Số người mắc bệnh thoái hóa khớp theo thống kê những năm gần đây ngày càng gia tăng. Không chỉ người già mà nhiều người trẻ trong độ tuổi 30 cũng mắc bệnh. Để tránh những biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên hiểu rõ về bệnh, điều trị đúng cách, phòng ngừa kịp thời.
Tổng quan về thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp tên tiếng anh là Osteoarthritis hay Degenerative arthritis. Đây là hiện tượng rối loạn mãn tính ở khớp xương làm tổn thương, mòn sụn; ảnh hưởng mô cơ xung quanh, giảm lượng dịch khớp, hạn chế vận động.
Tỷ lệ người mắc
Tại Việt Nam, theo thống kê tỉ lệ người bị thoái hóa khớp gia tăng ở từng độ tuổi. Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng tăng.
- 30% người trên 35 tuổi
- 60% người trên 65 tuổi
- 85% người trên 85 tuổi
Nghiên cứu được tạp chí The Lancet Rheumatology dự đoán đến năm 2050 có gần 1 tỷ người bị thoái hóa.
Vị trí thoái hóa khớp
Tất cả các khớp xương trên cơ thể con người đều có thể bị thoái hóa. Tuy nhiên phổ biến nhất là các khớp lớn
- Thoái hóa khớp gối
- Thoái hóa khớp háng
- Thoái hóa khớp vai
- Thoái hóa khớp cùng chậu
- Thoái hóa khớp cổ tay, bàn tay
- Thoái hóa khớp cổ chân
Các giai đoạn thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp được chia thành 4 giai đoạn:
Giai đoạn I
Giai đoạn đầu của thoái hóa, không có biểu hiện rõ ràng do đó khó phát hiện. Thường bệnh nhân chỉ biết khi đi khám tổng quát hoặc, gặp chấn thương cần chụp chiếu. Có những bệnh nhân chỉ đau thoáng qua rồi tự hết gây nhầm lẫn sang mỏi cơ, sai tư thế khi nằm, làm việc. Tuy diễn biến âm thầm nhưng khả năng chuyển sang giai đoạn 2 lại nhanh nếu không phát hiện.
Giai đoạn II
Ở giai đoạn này mức độ đau nhức tăng lên, tần suất đau cũng nhiều hơn. Đau nhức thường sẽ xuất hiện khi làm việc nặng, đi bộ chạy bộ trên quãng đường dài, sáng ngủ dậy có thể bị cứng. Khi chụp Xquang có thể thấy sự xuất hiện của gai xương.
Giai đoạn III
Mức độ tổn thương nặng nề gây ra những triệu chứng rõ rệt hơn. Cơn đau có thể đến bất cứ lúc nào cả khi vận động nặng, đi đứng, cử động, tập thể dục thể thao thậm chí cả khi ngủ dậy. Ngoài đau, cứng khớp người bệnh còn nghe thấy tiếng kêu khi co duỗi, leo cầu thang… Chụp Xquang có thể thấy sụn khớp bị bào mòn nhiều, lượng dịch ở khớp gối ít.
Giai đoạn IV
Là giai đoạn nặng nhất, sụn khớp gần như bị bào mòn hết, dịch cạn, không còn khả năng phục hồi như ban đầu, khớp cứng, đầu xương biến dạng, khả năng vận động của khớp bị hạn chế. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn dữ dội khi cử động.
Triệu chứng thoái hóa khớp
Mỗi vị trí sẽ có biểu hiện đặc trưng khi bị thoái hóa. Dấu hiệu phổ biến, chung nhất là
- Đau nhức ở khớp: Từ âm ỉ, thoảng qua đến đau dữ dội, nhức buốt kéo dài
- Cứng khớp: Thường xuất hiện vào buổi sáng khi mới ngủ dậy hoặc để khớp bất động thời gian dài
- Khớp nóng, có tiếng kêu khi cử động: Tại vị trí khớp thoái hóa nóng ran, có thể sưng đỏ. Khi cử động khớp như xoay, di chuyển nghe thấy tiếng kêu lục khục
- Khớp bị teo cơ, biến dạng: Xảy ra khi thoái hóa khớp nặng, có thể quan sát bằng mắt thường khớp bị biến dạng to hơn, cơ thì teo so với bên còn lại.
Hình ảnh thoái hóa khớp
- Hình ảnh thoái hóa khớp gối
- Hình ảnh thoái hóa khớp háng
- Hình ảnh thoái hóa khớp vai
- Hình ảnh thoái hóa khớp tay
- Hình ảnh thoái hóa khớp cổ chân
Nguyên nhân gây thoái hóa
Thoái hóa khớp xảy ra do nhiều nguyên nhân:
- Yếu tố tuổi tác: Tuổi cao, quá trình lão hóa của xương khớp, mô cơ diễn ra mạnh mẽ. Theo thời gian lớp sụn bị bào mòn, mô cơ suy yếu.
- Béo phì: Trọng lượng cơ thể càng lớn càng gây áp lực, tổn thương cho khớp đặc biệt là khớp gối, háng, hông
- Chấn thương: Là điều kiện thuận lợi để khớp thoái hóa, tổn thương sớm hơn bình thường.
- Tính chất công việc: Người làm việc nặng, di chuyển nhiều, ngồi nhiều hoặc ít vận động đều gia tăng áp lực cho khớp xương
Yếu tố nguy cơ khác
- Sai tư thế sinh hoạt, vận động
- Yếu tố di truyền
- Do mắc các bệnh xương khớp khác như viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp
- Bị dị tật khớp bẩm sinh
…
Đối tượng mắc bệnh
Những người có nguy cơ bị thoái hóa khớp chủ yếu thuộc các nhóm dưới đây:
- Người cao tuổi
- Người làm công việc chân thay, thường xuyên mang vác nặng, công nhân may, nông dân
- Những người làm công việc văn phòng, đi đứng nhiều trên giày cao gót
- Người bị thừa cân, béo phì
- Người chơi thể thao, vận động viên
Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp có thể nhầm lẫn với một số bệnh xương khớp khác do đó người bệnh cần thăm khám để chẩn đoán đúng bệnh, đúng giai đoạn.
- Chụp Xquang: Giúp phát hiện sự xuất hiện của gai xương; tổn thương tại sụn, đầu xương; hẹp khe khớp
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Quan sát hình ảnh khớp theo không gian 3 chiều, phát hiện được sự bất thường ở sụn khớp, mô cơ, màng hoạt dịch
- Nội soi khớp: Quan sát trực tiếp tổn thương của sụn khớp
- Siêu âm khớp: Đánh giá tình trạng hẹp khe khớp, gai xương, màng hoạt dịch
Thoái hóa khớp có nguy hiểm không?
Thoái hóa khớp khi không được phát hiện, xử lý kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến khớp xương, sức khỏe.
- Đau nhức dữ dội, dai dẳng khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn
- Khớp bị mọc gai, biến dạng
- Teo cơ, tê bì, khớp yếu hơn, cử động bị hạn chế
- Mất hoàn toàn khả năng vận động ở khớp, liệt
- Cách điều trị thoái hóa khớp
Cách điều trị bệnh thoái hóa khớp
Hiện có rất nhiều phương pháp người bệnh thoái hóa khớp có thể lựa chọn, điều trị. Tùy theo mức độ nặng nhẹ, chỉ dẫn của bác sĩ sau thăm khám.
Chữa thoái hóa khớp tại nhà
Là những mẹo, cách được mọi người chia sẻ, truyền tai nhau áp dụng từ xa xưa. Chủ yếu dùng các nguyên liệu có sẵn, dễ kiếm, chi phí thấp. Phổ biến nhất là:
- Ngải cứu rang muối chườm: Dùng 1 nắm ngải cứu trắng, rửa sạch, để ráo nước. Cho ngải cứu là muối hạt vào rang nóng trên chảo đến khi thơm. Đổ hỗn hợp ra miếng vải sạch để nguội bớt rồi đắp chườm lên khớp.
- Ngâm rượu gừng xoa bóp: Sử dụng 1kg gừng tươi, 2 lít rượu trắng, 1 lọ thủy tinh. Gừng rửa sạch, thái lát mỏng hoặc đập dập. Cho gừng vào lọ thủy tinh đổ rượu vào ngâm đậy kín nắp. Khoảng 20 ngày có thể đổ ra xoa bóp vào vị trí khớp bị đau do thoái hóa.
- Lá lốt: Lấy 30gr lá lốt tươi, rửa sạch cho vào nồi cùng 1,5 lít nước đun sôi 3-5 phút, thêm muối vào tắt bếp. Đổ ra chậu đợi nước ấm hoặc thêm nước lạnh vào ngâm chân, tay với nước khoảng 10-15 phút. Thực hiện đều đặn mỗi ngày.
Dùng thuốc điều trị thoái hóa khớp
Sau thăm khám, tùy mức độ bệnh bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thoái hóa khớp dùng các loại thuốc phù hợp. Phổ biến nhất là các nhóm thuốc:
- Thuốc giảm đau đơn thuần: Acetaminophen, Paracetamol
- Thuốc kháng viêm không steroid: Diclofenac, Aspirin
- Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm
- Thuốc giãn cơ: Myonal, Varafil,…
- Thuốc tiêm nội khớp
- Thuốc bổ sung chất nhày
Phẫu thuật khớp bị thoái hóa
Trường hợp thoái hóa khớp nặng, người bệnh không đáp ứng thuốc bác sĩ sẽ chỉ định một trong những phương pháp phẫu thuật khớp sau:
- Phẫu thuật nội soi làm sạch
- Phẫu thuật nội soi tạo tổn thương dưới sụn
- Ghép tế bào sụn tự thân
- Đục xương sửa trục
- Thay khớp
Đông y trị thoái hóa khớp
Phương pháp điều trị có khả năng tác động vào gốc, hiệu quả chậm nhưng chắc. Đòi hỏi sự kiên trì, tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, thầy thuốc y học cổ truyền.
Đông y chia thoái hóa khớp thành từng thể bệnh. Mỗi đơn vị Y học cổ truyền lại có công thức bào chế, gia giảm khác nhau.
Phòng tránh thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là quá trình tự nhiên của cơ thể chính vì vậy các biện pháp phòng ngừa chỉ có tác dụng làm chậm quá trình này cũng như giảm mức độ tổn thương cho khớp.
- Thay đổi tác tư thế xấu gây hại cho khớp xương
- Làm việc, đứng dậy đi lại, nghỉ ngơi hợp lý
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, thường xuyên, nên khởi động trước để tránh chấn thương
- Giảm cân, giữ cân nặng hợp lý trong trường hợp bị thừa cân, béo phì
- Ăn đầy đủ chất, uống đủ nước, đặc biệt bổ sung canxi, vitamin D, omega 3 sau độ tuổi 30
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện tổn thương, can thiệp đúng lúc.
Câu hỏi thường gặp
Tính đến hiện nay cả y học hiện đại và y học cổ truyền đều chưa tìm ra phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp. Các cách chữa hiện nhằm mục tiêu kiểm soát triệu chứng, làm lành tổn thương, phục hồi khả năng vận động cũng như làm chậm quá trình thoái hóa khớp, ngăn ngừa biến chứng xấu xảy ra.
Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng một phần đến quá trình thoái hóa khớp. Bởi vậy ngoài phương pháp điều trị người bệnh cần chú ý các loại thực phẩm nên ăn, nên kiêng dưới đây:
NÊN ĂN
- Nhóm thực phẩm có khả năng chống viêm - Omega3: Có nhiều trong cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá cơm...
- Nhóm thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa thoái hóa gồm thực phẩm giàu vitamin A, C, E có nhiều trong các loại củ quả như dâu tây, bơ, ớt chuông, dưa hấu, nho, cải bắp...
- Thực phẩm giàu canxi giúp xương chắc khỏe, duy trì mật độ xương có trong sữa và các sản phẩm từ sữa
- Ngũ cốc và các loại đậu nguyên hạt chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho người bị thoái hóa xương khớp như quả óc chó, yến mạch, các loại đậu
NÊN KIÊNG
- Các loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, thức ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ
- Thực phẩm nhiều đường, muối trong đồ khô, thực phẩm muối chua như dưa cà
- Tránh thực phẩm chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, hay các loại đồ uống có gas, nước ngọt
Câu trả lời là có.
Lợi ích của đi bộ với người bị thoái hóa khớp gối là giúp nuôi dưỡng, bảo vệ khớp gối; duy trì tính linh hoạt, tăng lưu thông máu ngừa teo cơ
Tuy nhiên người bệnh cần phải đi bộ đúng cách, hợp lý.
- Đi quãng đường ngắn, bằng phẳng
- Đi tốc độ chậm, di chuyển nhịp nhàng
- Thời gian tập luyện vào sáng sớm hoặc buổi tối
- Khi đi bộ thấy đau cần dừng lại nghỉ ngơi, không gắng sức.
Thoái hóa khớp có thể kiểm soát hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách. Do đó nếu thấy dấu hiệu đau nhức bất thường ở bất cứ khớp nào bạn hãy đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và chữa trị theo phác đồ của bác sĩ.
Cập nhật 2:59 PM , 16/04/2024