Dị ứng hải sản nhẹ là một hiện tượng phổ biến không hẳn là một căn bệnh, thực chất đây là một phản ứng đặc trưng của cơ thể giống như ho, hắt hơi. Giống các phản ứng dị ứng khác, bất cứ ai cũng có thể bất ngờ trải qua dị ứng hải sản, và những cơn dị ứng này có thể tái phát nhiều lần.
Dị ứng nước là gì?
Dị ứng nước là hiện tượng da bị kích ứng do tiếp xúc hoặc sử dụng nước. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này thường xuất phát từ thành phần có trong nước không phù hợp với làn da của người sử dụng. Đôi khi, có thể xảy ra trường hợp dị ứng ngay cả khi sử dụng nước sạch.
Khi xảy ra dị ứng nước, cơ thể bắt đầu phản ứng bằng cách giải phóng các kháng thể để chống lại dị nguyên. Đồng thời, lượng histamin dưới da cũng tăng đột ngột gây ra các triệu chứng như ngứa ngáy, nổi mẩn và các biểu hiện dị ứng khác.
Tìm hiểu thêm về Dị ứng thời tiết lạnh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Nguyên nhân gây dị ứng nước
Để xác định nguyên nhân của một vấn đề sức khỏe, các nhà khoa học cần thực hiện nghiên cứu một cách kỹ lưỡng. Tuy nhiên, do hạn chế về số lượng nghiên cứu về tình trạng dị ứng nước, đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân gây bệnh vẫn là một ẩn số.
Các nhà khoa học đã đưa ra hai giả thuyết để giải thích hiện tượng này:
- Dị ứng có thể xuất phát từ các chất hòa tan trong nước, như các phụ gia hóa học (ví dụ: clo). Những chất này có thể xâm nhập vào da và kích thích phản ứng miễn dịch. Do đó, theo giả thuyết này, nước không tạo ra dị ứng, thành phần có trong nước mới là nguyên nhân.
- Dị ứng có thể phát sinh do phản ứng giữa nước và một chất có mặt trên bề mặt hoặc bên trong da tạo ra các vết mề đay hoặc phát ban.
Các nhà khoa học cho rằng các triệu chứng giống dị ứng có thể do histamine được giải phóng. Histamine là một chất được hệ thống miễn dịch giải phóng để chống lại tác nhân gây hại và cũng có thể kích thích các triệu chứng giống dị ứng. Các biểu hiện này có thể thay đổi tùy thuộc vào bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng.
Triệu chứng dị ứng nước
Dị ứng nước có những đặc điểm đặc trưng qua các dấu hiệu trên bề mặt da, bao gồm:
- Mẩn đỏ và ngứa ngáy xuất hiện trên da.
- Phát ban nhanh chóng xảy ra tại khu vực da tiếp xúc với nước, có thể là tay, mặt, hoặc toàn bộ cơ thể.
- Tình trạng nổi mề đay có thể lan rộng từ khu vực tiếp xúc với nước sang các vùng da lân cận.
- Nổi mụn nhọt và mụn nước là một trong những biểu hiện của dị ứng nước.
- Các dấu hiệu sốc phản vệ bao gồm khó thở, thở khò khè, mệt mỏi, choáng váng, đau đầu, và khó nuốt.
Khi nhận thức được những biểu hiện của dị ứng, đặc biệt là những triệu chứng sốc phản vệ, người bệnh nên ngay lập tức đến bệnh viện để nhận được sự xử lý kịp thời, tránh nguy cơ biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Tìm hiểu thêm: Chữa dị ứng da mặt hiệu quả tại nhà với 11 cách
Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương
- Được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú
- PGĐ chuyên môn Nhất Nam Y Viện
- Hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh viêm da cơ địa
Chẩn đoán dị ứng nước
Dị ứng nước là tình trạng hiếm gặp có thể gây phát ban và ngứa da. Các vết phát ban có thể xuất hiện ở bất cứ phần nào trên cơ thể. Trong đó, cổ, cánh tay và ngực là các vùng dễ nổi ban nhất.
Trong vài phút sau khi tiếp xúc với nước, bất kể nhiệt độ môi trường là cao hay thấp, có thể quan sát các biểu hiện sau:
- Da xuất hiện các mảng màu đỏ.
- Nổi mề đay trên da, các vết thường nhỏ từ 1-3mm, có màu đỏ hoặc màu da, với các cạnh xác định rõ ràng.
- Da trở nên ngứa và có cảm giác bỏng rát.
- Xuất hiện các vết sưng phồng trên da.
- Có dấu hiệu của tình trạng viêm.
Trong một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và hiếm gặp, thậm chí cả việc uống nước cũng có thể gây ra một số triệu chứng, bao gồm:
- Phát ban quanh miệng.
- Khó nuốt.
- Khó thở và thở khò khè.
Sau khi ngừng tiếp xúc với nước và làm khô cơ thể, các triệu chứng thường biến mất trong khoảng từ 30 phút đến 1 giờ.
Cách điều trị dị ứng nước
Phần lớn các trường hợp dị ứng với nước không đe dọa đến tính mạng của người bệnh, tuy nhiên, triệu chứng có thể tái phát nhiều lần, gây phiền toái cho sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, khi mắc phải tình trạng này, người bệnh không nên chủ quan và thực hiện các biện pháp điều trị và chăm sóc một cách hợp lý.
Thuốc uống dị ứng
Dựa vào nguyên nhân và mức độ triệu chứng bệnh lý mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các loại thuốc chữa dị ứng nước phù hợp với từng bệnh nhân.
Khi các triệu chứng dị ứng nước khởi phát sẽ khiến hàm lượng histamin trong cơ thể tăng cao, gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu trên da.
Để kiểm soát các triệu chứng này, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kháng histamin H1 như Dexclorpheniramin, Hydroxyzine,…
Tuy nhiên, trong thời gian sử dụng nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, mất tập trung,… Bệnh nhân cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ.
Tìm hiểu thêm: Dị ứng mỹ phẩm có chữa khỏi hoàn toàn được không? Biểu hiện và cách điều trị tốt nhất
Thuốc bôi dị ứng
Cách điều trị dị ứng nước bằng thuốc bôi ngoài da được bác sỹ chỉ định có tác dụng kháng khuẩn, giảm sưng đau, ngứa ngáy, đồng thời hỗ trợ làm lành tổn thương da do dị ứng nước gây ra.
Ngoài ra, bác sĩ có thể kết hợp thuốc uống và thuốc bôi cho bệnh nhân để đẩy lùi các triệu chứng hiệu quả.
Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, việc lạm dụng thuốc quá mức có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến chức năng của gan, thận hoặc gây ngộ độc,…
Nhất Nam An Bì Thang là bài thuốc được nghiên cứu và phát triển từ phương thuốc điều trị viêm da cho vua Gia Long do các ngự y triều Nguyễn bào chế gồm Lý trung gia vị và Phu dược phương. Nay được đội ngũ chuyên gia bác sĩ Trung tâm Da liễu Đông Y Việt Nam (trực thuộc Nhất Nam Y Viện) cải tiến đáp ứng với cơ địa, thể trạng người Việt hiện nay. Từ khi Nhất Nam An Bì Thang được ứng dụng thực tế đã giúp gần 20.000 người bệnh thoát khỏi các triệu chứng của viêm da dị ứng, nâng cao chất lượng sinh hoạt và làm việc chỉ sau 1 liệu trình sử dụng. Để có được kết quả tích cực ngày, bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm như: >> ĐỌC NGAY: Bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang: Bước đột phá trong điều trị bệnh viêm da dị ứng Cũng chính những điểm sáng này, bài thuốc nhanh chóng được chương trình VTV2 “Vì sức khỏe người Việt” đưa tin là giải pháp trị bệnh viêm da tận gốc bằng YHCT. Nhắn tin với Trung Tâm để nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia: TRUNG TÂM DA LIỄU ĐÔNG Y VIỆT NAM – ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC NHẤT NAM Y VIỆN Nắm chắc căn nguyên gây dị ứng da, Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan - Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện YHCT Trung ương cùng các cộng sự Trung tâm Thuốc dân tộc nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Bài thuốc kế thừa tinh hoa của hàng chục phương thuốc cổ phương trong đó nổi bật nhất là bài thuốc chữa ngứa da của người Tày và bài Trợ tạng bì của Hải Thượng Lãn Ông. Xem thêm: Hiệu quả của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang qua góc nhìn chuyên gia và người bệnh Có hơn 95% người bệnh đã điều trị thành công mọi triệu chứng, không có dấu hiệu tái phát sau khi áp dụng liệu trình điều trị của Trung tâm Thuốc dân tộc. Hiệu quả của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang nằm ở những điểm nổi bật sau: Bài thuốc được VTV2 giới thiệu trên chương trình Sống khỏe mỗi ngày là giải pháp vàng cho bệnh viêm da cơ địa, viêm da dị ứng an toàn, lành tính. Xem chi tiết chương trình trong video dưới đây. LƯU Ý: Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được kê đơn duy nhất bởi các bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc. Bạn đọc quan tâm vui lòng liên hệ với Trung tâm theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ sớm nhất: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC HOẶC LIÊN HỆ CHUYÊN GIA NHẬN TƯ VẤN, ĐẶT LỊCH KHÁM XEM THÊM:Liệu trình điều trị viêm da dị ứng tận gốc nhờ bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang
Chấm dứt bệnh viêm da dị ứng bằng Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang
Điều trị không dùng thuốc
Khi dị ứng ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng một số cách khắc phục tại nhà như:
- Thoa mật ong lên vùng da bị dị ứng và đợi trong 10-15 phút, sau đó rửa lại với nước ấm giúp làm dịu da, kháng khuẩn rất tốt.
- Sử dụng phần gel trong lõi nha đam và đắp lên vùng da bị ngứa khoảng 10-15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch có tác dụng giảm ngứa, giảm khô da, hỗ trợ giảm mụn.
- Trà hoa cúc không chỉ giúp tinh thần thoải mái mà còn hỗ trợ đẩy lùi các bệnh dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay,…
- Sử dụng kem bôi dưỡng ẩm
Làn da bị dị ứng thường có sức đề kháng kém và dễ bị tổn thương. Do đó trong thời gian này, người bị dị ứng nên dưỡng ẩm cho da thường xuyên nhằm cân bằng độ pH cho da, duy trì độ ẩm và phục hồi màng lipid. Đồng thời còn cải thiện hiện tượng căng rát, bong tróc và nứt nẻ do sử dụng các nguồn nước, hóa mỹ phẩm có thành phần kích ứng cao.
Tìm hiểu thêm: Bé bị dị ứng nổi mẩn đỏ phải làm sao? Cách phòng ngừa
Câu hỏi thường gặp
Dị ứng nước thường không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể gây ra các triệu chứng không thoải mái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Không có thức ăn cụ thể nào được khuyến nghị hoặc kiêng cử cho người mắc dị ứng nước. Tuy nhiên, việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ sức khỏe da và giảm triệu chứng dị ứng. Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo chế độ ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể.
Thời gian khỏi của dị ứng nước phụ thuộc vào mức độ và tính chất của từng trường hợp cụ thể. Đối với những trường hợp nhẹ, các biện pháp tại nhà có thể giúp giảm triệu chứng ngay lập tức, trong khi các trường hợp nặng thời gian khỏi lâu hớn đòi hỏi sự can thiệp và điều trị chuyên sâu từ bác sĩ.
Trên cả nước, có nhiều bệnh viện và phòng khám chuyên khoa da liễu điều trị dị ứng nước. Dưới đây là một số bệnh viện và cơ sở y tế:
- Bệnh viện Da liễu Trung ương: Số 146B Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.
- Bệnh viện Da liễu TPHCM: Số 2 Ngô Đức Kế, Bến Nghé, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng: Số 112 Đống Đa, TP. Đà Nẵng.
- Bệnh viện Da liễu TP Cần Thơ: Số 110A, Trần Quang Khải, Q. Ninh Kiều, TP.Cần Thơ.
- Bệnh viện Da liễu TP Hải Phòng: Số 25A Lê Lợi, Ngô Quyền, TP.Hải Phòng.
- Bệnh viện Da liễu TP Đồng Nai: Số 275 Phan Trung, TP. Biên Hòa, Đồng Nai.