Tình trạng sâu răng ở trẻ nhỏ là một vấn đề rất phổ biến và hầu như bé nào cũng gặp phải, đặc biệt là các bé ở giai đoạn 3 – 4 tuổi. Bé 4 tuổi bị sâu răng có thể là do bé ăn nhiều đồ ngọt nhưng có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác không thể lường trước. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này ở các nội dung sau đây.
Dấu hiệu nhận biết bé 4 tuổi bị sâu răng
Các mẹ rất thường xuyên kiểm tra răng miệng, để ý răng miệng của trẻ trong giai đoạn con bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Tuy nhiên, khi răng bé đã dần hoàn thiện toàn bộ hàm, có vẻ như nhiều cha mẹ đã dần lơ là với việc theo dõi tình trạng răng của bé mỗi ngày.
Bất kể răng vĩnh viễn hay răng sữa, sâu răng đều bắt đầu bằng những đốm đen, lỗ nhỏ trên khu vực nướu. Ngoài ra, răng bé bị sâu cũng sẽ đi kèm các biểu hiện như sau:
- Răng có dấu hiệu bị đổi màu, chiếc răng bị sâu thường có màu sậm hơn những chiếc răng xung quanh
- Nướu lợi bị sưng, bé thường xuyên cảm thấy đau
- Bé bị đau khi ăn uống, cảm giác chán ăn rõ rệt
- Khi tiếp xúc với đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng đều cảm thấy khó chịu
- Hơi thở có mùi hôi
- Bé thường xuyên nhắc với bố mẹ là bị đau răng
Các bé hiếu động thường sẽ bỏ quên các cơn đau nhẹ mà quên nói với bố mẹ. Do vậy, mẹ nên thường xuyên kiểm tra răng của bé để đảm bảo phát hiện sớm nhất các triệu chứng của bệnh.
Nguyên nhân khiến bé 4 tuổi bị sâu răng hàm
Ở trẻ 4 tuổi, thường là giai đoạn bé đã cơ bản nhận thức được về các loại thức ăn và biết được đâu là loại thức ăn yêu thích của mình. Đa số các bé đều thích ăn đồ ngọt, các loại kẹo, bánh, hoa quả,… Đây chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng sâu răng ở trẻ 4 tuổi.
Sau khi ăn, đặc biệt là ăn các đồ ăn nhiều đường nhưng các bé không có ý thức tự vệ sinh răng miệng, khiến mảng bám bám lâu trên răng, gây nên bệnh sâu răng. Đó là lý do vì sao các bố mẹ phải là người định hướng, theo sát việc đánh răng của các bé hàng ngày.
Một vài nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến tình trạng bé bị sâu răng đó là thói quen thở bằng miệng hoặc răng thiếu fluoride bảo vệ răng.
Sâu răng ở trẻ có thể gây nên những ảnh hưởng gì?
Chúng ta vẫn thường nghĩ, sâu răng là bệnh lý rất bình thường, tuy nhiên thực tế răng sữa hay răng vĩnh viễn đều có thể bị sâu răng phá hủy và không thể phục hồi trở lại. Một khi cấu trúc răng bị sâu tấn công chỉ có thể ngăn chặn sự phá hủy đó, chứ không thể khiến răng quay trở lại như lúc ban đầu. Ngoài ra sâu răng ở trẻ nhỏ còn gây nên những ảnh hưởng xấu như:
- Trẻ bị đau đớn: Tùy theo từng giai đoạn mà cơn đau răng do sâu răng sẽ có cấp độ tăng dần. Do răng là bộ phận gắn liền với dây thần kinh nên các cơn đau sẽ khiến trẻ mất tập trung, đau dữ dội kéo lần phần đầu, vùng má, hàm,…
- Răng mọc xô lệch: Sâu răng khiến cấu trúc răng của bé bị thay đổi, răng dễ lung lay và bị xô lệch, thậm chí là bật chân răng. Răng sữa mọc lệch có thể khiến răng vĩnh viễn mọc lệch theo đó, về sau sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Gây nên các bệnh răng miệng khác: Sâu răng ở trẻ nếu không được trị một cách dứt điểm sẽ là nguyên nhân khiến các bệnh về lợi nướu, bệnh nha chu khởi phát.
- Ảnh hưởng đến các răng vĩnh viễn về sau: Bé 4 tuổi về cơ bản đã sắp mọc đủ tất cả các răng sữa, giai đoạn này răng của bé cũng khá chắc chắn và có định hình rõ ràng trên cung hàm. Nếu các răng này bị sâu ăn xuống chân răng, sẽ khiến nền móng của răng vĩnh viễn về sau bị ảnh hưởng, các răng vĩnh viễn mọc trên nền răng sữa sâu cũng dễ bị sâu hoặc bị các bệnh lý răng miệng khác.
Trẻ 4 tuổi bị sâu răng phải làm sao?
Sâu răng ở trẻ nhỏ hoàn toàn có thể khắc phục và ngăn chặn sự lây lan nếu phát hiện sớm. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo một vài biện pháp như sau:
Khắc phục sâu răng tại nhà
Dành cho những trường hợp sâu răng mới chớm, sâu răng nhẹ biểu hiện bởi những đốm đen li ti, chưa có phát hiện lỗ sâu quá lớn:
- Bạc hà: Lá bạc hà có mùi thơm tự nhiên, có chứa các chất kháng khuẩn và giảm đau khá hiệu quả. Lá bạc hà tươi hoặc khô đem hãm trà, lấy nước trà này để súc miệng hàng ngày để ngăn chặn sự phát triển của sâu răng.
- Lá ổi: Công dụng chữa sâu răng của lá ổi từ lâu đã được rất nhiều người lưu truyền và sử dụng qua rất nhiều thế hệ. Bố mẹ nên chọn loại lá ổi non, đem giã thật nát cùng với một chút muối, phần nước cốt đem thấm vào bông gòn và đặt và vị trí xuất hiện đốm sâu răng.
- Lá húng quế và tỏi: Là các gia vị rất phổ biến trong gian bếp của các gia đình Việt, các bố mẹ hoàn toàn có thể sử dụng 2 nguyên liệu này để cải thiện tình trạng đau răng cho trẻ nhỏ. 2 nguyên liệu đem rửa sạch rồi giã thật nát, thấm phần nước cốt vào bông gòn và đặt vào vị trí bị sâu răng khoảng 10 – 15 phút rồi lấy ra. Phương pháp này áp dụng lâu dài sẽ giúp cơn đau do sâu răng được giảm thiểu đáng kế.
Đến gặp bác sĩ để được điều trị chuyên sâu
Khi sâu răng ở bé 4 tuổi có biểu hiện tiến triển nặng, các bố mẹ sẽ phải cân nhắc đưa bé tới nha khoa để kịp thời được điều trị.
- Điều trị răng sâu nhẹ: Các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp tái khoáng phần răng sâu để bảo tồn tối đa chức năng của răng. Phương pháp tái khoáng sử dụng các vật liệu nha khoa chuyên dụng như phosphate, calcium, fluoride để “đổ đầy” các đốm đen do vi khuẩn sâu răng để lại.
- Điều trị các lỗ sâu nhỏ: Tái khoáng chỉ áp dụng cho những đốm đen li ti trên răng, một khi răng đã xuất hiện lỗ sâu phải sử dụng đến phương pháp hàn trám răng để ngăn chặn lan rộng. Trước khi hàn trám, các bác sĩ sẽ tiến hành nạo sạch vết sáu để đảm bảo không còn vi khuẩn sót lại.
- Điều trị sâu răng nặng: Sâu răng nặng là các trường hợp vi khuẩn ăn sâu vào tủy gây viêm tủy cấp, áp xe răng,… Những trường hợp này các bác sĩ sẽ căn cứ và độ tuổi chính xác và cơ địa của bé để tiến hành nhổ răng. Nhổ răng quá sớm khi răng vĩnh viễn chưa đến thời điểm mọc sẽ khiến phần nướu răng dần bị co lại, ảnh hưởng đến việc mọc răng về sau. Nếu nhổ răng sâu quá muộn sẽ khiến vi khuẩn phá hủy nhiều cấu trúc răng khác. Do vậy, chỉ cá bác sĩ chuyên khoa mới có thể xác định được thời điểm nhổ răng phù hợp nhất.
Biện pháp phòng ngừa sâu răng ở trẻ 4 tuổi
Sâu răng nguy hiểm và gây nhiều ảnh hưởng về sau nhưng bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa sớm. Bởi thế, các bố mẹ nên có ý thức sớm trong việc chăm sóc và hướng dẫn con trẻ chăm sóc răng miệng. Một vài lưu ý cần ghi nhớ như sau:
- Tạo thói quen đánh răng mỗi ngày 2 lần cho bé, dạy bé cách đánh răng đúng cách và thực hiện đồng hành cùng bé trong việc đánh răng mỗi ngày. Bố mẹ nên cùng bé đánh răng cho đến khi bé đủ 7 tuổi mới có thể tự lập đánh răng.
- Lựa chọn cho bé các loại bàn chải đánh răng chuyên dụng, mềm mại và vừa vặn để bé có thể tự đánh răng và cảm thấy thoải mất nhất.
- Kem đánh răng và nước súc miệng bố mẹ cũng nên lựa chọn các sản phẩm tăng cường fluoride. Fluoride là chất có khả năng bảo vệ men răng và phòng ngừa sâu răng rất tốt.
- Tập thói quen uống nước và súc miệng sau khi ăn cho con.
- Đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống của con, hạn chế việc cho con ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, đồ ăn quá mặn,… Hướng trẻ đến việc ăn hoa quả thay cho bánh kẹo, ăn nhiều rau củ.
- Đưa bé đến gặp nha khoa để kiểm tra định kỳ tổng quát sức khỏe răng miệng mỗi 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện sớm bệnh lý sâu răng nói riêng và các vấn đề răng miệng khác nói chung. Đây là cách tốt nhất để giảm thiểu các ảnh hưởng về sau của bệnh.
Bé 4 tuổi bị sâu răng không hiếm gặp nhưng phụ huynh cũng tuyệt đối không nên chủ quan vì còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng về sau. Bố mẹ hãy thật nghiêm túc trong việc hướng dẫn con trẻ chăm sóc sức khỏe hàm răng của mình ngay từ bây giờ.