Dị Ứng Thức Ăn Là Gì? Có Chữa Được Không? GIẢI ĐÁP

10:00 AM , 10/11/2023

Dị ứng thức ăn là một biểu hiện tự nhiên của cơ thể nhằm phản ứng lại các tác nhân gây ra tình trạng dị ứng trên khắp cơ thể. Số lượng người mắc bệnh dị ứng thức ăn đang gia tăng. Việc nghiên cứu thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý và biện pháp phòng ngừa dị ứng là hết sức quan trọng để giảm thiểu các biến chứng có thể xuất hiện.

Dị ứng thức ăn là gì?

Dị ứng thức ăn là phản ứng không mong muốn của hệ thống miễn dịch sau khi tiêu thụ một loại thức ăn cụ thể. Ngay cả một lượng nhỏ của thức ăn có thể gây ra các triệu chứng như vấn đề tiêu hoá, ngứa da, hoặc phù nề trên đường hô hấp. Một số người có thể trải qua các triệu chứng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến nguy cơ sốc phản vệ.

Dị ứng thức ăn có thể gây ra các triệu chứng ngứa da, phù nề

Sự khác biệt giữa dị ứng bởi thức ăn và không dung nạp thức ăn là rất rõ ràng. Không dung nạp thức ăn là một vấn đề nhẹ hơn và không liên quan đến hệ thống miễn dịch.

Tìm hiểu thêm về Trẻ bị dị ứng thức ăn: Cách xử lý và thông tin cần biết

Nguyên nhân gây dị ứng thức ăn

Yếu tố di truyền

Nhiều bệnh dị ứng, trong đó có dị ứng thức ăn, có khả năng di truyền gen từ thế hệ cha mẹ sang thế hệ con cái. Qua nhiều nghiên cứu và kiểm tra, nếu cả cha và mẹ đều mắc bệnh dị ứng thức ăn, thì nguy cơ mà con cái họ cũng mắc phải tình trạng này là rất cao.

Yếu tố tuổi tác

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ bị dị ứng thức ăn cao hơn so với người lớn. Sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là nguyên nhân để những yếu tố lạ trong thực phẩm có cơ hội gây dị ứng, nổi mẩn đỏ, ngứa da. Thông thường, trẻ bịphản ứng dị ứng tôm cua, sữa bò hoặc các loại hạt (thường gặp nhất là hạt đậu phộng).

Trẻ em là đối tượng dễ bị dị ứng thức ăn nhất

Yếu tố môi trường

Các chức năng trong cơ thể hoàn toàn bình thường nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, hoặc sự tồn tại của các bệnh truyền nhiễm trong nơi cư trú…

Bên cạnh đó, thói quen ăn uống thiếu khoa học hay sinh hoạt không điều độ là những nguyên nhân khiến nhiều người bị dị ứng thức ăn.

Triệu chứng dị ứng thức ăn

Một số biểu hiện đặc trưng của bệnh dị ứng thức ăn mà người bệnh có thể tham khảo bao gồm:

  • Da ngứa và sưng: Bạn có thể bị sưng môi, mắt và ngứa ngáy trên da.
  • Phản ứng của hệ tiêu hóa: Tiêu chảy và nôn ói liên tục xuất hiện, kéo dài và khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Ngứa ran ở vùng miệng: Cảm giác ngứa ran trong miệng, đặc biệt là ở môi, lưỡi và cổ họng sau khi ăn có thể là dấu hiệu cơ thể phản ứng với các chất trong thức ăn.
  • Vấn đề hô hấp: Trường hợp nặng có thể gây ra hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, tụt huyết áp thậm chí là bất tỉnh.
  • Sốc phản vệ: Đây là tình trạng nghiêm trọng đe dọa tính mạng người bệnh bao gồm sưng mạnh, khó thở, tiêu chảy, huyết áp thấp, mạch đập nhanh, khó thở và mất ý thức.
  • Biểu hiện khác: Tùy thuộc vào đặc điểm cá nhân và cơ chế dị ứng (dị ứng tức thì hoặc dị ứng muộn), người bệnh có thể trải qua các biểu hiện khác như viêm da, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, ho, mất ngủ, mệt mỏi,… 

TRAO ĐỔI TÌNH TRẠNG BỆNH VỚI BÁC SĨ NGAY

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương

Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương

- Được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú

- PGĐ chuyên môn Nhất Nam Y Viện

- Hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh viêm da cơ địa

Triệu chứng của bạn?

Những đối tượng bị dị ứng thức ăn

Dị ứng với thức ăn là một hiện tượng phổ biến và xuất hiện ở mọi đối tượng, không phụ thuộc vào độ tuổi hay giới tính. Tuy nhiên, những đối tượng có nguy cơ cao hơn gặp phải tình trạng này gồm:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Đối tượng có tiền sử gia đình mắc hen suyễn, chàm, phát ban hoặc dị ứng.
  • Người từng trải qua các trường hợp bệnh tương tự và trải qua nhiều lần tái phát.
  • Người bị dị ứng với một loại thức ăn cụ thể có nguy cơ cao hơn mắc các dị ứng khác

Có một số tình trạng có thể bị nhầm lẫn với dị ứng thức ăn.

Tìm hiểu thêm: Dị ứng hải sản: Dấu hiệu và cách chữa trị nhanh nhất

Giải pháp điều trị dị ứng thức ăn

Dưới đây là những cách chữa dị ứng thông dụng nhất mà bạn cần biết:

Thuốc kháng sinh

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị dị ứng thức ăn (cần sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ):

  • Thuốc kháng Histamine dùng để làm giảm các triệu chứng như ngứa, đỏ, và sưng.
  • Thuốc chống co thắt phế quản được sử dụng để làm giảm co thắt trong đường phế quản, giúp cải thiện các vấn đề về hô hấp.
  • Thuốc corticoid sử dụng để kiểm soát việc giảm viêm và kiểm soát phản ứng miễn dịch.
  • Thuốc Epinephrine được dùng trong trường hợp sốc phản vệ (anaphylaxis) để giảm sưng và cải thiện huyết áp, mạch và hô hấp.
Thuốc Epinephrine được dùng trong trường hợp sốc phản vệ

Lưu ý rằng việc sử dụng các loại thuốc này nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.

Phương pháp dân gian trị dị ứng thức ăn

Nước giấm táo rượu

Nước giấm rượu táo có tác dụng chữa dị ứng thức ăn, đồng thời kháng lại tác nhân dị ứng bên trong là histamin. Ngoài ra, loại giấm này còn có tác dụng cân bằng độ pH, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và khôi phục hệ miễn dịch.

Cách dùng: Giấm táo rượu dùng luôn cả phần dung dịch và phẫn bã. Pha thêm vào 1 thìa mật ong, 1 thìa nước cốt chanh rồi chế nước ấm ào khuấy tan. Một ngày uống 2 cốc nước giấm táo pha để trị bệnh.

Tỏi sống

Tỏi chứa thành phần chống dị ứng tự nhiên giúp cơ thể giảm bớt các triệu chứng khi bị dị ứng thức ăn, cụ thể là chất quercetin.

Cách sử dụng: Nhai 3 tép tỏi sống mỗi ngày. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý không nên ăn một số lượng lớn tỏi tươi nhất là vào khi cơ thể đói gây cảm giác khó chịu, chướng bụng, buồn nôn và rối loạn đường ruột.

LIÊN HỆ BÁC SĨ NGAY – NHẬN PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ AN TOÀN

Cách phòng ngừa tình trạng dị ứng thức ăn

Khi gặp tình trạng dị ứng thức ăn, việc sơ cứu đúng cách cực kỳ quan trọng để ngăn chặn nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là các bước bạn cần thực hiện ngay:

  • Dừng ngay thức ăn: Ngừng sử dụng thức ăn gây dị ứng để tránh tình trạng biến chứng tiềm ẩn.
  • Uống vitamin C: Hòa thìa bột vitamin C vào một ly nước và uống. Nếu tình trạng không cải thiện sau 15 phút, hãy sử dụng các thuốc chống axit như maalox, kreamin-S.
  • Đưa người bệnh đến cơ sở y tế: Nếu tình trạng vẫn không cải thiện, đưa người bệnh ngay lập tức đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Ghi chép triệu chứng: Trong trường hợp triệu chứng giảm, liệt kê các thực phẩm đã ăn trong ngày để xác định thực phẩm gây dị ứng và áp dụng biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
  • Đối với trường hợp sốc phản vệ: Nếu có nguy cơ sốc phản vệ, như nghẹt thở, tay chân lạnh, da nhợt nhạt, vã mồ hôi, mất ý thức, thực hiện hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Sau đó, đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.

Lưu ý: Những người có tiền sử dị ứng thức ăn cần kiểm tra kỹ thành phần thực phẩm và hạn chế tiếp xúc với thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao, như thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia, hải sản, bơ lạc, đậu phộng.

Tìm hiểu thêm về Dị ứng thời tiết lạnh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Câu hỏi thường gặp

Thời gian dị ứng phụ thuộc vào phản ứng của cơ thể. Thông thường, thời gian dị ứng có thể kéo dài từ 3 đến 24 giờ, trong một số trường hợp có thể mất khoảng 2-3 ngày triệu chứng khỏi hẳn.

Hãy chọn thực phẩm tươi nguyên, không chứa chất phụ gia, chất bảo quản hoặc hương liệu nhân tạo. Điều này sẽ giúp bạn tránh được các thành phần dị ứng, đồng thời giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.

Uống nước ép trái cây tươi có thể là một cách tốt để cung cấp dinh dưỡng và chất chống oxy hóa. Một ly nước ép cam hoặc cà rốt sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng, làm cơ thể nhanh hết dị ứng hơn.

Cập nhật 10:17 AM , 18/03/2024

Tin liên quan

Dị Ứng Nước Là Gì? Cách Xử Lý Hiệu Quả Nhất

Dị ứng hải sản nhẹ là một hiện tượng phổ biến không hẳn là một căn bệnh, thực chất đây là một phản ứng đặc trưng của cơ thể giống...

Dị Ứng Nhẹ Có Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý Hiệu Quả

Dị ứng hải sản nhẹ là một hiện tượng phổ biến không hẳn là một căn bệnh, thực chất đây là một phản ứng đặc trưng của cơ thể giống...

Dị Ứng Mỹ Phẩm Có Tự Hết Không? Làm Sao Để Xử Lý

Khác với thuốc hay thực phẩm chức năng, mỹ phẩm là sự pha trộn của nhiều thành phần khác nhau. Có nhiều trường hợp da phản ứng mạnh với mỹ...

[ĐỪNG BỎ QUA] Trẻ Bị Dị Ứng Thức Ăn Cần Làm Gì?

Hiện tượng dị ứng thức ăn ở trẻ em thường xuyên xuất hiện do đường ruột và hệ miễn dịch của trẻ còn đang phát triển, đồng thời khả năng...

TOP Thuốc Điều Trị Dị Ứng Da Mặt Tốt Nhất Hiện Nay

Ngoài các phương pháp chăm sóc tại nhà, nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc trị dị ứng da mặt để xử lý ngứa và mẩn đỏ nhanh chóng. Để...

Dị Ứng Mỹ Phẩm Là Bệnh Gì? Cách Nhận Biết Và Điều Trị

Dị ứng với mỹ phẩm là một vấn đề phổ biến, thường xuyên xuất hiện ở phụ nữ, đặc biệt là những chị em có làn da nhạy cảm. Nếu...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *