi bệnh làm kéo theo những biến chứng như viêm nha chu, áp xe răng, viêm tủy răng có xuất hiện mủ. Đặc biệt là khi xuất huyết chân răng càng làm cho mùi tanh hôi xuất hiện từ miệng nhiều hơn.
Mẹo trị sâu răng hôi miệng
Tình trạng sâu răng hôi miệng chỉ được khắc phục hoàn toàn khi bệnh sâu răng được điều trị triệt để. Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều giải pháp giúp khắc phục tạm thời để người bệnh có hơi thở thơm mát hơn.
Cách trị sâu răng hôi miệng bằng một số mẹo tại nhà
Để chữa trị tình trạng sâu răng hôi miệng thì bạn đọc có thể tham khảo một số phương pháp tại nhà được chia sẻ dưới đây:
Không để miệng bị khô
Phương pháp trị hôi miệng đơn giản, hiệu quả nhất chính là từ nước bọt. Nước bọt có khả năng làm sạch miệng đồng thời giúp rửa trôi các vi khuẩn gây hôi miệng.
Do vậy, không nên để răng miệng trong tình trạng bị khô. Cần hạn chế hút thuốc lá và bổ sung nhiều nước để hạn chế những loại vi khuẩn gây hôi miệng. Nhai kẹo cao su hoặc ngậm các loại kẹo không đường để kích thích tuyến nước bọt cũng là một biện pháp nên được áp dụng.
Súc miệng bằng nước muối
Muối có đặc tính sát trùng, kháng khuẩn tự nhiên cũng như chống viêm rất mạnh. Ngoài ra, lượng khoáng chất dồi dào trong thành phần của muối còn giúp duy trì độ chắc khỏe cho rằng. Từ đó giúp khắc phục và ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng.
Cách thực hiện như sau: Dùng nước muối nhạt để súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày hoặc ngậm nước ấm. Đây là biện pháp đơn giản nhất để chống lại chứng hôi miệng do sâu răng.
Sử dụng đinh hương
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, trong đinh hương có chứa nhiều thành phần tinh dầu thơm và chất cay nên giúp tiêu diệt vi khuẩn rất hiệu quả. Do vậy, tình trạng sâu răng hôi miệng gây ra sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Cách thực hiện như sau: Mỗi sáng và tối nhai vài nhánh đinh hương từ 3 – 5 phút rồi nuốt. Kiên trì thực hiện phương pháp này thường xuyên để giúp ngăn ngừa hôi miệng và giúp cải thiện tình trạng sâu răng rất hiệu quả.
Sử dụng giấm táo
Trong giấm táo có chứa axit nên có tác dụng giảm bớt tình trạng hôi miệng, đồng thời dấm táo cũng giúp kháng khuẩn rất tốt.
Cách thực hiện như sau: Sử dụng một muỗng giấm táo hoà vào 1 ly nước và uống trước bữa ăn. Nó sẽ giúp bạn đọc tiêu hóa tốt hơn và tránh phát sinh tình trạng hơi thở có mùi. Hãy kết hợp với súc miệng bằng nước pha giấm táo sau mỗi bữa ăn để trị hôi miệng.
Nhai lá bạc hà
Lá bạc hà chứa nhiều tinh dầu thơm có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm cao. Bạn đọc có thể nhai sống lá bạc hà hoặc nhai chung với muối hay chanh để tăng cường hiệu quả trị hôi miệng.
Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị một ít lá bạc hà rồi đem rửa sạch với nước muối. Rồi nhai trực tiếp trong khoảng 3 – 5 phút mới nuốt.
Điều trị sâu răng
Trong giai đoạn đầu tiên, sâu răng có thể được điều trị thông qua việc sử dụng một số sản phẩm fluoride như nước súc miệng, kem đánh răng. Mặc dù việc này không thực sự đẩy lùi sâu răng, tuy nhiên đây là cách có thể bảo vệ răng để chống lại sự ăn mòn men răng.
Các giai đoạn khi bệnh đã tiến triển sâu hơn đòi hỏi nha sĩ phải điều trị từ trong răng. Nha sĩ sẽ loại bỏ khu vực răng bị sâu và phục hồi răng về đúng hình dạng và chức năng ban đầu bằng các biện pháp như:
Trám răng
Trám răng đơn giản chỉ là thêm vật liệu trám vào để hòa hợp với thân răng hiện có. Trám răng bằng composite là kỹ thuật thường dùng nhất để điều trị các dạng sâu răng nhẹ. Sau khi trám răng thì răng được khôi phục hình dạng với mục đích giúp người bệnh hết đau buốt, hết sâu răng và khôi phục khả năng ăn nhai.
Đừng Bỏ Lỡ: Sâu răng viêm xoang nguy hiểm như thế nào? Cách trị triệt để
Bọc răng sứ
Trường hợp sâu răng hôi miệng đã tiến triển nặng làm thân răng bị tổn thương nhiều thì trám răng không còn hiệu quả. Vì lúc này miếng trám không còn bám chắc được trên thân răng. Nếu như chân răng còn chắc khỏe thì các nha sĩ sẽ chỉ định bọc sứ thẩm mỹ cho răng.
Mão răng sứ sẽ được chế tác giống hoàn toàn với răng thật. Đây là một giải pháp hiệu quả giúp khôi phục khả năng nhai thức ăn, cải thiện nụ cười trắng sáng đồng thời làm miệng hết hôi, hơi thở được tự nhiên, thơm mát.
Nhổ răng và trồng răng implant
Nếu sâu răng đã ăn sâu vào thân răng đến buồng tủy gây tình trạng viêm tủy. Trải qua nhiều giai đoạn tủy bị hoại tử kèm theo áp xe chân răng thì khả năng lớn là cần phải nhổ đi chiếc răng này. Trong trường hợp này nhổ răng sâu sẽ hết hôi miệng. Tuy nhiên cũng cần trồng răng giả để phục hồi vị trí răng đã bị nhổ.
Trồng răng implant là một giải pháp tối ưu do an toàn, hiệu quả và tính thẩm mỹ cao. Nếu biết cách ăn nhai và chăm sóc răng miệng tốt thì răng implant có thể sử dụng rất lâu dài.
Chăm sóc răng miệng đúng cách
Để phòng tránh sâu răng hôi miệng thì bạn đọc cần bảo vệ răng miệng của mình tốt hơn để tránh sự tấn công của vi khuẩn. Hãy chú ý đến một số khuyến nghị sau từ các nha sĩ:
- Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày sau mỗi bữa ăn và nên dùng chỉ nha khoa thay cho tăm răng tre.
- Bàn chải đánh răng điện được khuyến khích có thể sẽ làm cho quá trình đánh răng và dùng chỉ nha khoa hiệu quả hơn.
- Đi lấy cao răng định kỳ 2 lần/năm ở nha khoa uy tín để làm sạch các mảng bám.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường và carbohydrate tinh chế.
- Không nên hút thuốc lá và sử dụng rượu bia thường xuyên.
Tình trạng sâu răng hôi miệng sẽ là vấn đề lớn khi bệnh sâu răng trở nên nặng nề. Chính vì vậy bạn đọc cần chú ý để sớm phát hiện và thăm khám, tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng cũng như sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
Bạn Đọc Tham Khảo Thêm: