Áp xe quanh chóp răng là gì? Triệu chứng và cách xử lý hiệu quả

3:00 AM , 02/08/2023

Áp xe quanh chóp răng là bệnh lý về răng miệng tương đối nguy hiểm được xác định bởi nhiều nguyên nhân như cách chăm sóc răng hằng ngày không khoa học hoặc do mắc bệnh về răng trong khoang miệng. Và dù là nguyên nhân nào, việc điều trị cũng đặc biệt được quan tâm và hết sức chú ý bởi nếu để lâu bệnh có thể tiến triển nặng, xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

Bệnh lý áp xe quanh chóp răng là gì? Nguyên nhân

Áp xe quanh chóp răng chính là tình trạng xung quanh răng hình thành nên những túi mủ nhiễm khuẩn. Bệnh bắt nguồn từ khoang miệng bên trong của răng và thường là từ tủy. Thông thường những người bị áp xe răng thì lúc này răng đều đã mất khả năng chống nhiễm trùng và vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn, chúng di chuyển và xâm nhập vào buồng tủy.

Lúc này vi khuẩn sinh sôi, phát triển lây lan từ các buồng tủy và thoát ra ngoài phái chóp răng đi vào xương răng. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, áp xe quanh chóp răng chính là tập hợp của những tế bào bạch cầu đã chết, những vụn mô và vi khuẩn hình thành nên gây đau nhức.

Hình ảnh bệnh nhân bị áp xe quanh chóp răng
Hình ảnh bệnh nhân bị áp xe quanh chóp răng

Áp xe ở xung quanh chóp răng khác với áp xe nướu hay áp xe nha chu. Nếu những căn bệnh khác nguyên nhân gây ra là nhiễm trùng vi khuẩn, các túi nướu từ bên ngoài ăn vào trong, thì áp xe quanh chóp lại bắt nguồn từ tủy răng, phát ra bên ngoài. Chính vì thế các dấu hiệu cũng như việc điều trị để sớm nhận biết bệnh áp xe quanh chóp sẽ khó khăn và vất vả hơn rất nhiều.

Dấu hiệu khi bị áp xe răng dễ nhận thấy nhất

Dấu hiệu điển hình khi bị áp xe răng cũng khá rõ ràng nhưng lại dễ bị nhầm lẫn với những tình trạng áp xe nha chu và áp xe nướu. Cụ thể, bạn cần biết như sau:

  • Răng bắt đầu chuyển sang màu tối hơn so với những chiếc răng ở xung quanh. Lý giải cho điều này là bởi khuẩn từ tủy thấm vào lớp răng xốp gây nên hiện tượng đổi màu răng.
  • Người bệnh bị áp xe sẽ cảm thấy rất đau khi ăn, hay ấn nhẹ vào. Tuy nhiên, một vài trường hợp bị áp xe nhưng lại không có cảm giác đau.
  • Phần áp xe răng lan ra xung quanh chóp, cuống răng khiến cấu trúc xương răng bị ảnh hưởng rất nhiều. Có thể xuất hiện các cơn đau nhói dồn dập, dữ dội ngay cả khi không có tác động từ bên ngoài, sử dụng thuốc giảm đau liều mạnh mới mong thuyên giảm một chút.
  • Sưng phù nề phần mô nướu và chữa một lượng dịch mủ lớn. Chúng có thể chảy ra khi chúng ta đánh răng, súc miệng.
  • Lợi sưng nổi lên và chuyển màu sậm hơn gần như một cái mụn bọc nổi lên ở răng. Khi mụn này vỡ ra còn khiến dịch chảy ra, triệu chứng nhiễm trùng ngày càng nặng nề hơn.
  • Khuôn mặt có thể bị sưng, hàm phồng lên, cổ xuất hiện hạch bạch huyết. Đây là dấu hiệu tình trạng nhiễm trùng đang ngày càng nặng hơn và nguy cơ xuất hiện biến chứng là rất cao.
  • Người bệnh thấy hơi thở có mùi lạ hơn, hôi, ngay cả khi vừa đánh răng, súc miệng xong.
  • Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp bị áp xe quanh chóp răng nhưng lại không có bất kỳ một biểu hiện nào chỉ cảm thấy sưng lợi nhẹ. Và chỉ khi đi kiểm tra chụp ảnh X-quang, hình ảnh trả về mới có kết quả bạn bị áp xe quanh chóp.
Biểu hiện của bệnh của bệnh cũng khá rõ ràng
Biểu hiện của bệnh của bệnh cũng khá rõ ràng

Áp xe xung quanh chóp răng có nguy hiểm không?

Áp xe quanh chóp có gây nguy hiểm hay không là vấn đề mà nhiều người mắc phải quan tâm. Trên thực tế, bệnh không ngay lập tức ảnh hưởng đến tính mạng con người, nhưng bệnh để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến sinh hoạt và việc ăn uống của người bệnh. Cụ thể một số biến chứng phải kể đến như sau:

Nha khoa ViDental là Hệ thống Nha khoa Quốc tế chuẩn AIFC đầu tiên tại Việt Nam đáp ứng 45 Tiêu chuẩn được ghi nhận bởi Hội đồng 4 Tổ Chức Đánh Giá Quốc Tế AIFC bao gồm...
  • Cản trở quá trình ăn uống: Những đối tượng bị áp xe có biểu hiện rõ ràng, răng lợi sưng to và đau nhức. Việc ăn uống trở nên rất khó khăn, họ không thể ăn cơm mà chỉ dùng những loại thực phẩm mềm, dễ nuốt,… điều này vô tình khiến họ thay đổi khẩu vị, dưỡng chất cần thiết không được bổ sung một cách tự nhiên nhất.
  • Khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng: Rõ ràng bệnh lý áp xe quanh chóp khiến việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ thức ăn thừa, mảng bám hàng ngày gặp khó khăn hơn. Mọi hoạt động sẽ tạo cảm giác đau nhức, rát, chảy máu chân răng, nướu,…
  • Ảnh hưởng đến xương răng: Như đã nói, áp xe quanh chóp là bệnh phát tác từ tủy răng ra bên ngoài do đó, vi khuẩn sẽ phá hủy cấu trúc hệ xương của răng, dẫn đến tình trạng gãy xương răng, răng yếu và dễ gãy hơn bình thường.
  • Ảnh hưởng đến mô mềm: Trong những trường hợp áp xe quanh chóng có vi khuẩn lan rộng hơn tấn công vào mô mềm gây bệnh viêm mô tế bào, viêm xoang, nhiễm trùng vùng mặt, tắc nghẽn đường hô hấp và dẫn đến tử vong nếu không sớm được cấp cứu kịp thời.
  • Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn ở các túi áp xe có thể dễ dàng đi vào đường máu gây viêm nhiễm lan rộng và nhiễm trùng máu. Lúc này việc điều trị trở nên khó khăn hơn, bệnh cũng nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Không bỏ qua:
Áp xe quanh chóp răng có thể gây nên nhiều biến chứng khác nhau
Áp xe quanh chóp răng có thể gây nên nhiều biến chứng khác nhau

Chính vì những biến chứng nguy hiểm này có thể xuất hiện mà ngay khi người bệnh thấy những triệu chứng bất thường ở răng miệng nên đến ngay những cơ sở y tế để thăm khám. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng hiện tại của bạn mà có hướng điều trị cho phù hợp nhất.

Điều trị áp xe quanh chóp răng một cách hiệu quả nhất

Việc điều trị áp xe chân răng sẽ được phân thành hai giai đoạn là mới hình thành ổ áp xe và ổ áp xe khi đã bị nhiễm trùng. Hình thức điều trị chính là Tây y, những can thiệp ngoại khoa để khống chế ổ áp xe và ngăn chặn vi khuẩn lan rộng trong khoang miệng đi vào máu.

Sử dụng thuốc Tây y là phương pháp tốt nhất
Sử dụng thuốc Tây y là phương pháp tốt nhất

Người bệnh không nên áp dụng những cách điều trị tại nhà, bởi đó không phải là hình thức các chữa hoàn hảo. Hơn thế nữa, chúng còn vô tình làm bệnh thuyên giảm, khiến người bệnh lầm tưởng là đã khỏi khiến họ bỏ qua giai đoạn chữa trị tốt nhất.

Trong những trường hợp quá đau đớn, bạn có thể dùng nước ấm hoặc nước đá để chườm bên ngoài tạo cảm giác thoải mái hơn. Còn những hình thức điều trị áp xe quanh chóp răng chuyên nghiệp nhất hiện nay phải kể đến như:

  • Loại bỏ ổ nhiễm trùng bằng cách sử dụng kháng sinh đường uống, nổi bật nhất là penicillin. Thành phần của thuốc sẽ đi sâu vào tủy răng, kháng khuẩn và ngăn chặn ổ viêm nhiễm một cách nhanh nhất.
  • Một vài trường hợp sẽ được kết hợp sử dụng kháng sinh đồ và chích rạch mủ áp xe để loại bỏ hết vi khuẩn viêm nhiễm. Mục đích của việc này là giảm đau, kháng viêm và nâng cao sức đề kháng thể trạng của bệnh nhân.
  • Điều trị loại bỏ nguyên nhân như điều trị tủy, làm sạch không gian của tủy răng, ống tủy và dùng chất liệu trám đầy gọi là gutta percha. Ngoài ra bệnh nhân sẽ được lấy vôi răng và xử lý khuẩn ở các gốc răng hiệu quả, loại bỏ các tế bào chết và mảnh răng vỡ.
  • Trong những trường hợp bệnh nặng, phương pháp điều trị để bảo tồn răng không mang lại kết quả như mong muốn, bệnh nhân bắt buộc phải nhổ răng để tránh tình trạng viêm nhiễm lan diện rộng. Sau khi nhổ răng, loại bỏ hết ổ viêm nhiễm, bệnh nhân có thể được tiến hành trồng răng giả để đáp ứng được chức năng nhai cắn của hàm.
Nhiều trường hợp có thể phải tiến hành nhổ răng, để không ảnh hưởng đến xung quanh
Nhiều trường hợp có thể phải tiến hành nhổ răng, để không ảnh hưởng đến xung quanh

Biện pháp để phòng tránh bệnh lý áp xe răng trong cuộc sống

Áp xe quanh chóp răng về cơ bản là bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày. Do đó, mỗi người nên có biện pháp để phòng tránh bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống hơn. Cụ thể những điều cần nhớ như sau:

  • Thường xuyên vệ sinh chăm sóc răng miệng sạch sẽ. Đánh răng sáng và tối hai lần kết hợp thêm các loại nước súc miệng diệt khuẩn, hàm lượng chất hóa học thấp để không làm hỏng men răng. Trước khi đánh răng có thể dùng chỉ nha khoa để loại bỏ hết chất bẩn, thức ăn thừa, mảng bám trong các kẽ răng.
  • Những đối tượng gặp các vấn đề về răng miệng như mẻ răng, viêm nha chu, viêm lợi nên có hướng điều trị từ sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau như áp xe quanh chóp răng.
  • Tránh sử dụng những loại thực phẩm không tốt cho răng miệng như: Các loại kẹo chewing gum, nước uống có nhiều chất tạo màu không tốt cho men răng, đồ ăn ngọt, đường, tinh bột, bánh kẹo,…
  • Bổ sung một chế độ dinh dưỡng tốt, hoàn hảo cho cơ thể, để nâng cao sức đề kháng và phòng tránh bệnh tật.

Trên đây là những thông tin về bệnh lý áp xe quanh chóp răng mà nhiều người quan tâm hiện nay. Hy vọng qua bài viết giúp bạn hiểu hơn, biết cách điều trị cũng như phòng tránh trong cuộc sống.

Thông tin thêm:

Cập nhật 10:16 AM , 02/08/2023

Tin liên quan

Thuốc sâu răng Nhật Dương có tốt không, dùng như thế nào?

Thuốc trị sâu răng Nhật Dương là một trong những loại thuốc chữa sâu răng bán chạy nhất trên thị trường hiện nay. Các thành phần của thuốc, liều dùng...

Cách chữa sâu răng bằng lá bàng có hiệu quả không? Thực hiện thế nào?

Cách chữa sâu răng bằng lá bàng từ lâu đã được nhiều người truyền tai nhau sử dụng. Theo kinh nghiệm, đây là một phương pháp hiệu quả và cũng...

Các mức độ sâu răng và cách xử lý ở từng cấp độ

Các mức độ sâu răng có biểu hiện như thế nào là câu hỏi của rất nhiều người đang gặp vấn đề về răng miệng quan tâm. Bệnh sâu răng...

Sâu răng nổi hạch có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?

Sâu răng nổi hạch dấu hiệu cho thấy răng của bạn đang bị viêm ở mức độ nghiêm trọng, không chỉ đơn thuần là vi khuẩn làm hại bề mặt...

Em bé ăn kẹo bị sâu răng cha mẹ nên xử lý như thế nào?

Tình trạng các em bé ăn kẹo bị sâu răng đang ở mức đáng báo động khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi không biết phải làm như thế...

Top 6 loại kẹo chống sâu răng hiệu quả nhất hiện nay mà cha mẹ không nên bỏ qua

Kẹo chống sâu răng là các sản phẩm hiệu quả giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa. Tuy nhiên, lựa chọn loại nào an toàn...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *