Biến Chứng Sau Khi Nhổ Răng Khôn: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý

9:16 AM , 24/07/2023

Răng khôn mọc ngầm hoặc mọc lệch thường gây đau nhức khó chịu bệnh nhân. Do đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ khuyến khích người bệnh loại bỏ chiếc răng này, tránh phát sinh nhiều vấn đề nha khoa khác. Tuy nhiên, việc nhổ răng khôn không được thực hiện đúng kỹ thuật gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập đến 7 biến chứng sau khi nhổ răng khôn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, mời bạn đọc cùng tham khảo. 

7 biến chứng sau khi nhổ răng khôn không nên chủ quan

Các chuyên gia nhận định, nhổ răng khôn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu được thực hiện đúng kỹ thuật. Thêm vào đó, hiện nay có nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại cùng sự phát triển của công nghệ nhổ răng thế hệ mới giúp loại bỏ răng số 8 một cách nhanh chóng, giảm thiểu tối đa xâm lấn và hạn chế biến chứng.

Biến chứng sau khi nhổ răng khôn
Biến chứng sau khi nhổ răng khôn

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị đau nhức hoặc nhiễm trùng sau một thời gian nhổ răng khôn, đặc biệt là tình trạng răng mọc ngầm hoặc mọc lệch. Dưới đây là 7 biến chứng nguy hiểm sau khi nhổ răng khôn mà bạn không nên chủ quan: 

Đau nhức dữ dội 

Đau nhức, ê buốt là hiện tượng sinh lý bình thường sau khi nhổ răng vì vậy bệnh nhân không cần quá lo lắng. Thông thường, cơn đau sẽ kéo trong dài khoảng 1 – 3 ngày tùy vào cơ địa của mỗi người. Bệnh nhân có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau để cải thiện tình trạng đau nhức răng nhanh chóng. 

Thực tế, cơn đau không làm ảnh hưởng quá nhiều đến chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hằng ngày. Bạn chỉ cần chú ý không nhai đồ quá cứng và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ để tránh nhiễm trùng vết thương. 

Đau nhức dữ dội là biến chứng nguy hiểm mà bạn không nên chủ quan
Đau nhức dữ dội là biến chứng nguy hiểm mà bạn không nên chủ quan

Tuy nhiên, một số trường hợp sau khi nhổ răng số 8, cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn, tái phát liên tục, nhất là vào ban đêm. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp biến chứng sau khi nhổ răng. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh nhân sẽ phải chịu cơn đau nhức dữ dội lên cả vùng đầu và vai gáy kèm theo một số triệu chứng nguy hiểm như sốt cao, nổi hạch, thậm chí co giật,… 

Chảy máu kéo dài 

Sau khi nhổ răng số 8, hiện tượng chảy máu chân răng là việc không thể tránh khỏi. Nếu nha sĩ xử lý đúng kỹ thuật, lỗ răng sẽ ngay lập tức hình thành cục máu đông để bịt kín vết thương, từ đó giúp cơ thể cầm máu tốt hơn, tránh tình trạng mất quá nhiều máu dẫn đến tử vọng. 

Chảy máu kéo dài sau khi nhổ răng khôn có thể dẫn đến tử vong
Chảy máu kéo dài sau khi nhổ răng khôn có thể dẫn đến tử vong

Tuy nhiên, một vài trường hợp bệnh nhân gặp tình trạng chảy máu kéo dài, liên tục trong nhiều ngày. Đây là một biến chứng vô cùng nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Chảy máu kéo dài đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chịu những cơn đau nhức dữ dội với mức độ nghiêm trọng cao. Điều này làm cản trở việc ăn uống và sinh hoạt hằng ngày.

Nhiễm trùng huyệt ổ răng 

Nhiễm trùng huyệt ổ răng là một trong những biến chứng thường gặp sau khi nhổ răng khôn. Nguyên nhân xuất phát từ việc nhổ răng trong điều kiện vô trùng không tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, thậm chí hoại tử.

Nhiễm trùng huyệt ổ răng là biến chứng nguy hiểm bạn cần cảnh giác
Nhiễm trùng huyệt ổ răng là biến chứng nguy hiểm bạn cần cảnh giác

Một số dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng huyệt ổ răng bao gồm: 

  • Đau nhức: Đây là triệu chứng điển hình của tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ răng. Bệnh nhân sẽ phải chịu những cơn đau nhức, ê buốt kéo dài trong nhiều ngày. 
  • Xuất hiện dịch mủ: Vi khuẩn tích tụ lâu ngày sẽ làm xuất hiện túi mủ tại vị trí lỗ răng mới nhổ. 
  • Hôi miệng: Theo các chuyên gia, việc nhổ răng khôn không gây hôi miệng tuy nhiên sau khi nhổ, bệnh nhân chăm sóc và vệ sinh không đúng cách dẫn đến tình trạng viêm sưng, nhiễm trùng, từ đó làm xuất hiện mùi hôi khó chịu, nhất là khi hình thành túi mủ quanh chân răng. 
  • Sốt cao: Sốt là biểu hiện phản vệ tự nhiên của cơ thể khi khoang miệng bị nhiễm trùng. Lúc này, nhiệt độ có thể lên 38 độ C kèm theo triệu chứng ớn lạnh, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Người bệnh cần kiểm soát nhiệt độ cơ thể, tránh tình trạng sốt quá cao gây co giật. 

Sưng má trong nhiều ngày 

Sưng đau tại vị trí răng vừa nhổ là hiện tượng sinh lý bình thường, mục đích chính là giúp khoang miệng tái tạo lại tế bào xương mới, thay thế cho tế bào xương cũ. Thông thường, hiện tượng này chỉ xảy ra trong vài ngày đầu sau khi nhổ răng và sẽ tự hết kể cả khi không dùng thuốc kháng sinh. 

Sưng má cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp vấn đề sau khi nhổ răng số 8
Sưng má là một dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp vấn đề sau khi nhổ răng khôn

Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng má hoặc mô kéo dài hơn một tuần kèm theo cơn đau nhức dữ dội, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời. Lúc này có thể phần nướu đã bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao. Nếu không điều trị sớm, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu làm nhiễm khuẩn huyết, từ đó gây tử vong. 

Va chạm dây thần kinh huyệt răng dưới

Đây cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm sau khi nhổ răng khôn. Nguyên nhân bởi, dây thần kinh huyệt răng dưới giữ vai trò tạo cảm giác cho một nửa cung răng, nửa môi dưới và lợi hàm dưới. Nếu nha sĩ nhổ răng không đúng kỹ thuật sẽ gây va chạm đến vị trí dây thần kinh này khiến vùng môi bị tê liệt, khoang miệng mất cảm giác. 

Dây thần kinh huyệt răng dưới nằm tại ống răng trong xương hàm dưới, khoảng cách tới chân răng số 6 và số 7 là 2 – 3mm, khá sát so với chân răng số 8. Một số trường hợp, dây thần kinh còn bám dính vào chân răng khôn gây khó khăn cho việc nhổ bỏ, nhất là tình trạng răng số 8 mọc ngầm hoặc mọc lệch. Chính vì vậy, bệnh nhân cần chú ý lựa chọn nha sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm, được đào tạo bài bản để tránh biến chứng nguy hiểm về sau. 

Là một trong số ít các phòng khám mới nổi nhận được nhiều sự quan tâm từ khách hàng cũng như sự đánh giá cao từ chuyên gia trong nước, Nha khoa...

Thủng xoang hàm trên 

Xoang hàm trên được biết đến với cấu trúc rỗng, vị trí sát chân răng hàm số 6, 7, 8. Chính vì vậy, nếu nha sĩ tác động mạnh hoặc sử dụng sai dụng cụ nhổ răng có thể làm vỡ bản xương này. Khi đó, bệnh nhân sẽ có biểu hiện sốt cao, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, đặc biệt là tình trạng đau nhức lan rộng lên vùng đầu, mắt và hai bên thái dương. Ngoài ra,  phần mũi bên bị thủng xoang hàm còn xuất hiện dịch, loãng gây ảnh hưởng đến việc hô hấp. 

Thủng xoang hàm trên - Biến chứng sau khi nhổ răng khôn nguy hiểm nhất
Thủng xoang hàm trên – Biến chứng sau khi nhổ răng khôn nguy hiểm nhất

Các chuyên gia nhận định, thủng xoang hàm trên là biến chứng hiếm gặp nhưng có mức độ nguy hiểm cao nhất sau khi nhổ răng khôn. Nếu có có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng người bệnh. 

Một số biến chứng nguy hiểm khác sau khi nhổ răng số 8 

Răng khôn xử lý không đúng kỹ thuật sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, sưng tấy, va chạm dây thần kinh, thủng xoang hàm trên kèm theo một số biến chứng nguy hiểm khác, điển hình như: 

  • Tổn thương răng số 7: Biến chứng này do răng khôn mọc ngầm hoặc mọc lệch gây va chạm, chèn ép răng hàm số 7. Về lâu dài không được phát hiện và nhổ bỏ sớm, răng số 7 sẽ có nguy cơ bị lung lay gãy rụng, từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình nhai và nghiền nát thức ăn. 
  • Ngộ độc thuốc tê: Thuốc tê được sử dụng trước khi nhổ răng số 8 nhằm giảm cảm giác đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân. Loại thuốc này cần phải được sử dụng đúng liều lượng để ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Nếu nồng độ thuốc tê trong máu vượt quá ngưỡng an toàn, bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị ngộ độc dẫn đến co giật, khó thở, thậm chí tử vong. 
  • Sốc phản vệ: Sốc phản vệ là tình trạng dị ứng cấp tính nặng có thể đe dọa đến tính mạng con người. Hiện tượng này thường xảy ra đối với bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm. Sốc phản vệ sau khi nhổ răng khôn khá hiếm gặp nhưng vẫn có trường hợp mắc phải, vì vậy bạn không nên quá chủ quan. 

Biến chứng sau khi nhổ răng khôn do đâu? 

Biến chứng sau khi nhổ răng khôn do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể: 

Bác sĩ tay nghề kém, kỹ thuật chưa ổn định 

Theo các chuyên gia, đa số biến chứng sau khi nhổ răng khôn đều xuất phát do bác sĩ tay nghề kém, kỹ thuật chưa vững vàng. Thêm vào đó, nha sĩ chưa có chuyên môn và kinh nghiệm xử lý những ca nhổ răng số 8 khó, độ phức tạp cao cũng là nguyên nhân gây ra  tình trạng nhiễm trùng, chảy máu kéo dài. 

Biến chứng sau khi nhổ răng khôn do nha sĩ tay nghề kém
Biến chứng sau khi nhổ răng khôn do nha sĩ tay nghề kém

Ngoài ra, việc bác sĩ không tiến hành chụp X-quang toàn bộ xương hàm trước khi nhổ răng cũng làm tăng nguy cơ va chạm dây thần kinh huyệt ổ răng hoặc thủng xoang hàm trên. Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bác sĩ bất cẩn, thiếu trách nhiệm trong quá trình điều trị cho bệnh nhân dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. 

Quy trình không đảm bảo điều kiện vô trùng, vô khuẩn 

Nhổ răng khôn là kỹ thuật nha khoa phức tạp, yêu cầu độ chính xác cao, do đó cần sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bác sĩ và bệnh nhân. Bên cạnh đó, máy móc và trang thiết cũng là yếu tố không thể thiếu trong quy trình thực hiện. Hệ thống máy móc và công nghệ hiện đại giúp hạn chế xâm lấn tối thiểu và ngăn chặn nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn. 

Tuy nhiên, nhiều cơ sở nha khoa không chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, các dụng cụ không được vô trùng, vô khuẩn cẩn thận dẫn đến tình trạng lây nhiễm chéo, từ đó phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Vệ sinh răng miệng kém 

Vệ sinh răng miệng kém cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến vết thương bị nhiễm trùng. Thêm vào đó, răng số 8 nằm ở vị trí cuối cung hàm gây bất lợi cho bệnh nhân trong việc làm sạch lỗ răng.  

Vệ sinh sai cách dẫn đến nhiễm trùng vết thương sau khi nhổ răng
Vệ sinh sai cách dẫn đến nhiễm trùng vết thương sau khi nhổ răng

Về lâu dài, thức ăn tích tụ lâu ngày không được loại bỏ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, gây tổn thương đến mô mềm xung quanh. Ngoài ra, thói quen chải răng quá mạnh cũng vô tình khiến vết thương bị rách gây ra tình trạng chảy máu kéo dài.

Xử lý biến chứng sau khi nhổ răng số 8 như thế nào? 

Trường hợp xuất hiện biến chứng sau khi nhổ răng khôn, bệnh nhân nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được xử lý vết thương kịp thời. Lúc này, nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và xác định nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của vấn đề, từ đó lên phương án giải quyết tốt nhất, cụ thể: 

  • Biến chứng thủng xoang hàm trên: Đây là di chứng nặng nề nhất sau khi nhổ răng khôn mà bệnh nhân cần phải can thiệp điều trị chuyên sâu để tránh nguy hiểm đến tính mạng. Với lỗ thủng có kích thước khoảng 2 – 6 mm, nha sĩ sẽ thực hiện khâu đóng vạt và làm kín vết thương để duy trì cục máu đông. Ngược lại, đối với lỗ thủng có kích thước trên 7mm, bác sĩ buộc phải phẫu thuật đóng kín lỗ thông bằng vật xoay từ vùng lân cận, cụ thể là dùng mô mềm ở miệng để đóng kín lỗ, thậm chí một số trường hợp còn phải giảm bớt chiều cao đỉnh xương. 
  • Đối tượng bị nhiễm trùng huyệt ổ răng: Đối với trường hợp này, nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch ổ viêm sau đó khâu lại vết thương. Cuối cùng là hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc tại nhà và kê đơn thuốc giảm đau, kháng sinh để đẩy nhanh tốc độ lành thương. 
  • Biến chứng ngộ độc thuốc tế và sốc phản vệ: Khi bệnh nhân có biểu hiện ngộ độc thuốc tê và sốc phản vệ, nha sĩ cần nhanh chóng gọi xe cấp cứu, cung cấp đủ oxy và truyền Lipid 20%, sau đó điều trị co giật để người bệnh từ từ hồi phục. 
Nếu xuất hiện biến chứng sau khi nhổ răng khôn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế
Nếu xuất hiện biến chứng sau khi nhổ răng hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế

Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết mà chưa thể đến cơ sở y tế, bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp sau để cầm máu và khử trùng vết thương: 

  • Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có tính kháng viêm, diệt khuẩn tốt nên thường được sử dụng để làm sạch răng miệng hằng ngày. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn, bệnh nhân có thể súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn gây hại và cải thiện tình trạng đau nhức răng. 
  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Thông thường, sau khi nhổ răng khôn, nha sĩ sẽ kê đơn thuốc bao gồm thuốc kháng sinh và giảm đau để đẩy nhanh tốc độ lành vết thương. Nếu tình trạng đau nhức ngày càng chuyển biến nặng, không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
  • Chườm đá lạnh: Đây là biện pháp xử lý tạm thời các biến chứng sau khi nhổ răng khôn. Đá lạnh giúp làm co các mao mạch máu, từ đó cải thiện tình trạng đau nhức hiệu quả. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có tác dụng tạm thời, không thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây nhiễm trùng huyệt ổ răng. 

Biện pháp phòng tránh biến chứng sau khi nhổ răng khôn 

Để phòng tránh các biến chứng sau khi nhổ răng khôn, bệnh nhân cần tuân ngủ nghiêm ngặt các nguyên tắc sau đây: 

  • Tay nghề và kỹ thuật của bác sĩ sẽ quyết định đến 80% sự thành công của một ca nhổ răng. Do đó, bạn cần lựa chọn địa chỉ nha khoa chất lượng cao, sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi và đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện. 
  • Các chuyên gia khuyến khích người bệnh chỉ nhổ răng trong trường hợp cần thiết, cụ thể là tình trạng răng khôn mọc ngầm hoặc mọc lệch, gây va chạm với vị trí răng số 7 hoặc chèn ép dây thần kinh xung quanh. Nếu răng khôn mọc thẳng gây đau nhức nhẹ, bạn hoàn toàn có thể giữ lại được. 
  • Yêu cầu chụp X-quang răng khôn trước khi tiến hành nhổ răng. Điều này giúp bác sĩ xác định được vị trí và hướng mọc của răng, từ đó hạn chế va chạm đến dây thần kinh huyệt dưới. 
  • Không chải răng trong những ngày đầu sau khi nhổ răng số 8. Bởi giai đoạn này, vết thương chưa đóng kín hoàn toàn, dễ bị tổn thương nếu chịu lực tác động mạnh. Bạn chỉ nên súc miệng bằng nước muối để sát trùng vết thương và tiêu diệt vi khuẩn gây hại. 
  • Hạn chế ăn nhai trong 24 giờ đầu sau khi nhổ răng khôn, đặc biệt là đồ cay nóng nhằm giảm cảm giác đau nhức và ngăn chặn tình trạng viêm loét huyệt ổ răng. Những ngày tiếp theo, bệnh nhân nên ăn các món ăn dạng lỏng, dễ nuốt như cháo, súp để vết thương nhanh lành hơn. 
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá trong thời gian đầu mới nhổ răng khôn. Bởi thành phần nicotine trong thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng vết thương. 
  • Không dùng tay hoặc vật nhọn chạm vào vị trí răng khôn vừa vừa nhổ. Hành động này có thể vô tình làm hở vết thương gây biến chứng chảy máu kéo dài. 

Bài viết trên, chúng tôi đã liệt kê 7 biến chứng sau khi nhổ răng khôn, đồng thời đưa ra nguyên nhân, cách xử lý và biện pháp phòng tránh hiệu quả. Nhìn chung, vấn đề này xuất phát do kỹ thuật và tay nghề của bác sĩ. Do vậy, bệnh nhân cần chú ý tìm kiểu và cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định nhổ răng khôn tại bất kỳ cơ sở nha khoa nào.

Cập nhật 9:20 AM , 24/07/2023

Tin liên quan

sau khi nho rang khong nen an gi

Sau Khi Nhổ Răng Khôn Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Mau Lành?

Sau khi nhổ răng khôn nên ăn gì và kiêng gì chắc chắn là băn khoăn của rất nhiều người. Bởi việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp...

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Trước Khi Nhổ Răng Khôn Nên Làm Gì?

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Trước Khi Nhổ Răng Khôn Nên Làm Gì?

Nhổ răng khôn là một quá trình phổ biến mà hầu hết chúng ta đều phải trải qua. Tuy nhiên, nó có thể gây ra những rắc rối và khó...

Nhổ Răng Khôn Có Ăn Được Thịt Gà Không, Cần Kiêng Gì?

Nhổ Răng Khôn Có Ăn Được Thịt Gà Không, Cần Kiêng Gì?

Nhổ răng khôn có ăn được thịt gà không, mới nhổ răng khôn nên kiêng gì là những vấn đề được nhiều bạn quan tâm. Để giải đáp vấn đề...

Quy Trình Nhổ Răng Khôn Tại Nha Khoa Với 5 Bước Đơn Giản

Quy Trình Nhổ Răng Khôn Tại Nha Khoa Với 5 Bước Đơn Giản

Răng khôn mọc lệch sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức khó chịu, làm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai thậm chí còn gây ra nhiều bệnh nha...

Nhổ răng số 7 có nguy hiểm không?

Nhổ Răng Số 7 Có Nguy Hiểm Không? Giải Đáp Từ Chuyên Gia

Nhổ răng số 7 có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người. Trên thực tế không có ít trường hợp bệnh nhân gặp biến chứng sau khi nhổ...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *