Trào ngược dạ dày nguyên nhân do đâu? Dấu hiệu và điều trị

11:17 AM , 18/08/2023

Trào ngược dạ dày, còn được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD – Gastroesophageal Reflux Disease), là một tình trạng mà dịch dạ dày, chủ yếu là axít dạ dày, trào ngược lên thực quản (ống dẫn thức ăn từ miệng xuống dạ dày) và gây ra các triệu chứng không thoải mái. Đây là một vấn đề phổ biến và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh. Các triệu chứng của bệnh nếu diễn ra kéo dài sẽ khiến người bệnh ăn không ngon, gây suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Trào ngược dạ dày là hiện tượng dịch vị tiêu hóa từ dạ dày trào ngược lên thực quản

Trào ngược dạ dày là hiện tượng dịch vị tiêu hóa từ dạ dày trào ngược lên thực quản

Trào ngược dạ dày là gì? Nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày là vấn đề về tiêu hóa xảy ra khá phổ biến, bất cứ ai cũng thể mắc phải. Tên khoa học của bệnh trào ngược dạ dày là Gastroesophageal Reflux Disease (GERD), đây là hiện tượng dịch tiêu hóa bên trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản gây kích thích đến lớp niêm mạc lót trong cơ quan này. Thông thường, thức ăn sau khi vào khoang miệng sẽ được đưa xuống thực quản rồi đến dạ dày để thực hiện chức năng tiêu hóa. Cơ vòng thực quản là cơ quan nối liền giữa thực quản và dạ dày, sau khi thức ăn đến dạ dày chúng sẽ tự động đóng lại để ngăn ngừa hiện tượng trào ngược.

Nếu hoạt động của cơ hoành gặp vấn đề, thức ăn từ dạ dày sẽ theo đó trào ngược lên trên thực quản và gây ra các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua,…Bác sĩ chuyên khoa cho biết, trào ngược dạ dày là bệnh lý không quá nguy hiểm. Nhưng nếu để tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh và làm gia tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng như:

  • Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: Acid dạ dày trào ngược lên trên sẽ tác động tiêu cực đến hệ hô hấp của người bệnh. Lúc này, người bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản,.. với các triệu chứng đặc trưng là thở khò khè, khàn giọng, ho kéo dài,…
  • Loét thực quản: Dịch vị dạ dày khi trào ngược lên trên sẽ gây tổn thương đến lớp niêm mạc lót trong thực quản. Lâu dần sẽ hình thành nên vết viêm loét gây đau đớn và chảy máu.
  • Barrett thực quản: Đây là một trong những biến chứng khá nguy hiểm của căn bệnh này. Barrett thực quản sẽ làm gia tăng nguy cơ hình thành tế bào ác tính gây ra bệnh ung thư.
  • Ung thư thực quản: Trào ngược dạ dày nếu không được điều trị còn có nguy cơ biến chứng sang ung thư, đây là biến chứng nguy hiểm nhất của căn bệnh này. Nếu không tiến hành điều trị kịp thời sẽ khiến sức khỏe của người bệnh bị giảm sút và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Để hạn chế tình nguy cơ phát sinh biến chứng, bạn nên thăm khám và điều trị chuyên khoa ngay khi có các dấu hiệu của bệnh. Đồng thời, hình thành cho bản thân thói quen ăn uống và sinh hoạt tích cực trong suốt quá trình điều trị bệnh.

Các triệu chứng do bệnh gây ra khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và ảnh hưởng đến công việc hàng ngày

Các triệu chứng do bệnh gây ra khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và ảnh hưởng đến công việc hàng ngày

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày

Nguyên nhân chính gây ra bệnh trào ngược dạ dày là sự suy yếu của cơ thắt thực quản. Khi chúng đóng không chặt, dịch vị do dạ dày tiết ra để tiêu hóa thức ăn sẽ trào ngược lên trên và gây ra bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể khởi phát khi dạ dày tiết ra acid tiêu hóa quá nhiều khiến sức chứa của dạ dày bị quá tải và kích thích khởi phát triệu chứng của bệnh. Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày mà bạn cần lưu ý là:

  • Tác dụng phụ của thuốc Tây y: Trào ngược dạ dày có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây y như Aspirin, Cholecystokinine, Glucagon,…
  • Lạm dụng thuốc lá, rượu bia: Các loại đồ uống có cồn và thuốc là là nhóm thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tác động tiêu cực đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Nếu bạn có thói quen lạm dụng nhóm thực phẩm này sẽ tạo cơ hội cho bệnh trào ngược dạ dày khởi phát.
  • Do bệnh lý: Nếu đang mắc một số bệnh lý tại dạ dày hoặc thực quản như nhiễm trùng thực quản, tổn thương thần kinh phó giao cảm thực quản, viêm loét dạ dày, hẹp hang môn vị dạ dày,… sẽ làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Thói quen ăn uống: Các thói quen ăn uống gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và dễ gây ra bệnh trào ngược dạ dày là ăn quá no, sử dụng các loại thực phẩm khó tiêu, uống nước ngọt có gas,…
  • Yếu tố khác: Ngoài ra, bệnh cũng rất dễ khởi phát ở những người bị căng thẳng kéo dài, thừa cân – béo phì, phụ nữ đang mang thai,…

Dựa vào các nguyên nhân gây ra bệnh ở trên, bạn hãy chủ động đưa ra các biện pháp phòng ngừa bệnh cho bản thân. Tránh để hiện tượng trào ngược dạ dày tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Dấu hiệu nhận biết trào ngược dạ dày

Việc nắm rõ được các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết ra bệnh ở giai đoạn sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời. Tránh để bệnh diễn ra kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và phát sinh biến chứng đe dọa đến sức khỏe. Dưới đây là tổng hợp các dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày bạn có thể tham khảo:

Dịch vị trào ngược lên thực quản đã gây kích thích đến cơ quan này và tạo ra cảm giác buồn nôn, nôn

Dịch vị trào ngược lên thực quản đã gây kích thích đến cơ quan này và tạo ra cảm giác buồn nôn, nôn

  • Ợ nóng, ợ hơi và ợ chua: Các triệu chứng này thường xảy ra sau khi ăn no hoặc khi nằm ngủ. Khi về đêm thì trạng này sẽ diễn ra với tần suất ngày càng nhiều. Sau khi ợ, người bệnh sẽ có cảm giác nóng rát ở vùng cổ họng rất khó chịu và để lại vị chua trong miệng.
  • Buồn nôn: Đây là một trong những dấu hiệu giúp bạn nhận biết ra căn bệnh này. Khi dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ gây kích thích đến niêm mạc họng và gây ra cảm giác buồn nôn. Ở những trường hợp bệnh nặng sẽ nôn ra thức ăn hoặc dịch vị. Tình trạng này có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào nhưng thường gặp nhất là vào ban đêm hoặc khi nằm ngang.
  • Đau thượng vị: Trào ngược dạ dày còn gây ra tình trạng đau tức vùng thượng vị. Khi bị trào ngược, các sợi thần kinh trong niêm mạc thực quản sẽ bị hàm lượng acid trong dịch vị dạ dày kích thích gây đau tức.
  • Triệu chứng khác: Ngoài các triệu chứng thường gặp ở trên, người bệnh còn phải đối mặt với tình trạng ho và khàn giọng, tiết nhiều nước bọt, khó nuốt, đắng miệng, ăn không ngon, hen suyễn, viêm thanh quản,…

Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày

Khi có dấu hiệu của bệnh, bạn nên thăm khám chuyên khoa càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh bằng cách kiểm tra triệu chứng lâm sàng và yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm như nội soi, theo dõi độ pH thực quản, chụp x-quang,… Sau khi đã có kết quả chẩn đoán chính xác về bệnh lý, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp điều trị phù hợp nhất giúp nhanh chóng kiểm soát tình trạng bệnh.

Điều trị bằng Tây y

Đây là phương pháp chữa bệnh được ưu tiên áp dụng hiện nay. Thành phần dược tính trong thuốc Tây y sau khi đi vào cơ thể sẽ đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Dựa vào triệu chứng và mức độ nặng nhẹ của từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc điều trị sao cho phù hợp. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến là:

Sử dụng thuốc Tây y trị bệnh theo đúng đơn kê của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Sử dụng thuốc Tây y trị bệnh theo đúng đơn kê của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe

  • Thuốc ức chế bơm proton: Esomeprazole, Rabeprazole, Omeprazole,…
  • Thuốc trung hòa acid: Tums, Pepto-Bismol, Mylanta,…
  • Thuốc tạo lớp màng ngăn giữa dạ dày và thực quản
  • Thuốc tăng cường co thắt thực quản

Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc Tây y, bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng hoặc sử dụng thuốc trị bệnh kéo dài khi chưa có chỉ định của chuyên gia, điều này sẽ gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Sau khi dùng thuốc Tây y, nếu tình trạng bệnh vẫn không được cải thiện thì bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện phẫu thuật. Phẫu thuật điều trị bệnh có tác dụng củng cố hoạt động của cơ vòng thực quản, giúp ngăn chặn dịch vị dạ dày trào ngược lên trên. Dựa vào tình trạng bệnh của mỗi người, bác sẽ sẽ chỉ định mổ hở hay mổ nội soi.

Điều trị bằng mẹo dân gian

Ngoài cách dùng thuốc Tây y trị bệnh ở trên, bạn cũng có thể tận dụng các loại thảo dược trong tự nhiên để cải thiện triệu chứng của bệnh. Đây là những bài thuốc chữa bệnh lưu truyền rộng rãi trong dân gian và được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, hiệu quả trị bệnh mà các bài thuốc này mang lại rất chậm, người bệnh phải sử dụng đều đặn trong khoảng thời gian khá dài thì bệnh mới chuyển biến tốt. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

  • Dùng lá trầu không: Rửa sạch 3 – 4 lá trầu không tươi, dùng tay vò nát rồi cho vào ấm trà hãm cùng với 100ml nước nóng. Hãm trong vòng 15 phút cho dược tính trong lá trầu không tan vào trong nước rồi sử dụng để uống. Nên uống nước này ngay khi còn ấm để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Dùng lá tía tô: Rửa sạch một nắm lá tía tô rồi cho vào nồi đun sôi cùng với 500ml nước. Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa lại, tiếp tục đun khoảng 10 phút nữa thì tắt bếp. Chắt lấy lượng nước thu được, chia thành nhiều phần dùng để uống trong ngày. Lượng nước sắc chưa sử dụng bạn nên bảo quản trong bình giữ nhiệt để giữ được độ ấm của nước.
  • Dùng mật ong và gừng: Ở bài thuốc này người bệnh nên chuẩn bị gừng tươi và mật ong nguyên chất. Gừng đem rửa sạch, thái nhỏ rồi ép lấy nước cốt. Cho 2 thìa mật ong và nước ép gừng vào một cốc nước nóng, dùng thìa khuấy đều lên rồi dùng để uống ngay sau đó.

Uống trà gừng pha mật ong mỗi ngày để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh

Uống trà gừng pha mật ong mỗi ngày để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh

Biện pháp phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày rất dễ tái phát trở lại nếu bạn vẫn tiếp tục duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học. Để phòng ngừa bệnh lý này, bạn cần phải loại bỏ các thói quen sinh hoạt xấu và điều chỉnh lại sao cho hợp lý. Cụ thể là:

  • Ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn để sử dụng, không nằm sau khi ăn, không nên ăn quá nhiều vào buổi tối,… Người bệnh nên ăn uống theo chế độ ít đường và tinh bột sẽ có tác dụng cải thiện tình trạng ợ nóng và trào ngược khá hiệu quả.
  • Bổ sung vào thực đơn ăn uống các loại thực phẩm tốt cho dạ dày như trái cây và rau củ tươi, chất béo thực vật, yến mạch, các loại đậu, thịt nạc, sữa chua,… Sử dụng thêm các loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh như nghệ, mật ong, lá tía tô, nha đam,… Nhai kẹo cao su sẽ có tác dụng tăng tiết nước bọt và trung hòa acid dạ dày
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có vị chua (trái cây họ cam quýt), đồ ăn có gia vị cay nóng, hành tây sống,… Kiêng các loại đồ uống có cồn, nước ngọt có gas, cà phê, thuốc lá,… giúp mang lại hiệu quả phòng bệnh khá tốt.
  • Để phòng ngừa tình trạng trào ngược dạ dày, bạn nên điều chỉnh lại tư thế nghỉ ngơi và ngủ sao cho hợp lý. Tư thế phù hợp là nằm nghiêng sang bên trái và nâng cao đầu khi ngủ.
  • Luôn giữ cho tinh thần thoải mái và lạc quan, căng thẳng sẽ khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn và kích thích khởi phát các triệu chứng của bệnh. Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tiến hành giảm cân khoa học nếu đang bị thừa cân – béo phì.
  • Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp giải tỏa căng thẳng, cải thiện sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh lý. Ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng và không tập luyện ngay sau ăn để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày.
  • Tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra chức năng của hệ tiêu hóa, sớm phát hiện bất thường và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Yoga là bộ môn tập luyện tốt cho sức khỏe và giúp ổn định hoạt động của các cơ quan tiêu hóa

Yoga là bộ môn tập luyện tốt cho sức khỏe và giúp ổn định hoạt động của các cơ quan tiêu hóa

Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh trào ngược dạ dày bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Ngay khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên thăm khám và điều trị chuyên khoa càng sớm càng tốt. Không được chủ quan để bệnh diễn ra kéo dài, phát sinh biến chứng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Cập nhật 10:40 AM , 23/02/2024

Tin liên quan

Trào Ngược Dạ Dày Đau Họng Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Thế Nào?

GERD hay chứng trào ngược dạ dày – thực quản là một bệnh lý phổ biến ở nhiều đối tượng thuộc các độ tuổi khác nhau. Một trong những triệu...

Thuốc Nexium 10mg chữa trào ngược dạ dày: Hiệu quả và giá bán

Thuốc Nexium 10mg là thuốc được người bệnh tin tưởng sử dụng điều trị viêm đại tràng, trào ngược dạ dày và triệu chứng liên quan. Trong bài viết dưới...

Trào Ngược Dạ Dày Gây Ho Đờm Do Đâu? Triệu Chứng, Lưu Ý Cần Nhớ

Trào ngược dạ dày là nỗi ám ảnh của nhiều người với các triệu chứng thường gặp như ợ chua, ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, chán ăn. Một số...

15+ Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà Hiệu Quả Nhất

Trào ngược dạ dày là một trong những chứng bệnh về hệ tiêu hóa thường gặp. Triệu chứng trào ngược gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng rất lớn...

TOP 5 Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Gừng Cực Hay

Sử dụng gừng điều trị dạ dày là cách chữa bệnh dân gian được đánh giá cao về hiệu quả giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng. Bạn đọc cùng tìm...

Trào Ngược Dạ Dày Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Chữa

Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay đặc biệt là với độ tuổi ngoài 30. Người bệnh khi mắc...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *