Áp xe răng là tình trạng phổ biến xuất hiện ở nhiều người và gây ra cảm giác đau nhói, khó chịu khi mắc phải. Vậy áp xe răng có nguy hiểm không và gây ra những biến chứng nguy hiểm như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc cho bạn về vấn đề này.
Áp xe răng là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh
Áp xe răng là tình trạng viêm nhiễm xung quanh chân răng ở mức độ nặng do vi khuẩn gây ra. Khi người bệnh bị áp xe răng thường xuất hiện mủ trắng quanh vùng chân răng hoặc nướu bị sưng tấy, đỏ. Người bị áp xe răng thường xuyên cảm thấy bị đau nhức, khó chịu, hơi thở có mùi hôi, sốt nhẹ,…. Hơn nữa, bệnh còn tiến triển và diễn biến với nhiều mức độ khác nhau.
Theo các bác sĩ nha khoa, áp xe răng hình thành từ những viêm nhiễm xung quanh chân răng do bệnh lý sâu răng, hỏng tủy và các chấn thương khác ở vùng mô nướu. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển biến sang tình trạng nặng và tạo ra những ổ áp xe răng khác.
Áp xe răng là một dạng nhiễm trùng chóp răng và chúng phá hủy các mô xung quanh răng khi bệnh nhân bị sâu răng, các bệnh về nướu hoặc chấn thương ảnh hưởng đến răng miệng. Do đó, nguyên nhân chính gây ra bệnh này cụ thể như sau:
- Những người bị sâu răng rất dễ mắc phải áp xe răng bởi vi khuẩn tồn tại trong lỗ sâu một thời gian dài sẽ tiết ra những độc tố quanh vùng tủy răng tạo thành mủ và gây nên áp xe răng. Bên cạnh đó, nếu sâu răng đã viêm tủy thì áp xe răng chính là một trong những biến chứng khi tủy bị hủy hoại.
- Bệnh nha chu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này khiến cho lợi tách khỏi bề mặt răng và hình thành nên những túi nha chu quanh răng. Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập làm phá hủy răng và các mô lợi xung quanh.
- Vệ sinh răng miệng kém sẽ tạo điều kiện phát triển cho vi khuẩn trong khoang miệng từ trong mảng bám. Thêm vào đó, răng bị hư hoặc chấn thương răng khiến cho men răng bị vỡ ra cũng gây nên tình trạng bị áp xe, mưng mủ.
Áp xe răng có nguy hiểm không? Những biến chứng khi bị áp xe răng
Việc bị áp xe răng có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi khiến nhiều bệnh nhân đang thắc mắc. Áp xe răng là bệnh lý răng miệng khiến không ít người hoang mang và lo lắng bởi những cơn đau nhức, ê buốt răng và khó chịu khi nướu đang trong tình trạng viêm nhiễm.
Áp xe răng thường gặp phải đối tượng là người lớn hoặc trẻ em nhưng thường gặp ở đối tượng trẻ em nhiều hơn mà đặc biệt là những người dưới 18 tuổi. Bởi đây là độ tuổi men răng còn yếu và các mô nướu xung quanh chưa ổn định, xương hàm chưa hoàn toàn phát triển và cứng cáp. Khi các bộ phận này bị tổn thương do va chạm và sâu bệnh thì rất dễ bị tổn thương.
Bệnh áp xe răng nói riêng và bệnh răng miệng nói chung đều gây cho bệnh nhân cảm giác đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Ngoài ra, còn xuất hiện một số triệu chứng khác như xung quanh chân răng xuất hiện mủ trắng, hơi thở có mùi hôi, răng trở nên nhạy cảm,…
Theo như nhận định của các nha sĩ y khoa, bệnh áp xe răng này có diễn biến thầm lặng và khá phức tạp, gây ra những nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng của nhiều bệnh nhân. Bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm như sau:
- Khi bệnh nhân bị nhiễm trùng ở thể nặng sẽ có nguy cơ lây lan sang các răng xung quanh khác.
- Tình trạng áp xe răng sẽ khiến cho một số mô tế bào sẽ bị ảnh hưởng và tổn thương như vòm miệng, má, dưới hàm,…
- Vi khuẩn ở trong ổ áp xe răng có thể tấn công xuống hai bên dưới lưỡi, dưới cằm và dưới hàm gây ra tình trạng bị nhiễm trùng, thậm chí nguy hiểm hơn dẫn đến tử vong.
- Khi răng bị lung lay, chân răng không còn chắc khỏe để bám trên cung hàm khi đó gây ra hiện tượng mất răng.
Để tránh gặp phải những biến chứng do áp xe răng gây ra, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở nha khoa y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy cần làm gì để khắc phục tình trạng áp xe răng?
Xem thêm: Áp xe răng khôn là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý
Biện pháp khắc phục tình trạng áp xe răng
Tùy vào mức độ của bệnh lý đang mắc phải để đưa ra những biện pháp khắc phục tình trạng áp xe răng. Việc tiến hành điều trị bệnh lý về răng miệng để giúp loại bỏ những vi khuẩn trong khoang miệng không còn cơ hội tấn công và hình thành áp xe răng.
Về nguyên tắc chung cần phải loại bỏ những ổ viêm nhiễm ở răng để bảo tồn cho sức khỏe và chức năng của hàm răng. Trong thời gian điều trị, người bệnh cần phải lưu ý hết sức những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.
Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng áp xe răng được nhiều người áp dụng hiện nay:
Điều trị tại nhà
Trước hết là những biện pháp điều trị áp xe răng tại nha. Khi bệnh nhân đang ở mức độ nhẹ có thể tham khảo ngay những giải pháp giảm đau do áp xe răng gây ra ngay tại nhà.
Súc miệng nước muối
Nước muối là một trong những giải pháp hữu hiệu để sát khuẩn, trị hôi miệng và điều trị áp xe răng. Khi nhận biết được những dấu hiệu chớm phát triển, bạn cần tập thói quen súc miệng nước muối vào mỗi buổi sáng để giúp sát khuẩn toàn bộ khoang miệng.
Từ đó, làm giảm đau các triệu chứng do áp xe răng gây ra. Các chất sát trùng có trong nước muối làm giảm đau, kháng viêm, tránh nhiễm trùng. Tác dụng quan trọng của việc ngậm nước muối là ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây áp xe răng một cách triệt để.
Sử dụng thuốc tây
Việc bệnh nhân lựa chọn sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau để điều trị áp xe răng là điều bình thường. Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc có thành phần như: Paracetamol, Acetaminophen, Naproxen,…
Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn cần có sự kiểm định cũng như hướng dẫn sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc không đúng cách sẽ gây ra những tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh như tăng khả năng nhiễm trùng, kích ứng da, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt,…
Điều trị tại nha khoa
Trong trường hợp, bệnh nhân đang ở giai đoạn tình trạng bệnh ở thể nặng nên đến cơ sở nha khoa để được các bác sĩ khám và điều trị bằng những biện pháp khắc phục áp xe răng sau đây:
Dẫn lưu mủ
Các nha sĩ và chuyên viên y tế có kinh nghiệm và chuyên môn cao sẽ thực hiện dẫn lưu mủ bằng cách tiêm thuốc tê xung quanh vùng răng bị áp xe. Khi thuốc tê bắt đầu ngấm dần, các nha sĩ sẽ bắt đầu rạch một đường nhỏ, sau đó dẫn lưu hết mủ để đi ra ngoài.
Rút tủy răng
Bị áp xe răng có nguy hiểm không còn dựa vào quá trình rút tủy răng của các bác sĩ. Quá trình này sẽ được các bác sĩ có chuyên môn với tay nghề cao thực hiện ngay tại phòng khám có đầy đủ trang thiết bị. Bác sĩ có thể khoan răng và bắt đầu tiến hành rút bỏ tủy răng bị nhiễm trùng, khử trùng sạch sẽ toàn bộ ống tủy và lấp đầy vào bên trong răng. Sau đó, sử dụng trám sứ hoặc chụp mão răng để bịt phần răng vừa rút tủy xong.
Nhổ răng
Đây là phương pháp cuối cùng để bác sĩ điều trị cho bệnh nhân bị áp xe răng ở giai đoạn nặng. Biện pháp này thường được chỉ định với những đối tượng không thể rút tủy răng. Quy trình nhổ răng được các bác sĩ thực hiện khá nhanh chỉ trong vài phút.
Trong trường hợp bệnh nhân bị áp xe răng hàm, các bác sĩ cần gây tê cục bộ sau đó cắt các mô nướu xung quanh răng và dùng kẹp để nhổ bỏ ra khỏi hàm.
Bệnh áp xe răng cần lưu ý điều gì?
Người bệnh bị áp xe chân răng có nguy hiểm không? Cần phải lưu ý điều gì? Trong quá trình điều trị bệnh áp xe răng, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề trong quá trình chăm sóc răng miệng cũng như có một chế độ ăn uống hợp lý để cải thiện tình trạng này triệt để. Cụ thể như sau:
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ và sử dụng nước súc miệng để loại bỏ đi những mảng bám còn sót trên răng ít nhất mỗi ngày 2 lần.
- Sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm xỉa răng để loại bỏ những thức ăn thừa nằm sâu bên trong kẽ răng.
- Chú ý đi khám răng miệng định kỳ mỗi năm khoảng 1 – 2 lần để biết được tình trạng hiện tại.
- Xây dựng một chế độ ăn hợp lý, tránh những thực phẩm có chứa nhiều đường, thực phẩm cay, nóng và cứng. Trong thời gian bị áp xe răng hạn chế tối đa việc nhai và nghiền nát thức ăn. Không được hút thuốc lá để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nói chung và áp xe răng nói riêng.
- Luôn giữ cho tình thần thoải mái tránh tình trạng mệt mỏi và căng thẳng quá lâu. Làm việc căng thẳng cũng khiến cho bệnh lý trở nên nghiêm trọng.
Bài viết trên đây đã giải đáp toàn bộ những thắc mắc cho câu hỏi: “Áp xe răng có nguy hiểm không?”. Khi bị áp xe răng bạn nên điều trị càng sớm càng tốt để tránh được những biến chứng không may xảy ra. Đồng thời, cần phải đến cơ sở nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán kịp thời, từ đó đề ra phương án điều trị phù hợp nhất.
Gợi ý xem thêm: