Sâu răng ăn vào tủy gây nguy hiểm như thế nào?

2:12 AM , 02/08/2023

Sâu răng ăn vào tủy là tình trạng sâu răng phát triển ở mức độ nghiêm trọng, lây lan tới tận tủy răng, gây ra viêm tủy. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, răng sâu sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng của bạn. Vậy giải pháp nào an toàn và hiệu quả nhất cho tình trạng này. Người bệnh có thể tìm hiểu qua bài viết chi tiết dưới đây.

Sâu răng ăn vào tủy là gì?

Sâu răng là quá trình vi khuẩn tấn công vào cấu trúc răng gây tổn thương cho mô răng, viêm nhiễm và hư vỡ. Vi khuẩn sâu răng phát triển và gia tăng không ngừng, để lâu dài không chữa trị sẽ tạo điều kiện cho chúng phá hủy mô răng, tấn công và ăn sâu vào bên trong tủy răng vô cùng nguy hiểm.

Sâu răng hàm ăn vào tủy là bệnh lý thường gặp hiện nay.
Sâu răng hàm ăn vào tủy là bệnh lý thường gặp hiện nay.

Khi sâu răng tiến vào tủy, người bệnh sẽ gặp phải những cơn đau nhức, khó chịu, cường độ cao hơn về ban đêm, ảnh hưởng đến việc nhai nghiền thức ăn. Người bệnh có thể nhận biết sâu răng ăn vào tủy qua những biểu hiện sau:

  • Giai đoạn mới chớm: Răng của người bệnh bắt đầu nhạy cảm hơn, cảm thấy đau nhức và ê buốt khi ăn các loại thực phẩm cay nóng, nóng, lạnh, chua,…Cảm giác này sẽ lặp lại thường xuyên trong ngày nhưng không kéo dài và cơn đau trong khả năng chịu đựng được.
  • Giai đoạn hư hại sâu đã ăn vào tủy: Lúc này, những cơn đau nhức sẽ tăng dần, cường độ đau cũng nặng hơn, cảm giác đau buốt, nhức nhối kéo dài liên tục trong ngày, khó chịu hơn khi về đêm. Người bệnh sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ăn uống khổ sở, mất cảm giác ngon miệng. Cơn đau răng có thể lan sang các răng liền kề, giật theo nhịp mạch đập, thậm chí một số người còn gặp hiện tượng đau nửa đầu, sốt nhẹ, sờ vào răng có cảm giác răng lung lay, không chắc chắn.
Quá trình sâu răng ăn vào tủy
Quá trình sâu răng ăn vào tủy

Sâu răng ăn vào tủy gây nguy hiểm như thế nào?

Khi răng sâu ăn vào tủy có nghĩa là người bệnh đã bị bệnh ở mức độ báo động trước những nguy cơ viêm nhiễm và mất răng. 

Cụ thể, tủy răng khi bị viêm nhiễm sẽ chuyển sang hoại tử là tiền đề cho các vấn đề như: viêm quanh chóp răng, viêm cuống răng, viêm tủy dần dần sẽ khiến răng rụng, ổ xương răng bị mưng mủ, áp xe răng, nhiễm trùng, lây sang các răng kế cận,…

Khi răng bị sâu và viêm quá mức còn gây ra những biến chứng nguy hiểm, bệnh lý như hoại tử tủy, lúc này sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi điều trị, nhiều trường hợp mất răng, thậm chí gây nhiễm trùng máu. Sâu răng ăn vào tủy rất nguy hiểm nếu người bệnh chủ quan, coi thường bệnh. Đây không chỉ là bệnh lý về răng miệng, nếu để bệnh tiếp diễn lâu dài sẽ gây bệnh toàn cơ thể.

Cách chữa sâu răng ăn vào tủy 

Có rất nhiều thông tin và những mẹo chữa sâu răng tại nhà mà nhiều bệnh nhân đã học hỏi và áp dụng. Tuy nhiên, với trường hợp sâu răng đến tủy rất khó để có thể hồi phục bằng những mẹo và bài thuốc tại nhà. 

Vì thế, để đảm bảo sức khỏe răng miệng, người bệnh nên đến cơ sở y tế để điều trị triệt để bằng các kỹ thuật nha khoa mới tốt nhất. Người bệnh cũng không nên kéo dài thời gian để bệnh trở nên khó chữa trị. Hiện nay, điều trị răng sâu ăn vào tủy thường có 2 phương pháp chính như sau:

Là một trong số ít các phòng khám mới nổi nhận được nhiều sự quan tâm từ khách hàng cũng như sự đánh giá cao từ chuyên gia trong nước, Nha khoa...

Chữa tủy răng bị vi khuẩn tấn công

Phương pháp này áp dụng với răng sâu ăn vào tủy ở mức độ nhẹ, có thể điều trị tủy răng. Cách thực hiện là làm sạch ống tủy và tạo hình lại phần tủy răng bằng vật liệu nha khoa thay thế chuyên dụng. 

Phương pháp này dễ dàng thực hiện, nhanh chóng và ít tốn kém. Tuy nhiên, nhược điểm là răng chữa tủy thường bị yếu và dễ gãy hơn. Vì thế nên bọc mão răng sứ bên ngoài để bảo vệ răng, đảm bảo chức năng ăn nhai và chức năng thẩm mỹ cho người bệnh.

Phương pháp chữa tủy răng bị sâu.
Phương pháp chữa tủy răng bị sâu

Nhổ bỏ răng sâu

Với trường hợp răng sâu nghiêm trọng không thể thực hiện được bằng việc chữa tủy răng thông thường, bác sĩ phải đưa ra quyết định nhổ bỏ răng để tránh tình trạng nghiêm trọng hơn hoặc làm hư hại răng lân cận.

Răng sau khi nhổ bỏ sẽ được bác sĩ vệ sinh và làm sạch cả khoang miệng ngăn chặn sự lây lan của ổ vi khuẩn.

Nhổ bỏ răng sâu thường đi kèm với việc trồng lại răng giả thay thế, nhằm tránh những tác hại nguy hiểm của việc mất răng bao gồm các biến chứng như: tiêu xương hàm, các răng bị xô lệch, hóp má, lão hóa,…

Xem thêm: Làm sao để khắc phục tình trạng sâu răng hôi miệng?

Làm thế nào để phòng bệnh sâu răng ăn vào tủy?

Người bệnh hoàn toàn có thể ngăn chặn tình trạng sâu răng nặng bằng cách thực hiện đều đặn các bước chăm sóc răng miệng dưới đây:

  • Chải răng đúng cách bằng bàn chải mềm, phù hợp với khoang miệng. Chải răng theo chiều dọc, thao tác nhẹ nhàng làm sạch vi khuẩn và mảng bám trên răng, lưỡi và nướu.
  • Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng kết hợp với đánh răng để loại bỏ những vi khuẩn cứng đầu và thức ăn mắc lại mà bàn chải không chạm tới được.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế đồ ăn nhanh, những món ăn nhiều dầu mỡ, các loại giàu đường, tinh bột… Bổ sung canxi và tăng cường ăn rau xanh.
  • Khám và cạo vôi răng định kỳ từ 6 tháng 1 lần để giữ vệ sinh răng đồng thời phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý liên quan đến răng miệng, đặc biệt là sâu răng.
  • Đến kiểm tra răng khi có bất cứ dấu hiệu nghi ngờ để được xử lý nhanh chóng và kịp thời.
  • Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín khi thực hiện chăm sóc răng và chữa trị bệnh.
Nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần để có hàm răng sạch khỏe.
Nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần để có hàm răng sạch khỏe.

Trên đây là tất cả thông tin về chứng sâu răng ăn vào tủy người bệnh nên tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn có thể quan tâm kỹ hơn đến tình trạng răng miệng của mình để kịp thời đưa ra giải pháp khi bắt đầu có những biểu hiện đầu tiên.

Dành cho bạn:

Cập nhật 12:00 PM , 02/08/2023

Tin liên quan

Các mức độ sâu răng và cách xử lý ở từng cấp độ

Các mức độ sâu răng có biểu hiện như thế nào là câu hỏi của rất nhiều người đang gặp vấn đề về răng miệng quan tâm. Bệnh sâu răng...

Làm sao để khắc phục tình trạng sâu răng hôi miệng?

Sâu răng hôi miệng là một trong những vấn đề nhiều người mắc phải, làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sự tự tin trong giao tiếp...

Sâu răng nhẹ có nguy hiểm không? Cách khắc phục kịp thời

Sâu răng nhẹ là giai đoạn đầu tiên của bệnh sâu răng. Thời điểm này, rất khó nhận biết các biểu hiện của bệnh do không rõ ràng và chưa...

Thuốc sâu răng Nhật Dương có tốt không, dùng như thế nào?

Thuốc trị sâu răng Nhật Dương là một trong những loại thuốc chữa sâu răng bán chạy nhất trên thị trường hiện nay. Các thành phần của thuốc, liều dùng...

Áp xe quanh chóp răng là gì? Triệu chứng và cách xử lý hiệu quả

Áp xe quanh chóp răng là bệnh lý về răng miệng tương đối nguy hiểm được xác định bởi nhiều nguyên nhân như cách chăm sóc răng hằng ngày không...

Sâu răng nổi hạch có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?

Sâu răng nổi hạch dấu hiệu cho thấy răng của bạn đang bị viêm ở mức độ nghiêm trọng, không chỉ đơn thuần là vi khuẩn làm hại bề mặt...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *