Dị Ứng Thời Tiết Lạnh Là Gì? Có Bị Lây Không? Cách Chữa

9:00 AM , 09/11/2023

Dị ứng do thời tiết lạnh thường gây cảm giác ngứa ngáy và nổi mề đay trên da. Những triệu chứng này có thể phát triển ở bất kỳ bộ phận nàotreen cơ thể khi tiếp xúc với nhiệt độ dưới 20 độ C. Không kiểm soát tốt dị ứng có thể dẫn đến những phản ứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hãy cùng khám phá thêm về vấn đề này ở bài viết dưới đây.

Dị ứng thời tiết lạnh là gì?

Dị ứng thời tiết lạnh là một loại bệnh liên quan đến hệ miễn dịch, trong đó cơ thể phản ứng đặc biệt với tác động từ môi trường bên ngoài, nhất là sự biến đổi nhiệt độ đến lạnh. Tình trạng dị ứng này phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu ớt, dễ dàng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và độ ẩm của không khí.

Những đối tượng có hệ miễn dịch yếu đều có khả năng bị dị ứng thời tiết lạnh

Ngoài ra, những người bị viêm da tiếp xúc, hen suyễn, hoặc viêm mũi dị ứng cũng thường trải qua tình trạng này. Dị ứng thời tiết lạnh và nổi mẩn đỏ còn được gọi là chàm cơ địa (hoặc chàm thể tạng) hoặc viêm da cơ địa.

Những người có làn da nhạy cảm gặp tình trạng lỗ chân lông thu nhỏ khi thời tiết trở lạnh đột ngột, độ ẩm tăng cao, hoặc trong những ngày mưa gió. Điều này dẫn đến giảm tiết mồ hôi các bã nhờn và chất sừng da, làm cho da trở nên khô và có khả năng bong vảy. Khi điều này xảy ra, các protein trong cơ thể có thể bị biến đổi, dẫn đến phản ứng tổng hợp histamin, gây ra các triệu chứng ngứa và xuất hiện nổi mẩn đỏ trên da.

Nguyên nhân dị ứng thời tiết lạnh

Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là trời trở lạnh, môi trường có độ ẩm cao có thể gây ra sự giảm tiết mồ hôi và bã nhờn trên da. Chất sừng da mất đi độ ẩm, dẫn đến làn da khô và bị bong tróc vảy. Điều này có thể khiến protein trong cơ thể thành các chất có thể gây hại dẫn đến các triệu chứng như ngứa ngáy, phát ban, nổi mụn, hoặc mề đay…

Các yếu tố nguy cơ thường liên quan đến dị ứng thời tiết lạnh hiện nay bao gồm:

  • Sức đề kháng kém do một số bệnh lý nền. 
  • Bị các bệnh như viêm da tiếp xúc, hen suyễn, nấm, viêm mũi dị ứng, lupus ban đỏ,… 
  • Thông qua thực phẩm hoặc nhiều con đường khác khiến cơ thể tích tụ độc tố.
  • Cơ địa của một số người bị dị ứng với nhiệt độ thấp.

Triệu chứng dị ứng thời tiết lạnh

Những người bị dị ứng với thời tiết lạnh thường gặp các dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Ngứa ngáy khắp cơ thể: Da xuất hiện các vùng phát ban với các mẩn đỏ ngứa cực kỳ khó chịu, khi gãi càng ngứa thêm, thậm chí gãi đến chảy máu mà vẫn không đỡ. Triệu chứng này xuất hiện ở bất kỳ khu vực nào trên da, đôi khi chỉ trên một khu vực cụ thể, còn đôi khi lan rộng ở nhiều vùng da hoặc chỉ xuất hiện đơn lẻ tại một số điểm trên da.
  • Da bị sẩn, phù: Xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào, nốt sẩn có màu hồng nhạt hoặc đỏ tía, có thể kèm theo sưng, phù, có khi hình vòng tròn, vệt dài hoặc hình ô van.
  • Nổi mề đay cấp tính ở trường hợp dị ứng nặng: Mề đay có thể nổi trên mặt làm cho mắt, môi, tai sưng lên. Lúc này, người bệnh cần được cấp cứu ngay và nhanh chóng đến cơ sở y tế nơi gần nhất. Khi phản ứng dị ứng xảy ra toàn cơ thể, người bệnh có thể bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột.
  • Viêm mũi dị ứng: Mũi bị viêm, sưng do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi, khói, lông vật nuôi, nhiệt độ, độ ẩm… Có triệu chứng hắt hơi vào buổi sáng, giảm vào buổi trưa và tối, kèm theo chảy nước mũi màu vàng hoặc trắng đục, nghẹt mũi sau một tràng hắt hơi, nhức đầu, đau họng và có thể sốt.

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương

Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương

- Được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú

- PGĐ chuyên môn Nhất Nam Y Viện

- Hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh viêm da cơ địa

Triệu chứng của bạn?

Cách điều trị dị ứng thời tiết lạnh

Sử dụng thuốc điều trị dị ứng

Việc sử dụng thuốc để điều trị dị ứng thường đem lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn hoặc chống chỉ định với một số đối tượng cụ thể. Vì vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia trước khi sử dụng thuốc. Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh dị ứng thời tiết lạnh

Thuốc kháng histamin H1

Một trong những phương pháp hiệu quả để điều trị dị ứng thời tiết lạnh là sử dụng thuốc kháng histamin H1. Histamin là một dạng hợp chất gây ra các triệu chứng dị ứng. Do đó, sử dụng thuốc kháng histamin H1 có thể kiểm soát các triệu chứng như phát ban, mề đay, tắc nghẽn mũi, ho,…

Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, và nhức đầu. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt là khi cần sự tập trung cao độ.

Kem dưỡng ẩm

Sử dụng kem dưỡng ẩm là phương pháp quan trọng để điều trị dị ứng do thời tiết nóng hoặc lạnh. Sử dụng đều đặn của kem dưỡng ẩm có thể giúp phục hồi lớp màng bảo vệ của da, làm giảm kích ứng và làm da trở nên mềm mịn hơn. Có nhiều loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ thích hợp cho việc này, ví dụ như Eucerin, A-derma và nhiều sản phẩm khác.

Kem dưỡng ẩm Eucerin có công dụng ngăn ngừa dị ứng thời tiết hiệu quả

Thuốc tiêm epinephrine

Trong trường hợp dị ứng thời tiết lạnh đi kèm với cơn hen suyễn hoặc tổn thương nghiêm trọng, tiêm thuốc epinephrine là giải pháp cấp cứu quan trọng. Thuốc này giúp kiểm soát các triệu chứng và khôi phục chức năng hô hấp, ngăn ngừa phản ứng dị ứng. Tuy nhiên, việc sử dụng epinephrine thường chỉ dành cho những tình huống cấp cứu hoặc khi dị ứng rất nghiêm trọng.

Điều trị dị ứng tại nhà

Ngoài phương pháp sử dụng thuốc, người bệnh cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian điều trị hiệu quả được liệt kê dưới đây:

  • Sử dụng khoai tây: Khoai tây là một lựa chọn tự nhiên và lành tính, cắt vài lát khoai tây và đắp lên vùng da ngứa khoảng 20 phút, hoặc có thể sử dụng bột khoai tây đắp lên da 2 lần/ngày, tránh lạm dụng, các triệu chứng ngứa sẽ giảm dần theo thời gian.
  • Cà rốt: Cà rốt có tác dụng giúp thanh lọc gan. Uống nước ép cà rốt hoặc sinh tố cà rốt thường xuyên có thể giúp làm dịu cơ thể và làm mờ nốt phát ban.
  • Mật ong: Mật ong là một sản phẩm tự nhiên, lành tính và có khả năng tăng cường hệ miễn dịch. Bạn có thể pha mật ong với nước ấm và uống mỗi buổi sáng. Nên chọn mua mật ong nguyên chất để tránh sản phẩm đã pha thêm đường làm tăng nhiệt cơ thể. Mật ong cũng có thể kết hợp với vài giọt nước chanh vừa dễ uống, vừa tốt cho sức khỏe.
  • Uống trà xanh: Uống 1-2 chén trà xanh mỗi ngày có thể giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy. Bạn có thể thêm một ít mật ong nguyên chất để tăng cường tác dụng kháng viêm của trà xanh.

Những câu hỏi thường gặp

Dị ứng thời tiết lạnh có thể gây ra triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, mẩn đỏ, và sưng. Mặc dù không phải là nguy hiểm đối với đa số người, nhưng trong trường hợp dị ứng nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến phản ứng cấp cứu như tụt huyết áp, khó thở...

Thời gian khỏi hoàn toàn dị ứng thời tiết lạnh có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ và cơ địa của mỗi người. Một số trường hợp có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn, trong khi người khác có thể cần điều trị và kiểm soát triệu chứng suốt đời.

Để phòng ngừa dị ứng thời tiết lạnh, bạn nên mặc ấm, sử dụng kem dưỡng ẩm, tránh tiếp xúc quá lâu với nhiệt độ lạnh, và hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có triệu chứng dị ứng nghiêm trọng.

Cập nhật 9:39 AM , 19/01/2024

Tin liên quan

Trẻ Bị Dị Ứng Thời Tiết Có Điều Trị Được Không?

Trẻ bị dị ứng thời tiết thường xảy ra ở thời điểm giao mùa, khi có sự thay đổi về hình thái thời tiết. Hiện tượng này gây nổi mề...

Dị Ứng Thời Tiết Ở Mặt Có Chữa Được Không? [GIẢI ĐÁP]

Dị ứng thời tiết ở mặt xảy ra trong giai đoạn chuyển mùa. Tình trạng này có khả năng để lại nhiều vết sẹo nếu không được điều trị một...

Dị Ứng Thời Tiết Nên Ăn Gì, Kiêng Gì? Chuyên Gia Giải Đáp

Người có cơ địa nhạy cảm thường dễ phải đối mặt với tình trạng dị ứng thời tiết. Bệnh này khó trị hoàn toàn và mang đến nhiều triệu chứng...

Dị Ứng Thời Tiết Bao Lâu Thì Khỏi? Cách Chữa Nhanh Khỏi

Thời tiết thay đổi đột ngột thường gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho con người, trong đó căn bệnh phổ biến nhất là dị ứng thời tiết. Bệnh...

Cách Chữa Dị Ứng Mỹ Phẩm Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả

Nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng dị ứng mỹ phẩm có thể gây tổn thương cho da, ảnh hưởng đến tâm lý của bạn. Tuy nhiên, khi...

Dị Ứng Mỹ Phẩm Có Tự Hết Không? Làm Sao Để Xử Lý

Khác với thuốc hay thực phẩm chức năng, mỹ phẩm là sự pha trộn của nhiều thành phần khác nhau. Có nhiều trường hợp da phản ứng mạnh với mỹ...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *