Thoái hóa khớp là một căn bệnh xương khớp mãn tính thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi. Bệnh có thể gây đau nhức xương, sưng khớp, cứng khớp, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc đi lại, vận động. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này.
Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp là tình trạng rối loạn khớp thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 40-80. Bệnh khiến cho sụn và các mô xung quanh khớp bị bào mòn, tổn thương và khiến các cử động trở nên khó khăn hơn.
Sụn khớp là một lớp đệm bao phủ bề mặt xương, có chức năng bảo vệ, làm giảm ma sát các khớp và đóng vai trò quan trọng trong việc đi lại, vận động. Tuy nhiên theo thời gian, lớp sụn sẽ dần bị thoái hóa, trở nên sần sùi và bào mòn, các mô xung quanh khớp cũng bị tổn thương, dịch nhầy bôi trơn khớp bị suy giảm, phần xương dưới sụn bị biến dạng, xơ hóa và xuất hiện các vết nứt nhỏ. Điều này khiến cho chức năng của khớp bị suy giảm.
Thoái hóa khớp là tình trạng rối loạn khớp thường gặp
Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu bị cứng khớp vào buổi sáng. Sau khi xoa bóp và vận động 15 phút thì khớp lại hoạt động trở lại bình thường. Ở giai đoạn muộn, người bệnh sẽ bị sưng đau tại vị trí thoái hóa khớp. Ngoài ra, các cơ ở vùng cánh khớp cũng bị teo và có cảm giác lỏng lẻo, trật khớp, biến dạng khớp.
Vì vậy, người bệnh cần chú ý phát hiện và điều trị bệnh từ sớm để kiểm soát các triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.
Phân loại bệnh
Bệnh thoái hóa khớp có thể gây ảnh hưởng đến tất cả các khớp trong cơ thể, bao gồm khớp gối, háng, cổ chân, cổ tay, ngón tay,… Thông thường bệnh chỉ tiến triển ở một khớp hoặc một vài khớp, rất ít khi xảy ra ở tất cả các khớp.
- Thoái hóa khớp gối: Đây là tình trạng phổ biến nhất, xảy ra khi lớp sụn ở đầu gối bị mòn, rách hoặc tiêu biến. Khi đó xương đầu gối sẽ không còn lớp sụn bảo vệ, gây sưng viêm, đau đớn và giảm khả năng vận động của người bệnh.
- Thoái hóa khớp háng: Người bệnh khi bị thoái hóa khớp háng sẽ đi lại rất khó khăn, cơn đau có thể khởi phát nhanh chóng hoặc diễn ra âm ỉ, phần hông cứng, khó vận động.
- Thoái hóa khớp cùng chậu: Người bệnh khi bị thoái hóa khớp cùng chậu sẽ cảm thấy đau ở vùng thắt lưng, hông và xương cụt, ngồi lâu có cảm giác bị tê bì chân và mệt mỏi.
- Thoái hóa khớp bàn tay, cổ tay: Khi mắc phải căn bệnh này, lượng máu được cung cấp để nuôi dưỡng khớp bị suy giảm, gây thiếu hụt dinh dưỡng, giảm sức chịu lực trước những tác động hàng ngày lên khớp.
- Thoái hóa khớp cổ chân: Tình trạng này thường gặp ở những người trên 40 tuổi, cần vận động nhiều như cầu thủ bóng đá, vận động viên,… Ở giai đoạn nhẹ, bệnh không có triệu chứng rõ ràng nhưng ở giai đoạn nặng sẽ cảm thấy khớp cổ chân bị nặng nề, kém linh hoạt và đau nhói khi làm việc gắng sức.
- Thoái hóa đốt sống cổ: Bệnh gây ra tình trạng đau vai gáy và đau thắt lưng. Các gai xương hình thành dọc theo cột sống và tác động vào dây thần kinh cột sống. Khi đó người bệnh sẽ cảm thấy tê, ngứa ran và đau nhức dữ dội ở vùng xương cột sống.
Đối tượng bị thoái hóa khớp
Dưới đây là những đối tượng dễ mắc phải căn bệnh thoái hóa khớp hơn những người khác:
- Người cao tuổi.
- Thường xuyên làm việc tay chân, bê vác nặng trong thời gian dài.
- Thường xuyên tập luyện thể thao với cường độ mạnh, có tiền sử bị chấn thương.
- Người thừa cân béo phì.
- Người có các dị tật bẩm sinh hoặc biến dạng thứ phát sau chấn thương.
- Chế độ dinh dưỡng không khoa học lành mạnh, nghèo canxi và vitamin D.
- Trong gia đình có người thân từng bị các bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp.
Người cao tuổi là nhóm đối tượng dễ bị bệnh về xương khớp
Nguyên nhân gây bệnh
Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng thoái hóa khớp của người bệnh:
Lão hóa xương khớp do tuổi tác
Tuổi càng cao, hệ thống xương khớp càng bị lão hóa và lớp sụn khớp ngày càng yếu đi, làm tăng nguy cơ bị viêm khớp, thoái hóa khớp. Các chuyên gia cho biết, từ 65 tuổi trở đi, tình trạng thoái hóa khớp sẽ diễn ra nhanh hơn với các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Lao động nặng nhọc hoặc làm việc không đúng tư thế
Những người thường xuyên lao động nặng, làm việc quá sức sẽ khiến hệ thống xương khớp phải chịu nhiều áp lực lớn, dễ bị tổn thương và làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp. Ngoài ra tư thế lao động cũng là yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống xương khớp. Việc ngồi quá nhiều, ngồi sai tư thế, đứng quá lâu mà không thay đổi tư theessex gây áp lực lên khớp dẫn đến thoái hóa.
Thừa cân béo phì
Thừa cân béo phì sẽ làm tăng áp lực cực lớn cho hệ thống xương khớp. Từ đó khiến các khớp phải chịu nhiều tổn thương. Ngoài ra, việc dung nạp quá nhiều chất béo cũng gây ra tình trạng viêm xương khớp và làm tăng nguy cơ bị bệnh gout.
Chấn thương do tai nạn
Tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc tai nạn do chơi thể thao…. có thể gây sưng viêm và làm tăng áp lực cho các khớp. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp và các bệnh xương khớp khác.
Yếu tố di truyền
Một số người mang gen di truyền chức năng hình thành sụn bị khiếm khuyết thường dễ bị thoái hóa khớp. Nếu trong gia đình có ông bà, cha mẹ từng bị thoái hóa khớp hoặc các bệnh lý viêm khớp khác, thì nguy cơ bạn mắc phải căn bệnh này là rất cao.
Ăn uống không khoa học
Cơ thể cần cung cấp hàm lượng lớn canxi, vitamin D, kali, photpho, magie,… để xương sụn khớp luôn chắc khỏe. Vì vậy nếu chế độ ăn uống chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, chất kích thích, đường và muối sẽ khiến xương khớp bị yếu dần, tăng nguy cơ bị loãng xương, viêm khớp, thoái hóa khớp.
Triệu chứng của thoái hóa khớp
Người bệnh khi bị thoái hóa khớp sẽ xuất hiện các triệu chứng như sau:
- Đau khớp: Cơn đau khớp diễn ra âm ỉ trong thời gian dài. Người bệnh sẽ bị đau nhiều hơn khi vận động, co duỗi khớp, cơn đau có xu hướng tăng dần khi về chiều tối, lúc nửa đêm hoặc khi thời tiết thay đổi.
- Khớp sưng tấy, nóng ran: Thoái hóa khớp khiến cho các khớp bị sưng, viêm, có cảm giác nóng ran khi vận động và di chuyển.
- Cứng khớp: Người bệnh bị cứng khớp sau khi ngủ dậy hoặc khi nghỉ ngơi, tình trạng này sẽ thuyên giảm sau khi xoa bóp và vận động khớp.
- Phát ra tiếng kêu lục cục: Khi sụn khớp bị mòn, các đầu xương dễ va chạm vào nhau trong quá trình vận động. Người bệnh có thể nghe thấy tiếng kêu lục cục, lạo xạo của khớp mỗi khi đi lại.
- Hạn chế vận động: Khớp bị sưng, các cư xung quanh sẽ bị teo nhỏ hoặc yếu, gây khó khăn trong việc vận động. Người bệnh có thể không thực hiện được một số động tác như quay cổ, cúi gập người, vặn mình, ngồi xổm,…
- Biến dạng khớp: Ở giai đoạn nặng, các khớp sẽ bị biến dạng do mọc gai xương, do lệch trục khớp hoặc thoái vị màng hoạt dịch.
Người bệnh cảm thấy đau nhức xương khớp dai dẳng
Biến chứng nghiêm trọng của bệnh thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp không gây ra những biến chứng nghiêm trọng tới tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên nếu không được điều trị tích cực, bệnh có thể gây ra những tác động tiêu cực như sau:
- Dễ bị biến chứng bệnh gout khiến các cơn đau nhức sưng viêm tại khớp ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Tăng nguy cơ bị mất ngủ, lo âu, trầm cảm.
- Dễ bị tăng cân, béo phì do ít đi lại vận động.
- Vôi hóa sụn khớp khiến tình trạng viêm ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Xương bị hoại tử nghiêm trọng.
- Tăng nguy cơ bị loãng xương và mất xương.
- Chảy máu hoặc nhiễm trùng.
- Gân và hệ thống dây chằng quanh khớp bị tổn thương nghiêm trọng.
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán chính xác bệnh thoái hóa khớp, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng để nắm rõ các thông tin về triệu chứng, tiền sử bệnh, thói quen ăn uống, sinh hoạt, làm việc của người bệnh. Sau đó sẽ thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu như sau:
- Chụp X-quang: Chụp X-quang xương sẽ giúp phát hiện ra khoảng cách giữa các khe khớp trong xương và các gai xương mọc xung quanh khớp.
- Siêu âm khớp: Thông qua hình ảnh siêu âm khớp có thể thấy được những mảnh vụn thoái hóa khớp và xem người bệnh có bị tràn màng dịch khớp hay không.
- Chụp MRI hoặc chụp CT: Chụp cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp sẽ cho hình ảnh chi tiết về xương và mô sụn, giúp cung cấp thêm những thông tin cho các ca bệnh phức tạp.
- Xét nghiệm máu và nước tiểu: Các xét nghiệm máu và nước tiểu sẽ giúp bác sĩ loại trừ nguyên nhân gây bệnh là do viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, gout…
- Kiểm tra, phân tích dịch khớp: Lấy mẫu dịch bên trong khớp để xét nghiệm nhằm kiểm tra tình trạng hiện tại của khớp và các bệnh lý liên quan.
Điều trị bệnh thoái hóa khớp
Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp. Dựa theo tình trạng sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn phương pháp điều trị phù hợp.
Chữa bệnh bằng thuốc Tây y
Các bệnh lý về xương khớp không thể chữa khỏi hoàn toàn. Việc dùng thuốc chỉ có tác dụng kháng viêm, giảm đau và kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc chữa bệnh thoái hóa khớp phổ biến, người bệnh có thể tham khảo:
Chữa bệnh thoái hóa khớp bằng thuốc Tây y
- Thuốc giảm đau thông thường: Thuốc được dùng để giảm đau nhức xương khớp ở mức độ nhẹ đến trung bình. Chúng có khả năng ức chế enzyme cyclooxygenase ở hệ thần kinh trung ương nhằm giảm quá trình tổng hợp chất trung gian gây đau prostaglandin.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau mạnh. Tuy nhiên nhóm thuốc này lại gây ra nhiều tác dụng phụ như ù tai, suy gan, chảy máu kéo dài, suy tủy, viêm thận, suy thận, giảm bạch cầu,… nếu dùng trong thời gian dài.
- Thuốc giảm đau gây nghiện (opioids): Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau khớp cho những trường hợp bị đau từ trung bình đến nặng. Đồng thời thuốc cũng hỗ trợ an thần, giúp người bệnh dễ ngủ hơn. Người bệnh muốn dùng cần có chỉ định của bác sĩ và cần phải theo dõi chặt chẽ trong thời gian sử dụng.
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Nhóm thuốc này được sử dụng cho những người bị đau khớp nghiêm trọng, cơn đau kéo dài và âm ỉ, bao gồm các thuốc Amitriptyline, Butriptyline, Imipramine, Metapramine, Noxiptilline, Doxepin,… Chú ý không dùng thuốc cho người bị nhồi máu cơ tim.
- Tiêm corticosteroid: Đối với những trường hợp bị viêm và đau nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm corticosteroid. Đây là hoạt chất có tác dụng tương tự như hormone cortisone, có tác dụng ức chế miễn dịch, giảm hiện tượng đau nhức sưng viêm của khớp. Thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nên cần chú ý khi sử dụng.
Sử dụng thuốc Đông y
Theo Đông y, thoái hóa khớp xảy ra do tạng can hư, phong hàn thấp xâm nhập vào xương khớp, kinh lạc, khiến khí huyết ngưng trệ. Người già hoặc những người mắc bệnh lâu ngày sẽ dẫn đến can thận hư, can huyết hư, không nuôi dưỡng được sụn khớp và gây ra tình trạng thoái hóa.
Các bài thuốc Đông y đều sử dụng 100% nguồn dược liệu tự nhiên, an toàn và lành tính. Người bệnh có thể dùng lâu dài mà không gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là một số bài thuốc nổi tiếng người bệnh có thể tham khảo:
Bài thuốc 1:
- Thành phần: Phòng phong, chích thảo, xuyên khung, đương quy, đảng sâm, địa hoàng, tần giao, độc hoạt, phục linh, bạch thược, ngưu tất, đỗ trọng, tế tân, tang ký sinh, quế tăm.
- Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên đem rửa sạch, sắc với 3-4 chén nước. Đun sôi đến khi cạn còn 1-2 bát nước thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành nhiều lần và sử dụng hết trong ngày. Nên dùng thuốc sau bữa ăn để thuốc phát huy được hết công dụng.
Bài thuốc 2:
- Thành phần: Đương quy, xuyên khung, thiên niên kiện, phòng kỷ, hoàng bá, phòng phong, thương truật, ngưu tất, quế chi và một số nguyên liệu khác.
- Cách thực hiện: Tất cả các nguyên liệu trên đem rửa sạch, sắc cùng với một lượng nước vừa đủ. Đun sôi nhỏ lửa cho đến khi nước thuốc cạn còn 1 nửa thì tắt bếp. Chia thuốc thành khoảng 2-3 phần và uống hết trong ngày. Kiên trì sử dụng sau khoảng 10 ngày người bệnh sẽ thấy tình trạng đau nhức xương được cải thiện.
Bài thuốc 3:
- Thành phần: Kê huyết đẳng, đương quy, kim ngân hoa, hoàng kỳ, tang chi, dạ giao đằng, ngưu tất, liên kiều, tang ký sinh, tần giao, cam thảo.
- Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu trên và đem đun với lượng nước vừa đủ. Khi nước sôi bạn vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun đến khi cạn còn 1 nửa thì tắt bếp. Dùng thuốc đều đặn mỗi ngày 1 thang để cải thiện tình trạng sưng đau phù nề tại khớp.
Những bài thuốc Đông y được bào chế từ nguyên liệu tự nhiên an toàn lành tính
Áp dụng mẹo dân gian
Để hạn chế việc phải dùng quá nhiều thuốc Tây, người bệnh khi mới bị thoái hóa khớp ở giai đoạn nhẹ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị sau:
Cây ngải cứu: Ngải cứu có tác dụng giảm nhức sưng viêm, làm chậm quá trình thoái hóa tại các khớp. Ngoài ra sử dụng ngải cứu còn giúp tăng cường lưu thông máu và giảm hiện tượng cứng khớp.
- Chuẩn bị 200g lá cây ngải cứu.
- Rửa sạch và để ráo nước.
- Cho lá lên bếp sao vàng với một ít muối hạt.
- Bọc lá ngải cứu vào một tấm vải mỏng sạch.
- Chườm ấm lên những vị trí bị đau nhức khớp.
- Mỗi ngày thực hiện khoảng 2 lần vào sáng và tối, mỗi lần 15 phút.
Lá lốt: Lá lốt là nguyên liệu quen thuộc, rất an toàn lành tính, có tác dụng giảm đau, chống viêm rất tốt. Người bệnh có thể sử dụng nguyên liệu này để cải thiện các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp.
- Chuẩn bị khoảng 200g lá lốt sau đó đem rửa sạch.
- Cho vào nồi đun với 2 lít nước trong 5 phút.
- Gạn lấy nước lá lốt để uống trong ngày.
- Sử dụng đều đặn cho đến khi tình trạng đau nhức xương khớp được thuyên giảm.
Rễ đinh lăng: Trong thành phần của rễ cây đinh lăng có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các axit amin. Chúng có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể và giúp xương khớp thêm dẻo dai, linh hoạt.
- Chuẩn bị 30g rễ đinh lăng, rửa sạch, thái nhỏ và đem sao vàng.
- Cho nguyên liệu này vào nồi và sắc cùng với 2 lít nước.
- Đun sôi nhỏ lửa đến khi cạn còn 1 lít thì tắt bếp.
- Uống thay nước lọc trong ngày.
Xương rồng: Xương rồng có tác dụng tiêu viêm, khu trừ phong thấp, giúp cải thiện các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Nguyên liệu này sẽ hỗ trợ giảm đau và ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu khác.
- Chuẩn bị khoảng 2 đến 3 nhánh xương rồng bẹ.
- Cắt bỏ hết phần gai rồi ngâm trong nước muối để loại bỏ nhựa.
- Sau đó vớt xương rồng ra và đợi ráo nước.
- Cho bẹ xương rồng lên bếp than hồng hơ nóng 2 mặt khoảng 5 phút.
- Bọc xương rồng trong lớp vải sạch và đắp lên vị trí bị đau.
- Khi nguội thì tiếp tục nướng lại.
Người bệnh có thể cải thiện bệnh bằng các nguyên liệu dân gian
Dinh dưỡng cho người bệnh
Những người bị thoái hóa khớp nên duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học để kiểm soát bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm người bệnh nên và không nên sử dụng:
Thực phẩm nên dùng:
- Thực phẩm giàu omega 3: Bao gồm các loại thực phẩm như cá hồi, cá thu, cá trích, trứng cá, hạt chia, hàu, óc chó, hạnh nhân, đậu nành, cá mòi, cá cơm, mắc ca,… Nhóm thực phẩm này có tác dụng kháng viêm, giảm sưng đau khớp, ức chế quá trình phá hủy sụn khớp.
- Trái cây: Một số loại trái cây tốt cho xương khớp bao gồm cam, quýt, bưởi, dâu tây, kiwi, chuối,… Những loại quả này rất giàu vitamin C, vitamin K, magie, kali, canxi và kẽm. Chúng có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa loãng xương, mất xương, giúp xương chắc khỏe.
- Rau củ: Một số loại rau củ như bông cải xanh, cà chua, cà rốt, bí, nấm hương, cải xoăn, cần tây… đều có chứa hàm lượng chất xơ và vitamin dồi dào. Chúng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa tình trạng loãng xương hiệu quả.
- Quả hạch: Những loại quả hạch như mắc ca, hạt điều, hạnh nhân, óc chó,… đều có chứa chất xơ, protein, omega 3, vitamin E, magie và chất béo lành mạnh. Chúng có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả, rất tốt đối với những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp.
Thực phẩm nên hạn chế sử dụng:
- Thực phẩm nhiều đường: Nhóm thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ bị sưng viêm và tổn thương ở các khớp nếu bạn tiêu thụ quá nhiều.
- Thực phẩm nhiều muối: Nhóm thực phẩm này làm tăng lượng natri trong máu, thúc đẩy quá trình lão hóa tế bào. Bên cạnh đó, muối cũng gây mất canxi trong xương, khiến xương bị yếu dần và dễ gãy hơn.
- Thịt đỏ: Các loại thịt đỏ chứa nhiều chất béo và cholesterol, tăng nguy cơ bị sưng viêm, đau nhức khớp, khiến bệnh thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
- Rượu bia và thuốc lá: Các chất kích thích như rượu bia thuốc lá cũng gây tác động không nhỏ đến xương khớp. Chúng làm tăng tốc độ lão hóa khớp và tích tụ các chất độc trong cơ thể.
- Thực phẩm đóng hộp: Thực phẩm đóng hộp có chứa sulfit và các chất bảo quản, chúng có thể gây lão hóa, sưng viêm tại các khớp, khiến cơn đau nhức diễn ra với tần suất nhiều hơn.
Người bệnh nên tránh sử dụng các loại thực phẩm nhiều muối
Phòng ngừa thoái hóa khớp
Bệnh thoái hóa khớp tuy không đe dọa đến tính mạng của người bệnh nhưng lại gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến quá trình vận động đi lại của người bệnh. Do đó ngay từ hôm nay bạn cần có ý thức phòng ngừa bệnh bằng cách xây dựng cho mình thói quen ăn uống, sinh hoạt phù hợp, lành mạnh.
Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa bạn có thể tham khảo:
- Tăng cường vận động thể dục thể thao để giúp xương khớp được dẻo dai, linh hoạt hơn. Một số bộ môn thể dục phù hợp với người thoái hóa khớp đó là bởi lội, đi bộ, squat, yoga,… Tuy nhiên người bệnh không nên tập luyện quá sức, mỗi ngày chỉ cần tập từ 30-45 phút là đủ.
- Duy trì trọng lượng của cơ thể ở mức hài hòa, cân đối, tránh làm tăng áp lực cho xương khớp.
- Trong sinh hoạt và làm việc, không nên ngồi hoặc đứng quá lâu, không bê vác nặng trong thời gian dài. Đối với dân văn phòng, cứ khoảng 1-2 giờ làm việc thì bạn đứng dậy vận động 5-10 phút để xương khớp được thư giãn.
- Nên ăn uống đủ chất, uống nhiều nước để bôi trơn các khớp. Đồng thời loại bỏ thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia để giúp xương khớp luôn khỏe mạnh.
- Nên đi thăm khám bác sĩ ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của xương khớp. Tránh để bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng sẽ rất khó điều trị.
Thoái hóa khớp là một căn bệnh mãn tính, diễn biến dai dẳng và làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy việc thăm khám và điều trị từ sớm là rất quan trọng. Đồng thời bệnh nhân cũng cần thiết lập lại một chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi cho phù hợp, nhằm hạn chế tối đa những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
Cập nhật 9:45 AM , 18/08/2023