Lấy dấu răng là một bước quan trọng không thể thiếu trong quá trình niềng răng, chỉnh nha. Tuy nhiên, tại sao phải lấy dấu răng để niềng, cách thực hiện ra sao, có đau không, cần lưu ý những gì? Để làm rõ vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây cùng Sở Y tế Thái Nguyên.
Lấy dấu răng để niềng là gì?
Lấy dấu răng là một bước bắt buộc phải thực hiện trước khi niềng răng. Ngoài ra, đây cũng là kỹ thuật được ứng dụng trong bọc răng sứ, trồng răng Implant hoặc trồng răng tháo lắp,… Lấy dấu răng giúp bác sĩ xác định được chính xác tình trạng răng của khách hàng, lưu trữ tình trạng răng và khớp cắn ban đầu.
Tùy vào từng trường hợp và nha khoa chỉnh nha – niềng răng, bác sĩ có thể chỉ định khách hàng lấy dấu răng trực tiếp bằng chất thạch cao hoặc lấy dấu gián tiếp bằng công nghệ CAD/CAM. Việc niềng răng nói chung hay niềng răng Invisalign nói riêng đều cần tiến hành lấy dấu răng. Bởi bác sĩ cần dựa vào dấu răng để lên Clincheck – video mô phỏng răng dịch chuyển một cách chính xác.
Tại sao phải lấy dấu răng để niềng?
Trên thực tế, lấy dấu răng để niềng là bước quan trọng và không thể thiếu trong quá trình chỉnh nha. Vậy tại sao phải thực hiện? Dưới đây là một số lợi ích của việc lấy dấu răng mà bạn cần biết:
- Xác định vị trí ban đầu của răng: Lấy dấu răng để bác sĩ xác định rõ vị trí ban đầu của các răng trong khuôn miệng. Từ đó xác định các dị tật, răng nghiêng, xếp chồng lên nhau để có hướng điều trị như kéo răng về phía trước, đẩy răng về phía sau nhằm đảm bảo các răng nằm đúng vị trí, đều và đẹp.
- Tạo niềng răng cá nhân hóa: Dấu răng sẽ cho bác sĩ biết thông tin chính xác về hình dạng cũng như vị trí răng trong khoang miệng. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng thông tin này để tạo ra quá trình niềng răng cá nhân hóa thông qua các phần mềm thiết kế hiện đại. Từ đó đảm bảo việc niềng răng sẽ phù hợp và đạt được hiệu quả cho từng khách hàng.
- Đánh giá toàn diện về miệng và răng: Khi lấy dấu răng, nha khoa không chỉ kiểm tra vị trí của răng mà còn xem xét các yếu tố khác như khớp cắn, mô mềm và hàm. Nhờ đó hiểu rõ hơn về tình trạng miệng, răng của bệnh nhân, có khả năng phát hiện cũng như đánh giá các vấn đề viêm nhiễm hay tổn thương trong miệng. Trường hợp khách hàng được kiểm tra toàn diện sẽ mang tới nhiều lợi ích, vừa đảm bảo phương pháp điều trị phù hợp, vừa không ảnh hưởng tới quá trình niềng răng sau này.
- Lên kế hoạch chỉnh nha chính xác: Thông qua việc lấy dấu răng, bác sĩ sẽ dễ dàng lập kế hoạch điều trị. Xác định thứ tự, độ khó, thời gian cần để điều chỉnh vị trí răng hiệu quả. Từ kế hoạch này vạch ra, khách hàng sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về quá trình sắp thực hiện cũng như làm tăng khả năng thành công của ca niềng, giảm thiểu tối đa các biến chứng có thể xảy ra.
Hình thức thực hiện
Tại các nha khoa hiện nay đang tồn tại 2 hình thức lấy dấu răng phổ biến như sau:
- Thứ nhất là lấy dấu răng trực tiếp bằng cách dùng các chất liệu như thạch cao, bột lấy dấu Alginate hoặc cao su.
- Thức hai là lấy dấu gián tiếp bằng công nghệ hiện đại Computer Aided Design/Computer Aided Manufacturing hay còn gọi tắt là CAD/CAM. Đây là kỹ thuật thiết kế, sản xuất thông qua sự trợ giúp của máy tính. Sau đó sẽ được các kỹ thuật viên thiết kế mẫu răng và cắt theo mẫu đã thiết kế.
Lấy dấu răng để niềng có đau không?
Dựa theo hình thức lấy dấu răng cụ thể mà cảm giác mang lại ở từng đối tượng khách hàng sẽ có sự khác biệt. Với hình thành lấy dấu răng theo kiểu truyền thống, nha sĩ khi đưa khuôn thạch cao vào trong khuôn miệng bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu và hơi buồn nôn. Tuy nhiên sau khi đã quen dần với sự tồn tại của khuôn này, bệnh nhân sẽ thấy dễ chịu, thoải mái hơn.
Trái lại, ở kỹ thuật Scan 3D hiện đại, thời gian lấy dấu răng sẽ ngắn và được tiến hành đơn giản. Điều này giúp bệnh nhân cảm thấy yên tâm và dễ chịu hơn trong suốt quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, công nghệ lấy dấu răng hiện đại còn cho kết quả chính xác, ít sai sót hơn so với biện pháp truyền thống.
Cách lấy dấu răng trước khi niềng
Với 2 cách lấy dấu răng là dùng bột thạch cao và sử dụng kỹ thuật scan 3D, chúng ta sẽ có 2 quy trình thực hiện như sau:
Dùng bột thạch cao
Là phương pháp truyền thống nên thời gian thực hiện lâu và phải đảm bảo được tỷ lệ pha trộn vật liệu sao cho phù hợp. Nhưng nó vẫn được sử dụng nhiều ở một số nha khoa vì nhiều lý do khác nhau như giá thành rẻ.
Quy trình lấy dấu răng bằng bột thạch cao sẽ được tiến hành theo các bước sau:
- Chuẩn bị vật liệu gồm 1 chiếc cốc, 1 bay trộn, khay lấy dấu, bột thạch cao, mẫu hàm, bột lấy dấu răng.
- Cho 1 lượng vừa đủ bột lấy dấu răng và ít nước vào cốc sau đó khuấy đều, nhanh tay để hỗn hợp không bị vón cục.
- Cho hỗn hợp đã trộn ra khay, lấy dấu đã chuẩn bị sẵn, đổ lượng vừa phải vào một cách chậm rãi để tránh bị tràn.
- Tiến hành đặt nhẹ nhàng khay vào cung răng của người bệnh đợi khoảng 5 – 7 phút.
- Tiếp tục trộn thạch cao, nước như bước 2, đổ bột thạch cao vào khay lấy dấu ở bước 3 rồi chờ trong 1 tiếng cho tới khi thạch cao đông cứng lại là được.
Lấy dấu răng với kỹ thuật scan 3D
Lấy dấu kỹ thuật số với camera màu giúp ghi dấu thu được một cách chính xác, trực quan và sống động tình trạng răng, cung hàm bên trong khoang miệng của khách hàng. Sau khi tiến hành scan xong, các kỹ thuật viên sẽ sử dụng phần mềm CEREC cung cấp để tạo ra những mẫu phục hình chuẩn, độc đáo, tiết kiệm thời gian cũng như mang đến thiết kế sau cùng cho hiệu quả chỉnh nha nhanh nhất.
Lúc này, bác sĩ – kỹ thuật viên sẽ thao tác thiết kế phục hình ảo trên máy tính để bệnh nhân dễ hình dung. Sau đó phục hình ảo sẽ được máy chế tác ra phục hình phù hợp cho từng ca điều trị cụ thể. Nhất là khi niềng răng Invisalign, những dữ liệu về dấu răng sẽ được chuyển sang phần mềm Clincheck, từ đó video mô phỏng sự dịch chuyển của răng sẽ tạo ra cho khách hàng nhìn thấy rõ kết quả sau điều trị.
Những lưu ý khi thực hiện lấy dấu răng để chỉnh nha
Như đã chia sẻ, lấy dấu răng là bước quan trọng và đòi hỏi sự chính xác cao trong quá trình thực hiện để mang lại kết quả chỉnh nha tốt. Vì thế, để đảm bảo quá trình trên được diễn ra suôn sẻ, tránh bị sai lệch, người có nhu cầu niềng răng cần không nên bỏ qua những lưu ý sau đây:
- Đầu tiên, hãy lựa chọn nha khoa uy tín, nơi có đội ngũ bác sĩ có tay nghề – trình độ chuyên môn cao. Bên cạnh đó phải có đầy đủ trang thiết bị cần thiết và hiện đại để giúp tối ưu hóa quá trình cũng như giúp việc lấy dấu răng được chuẩn xác hơn.
- Giữ tinh thần thoải mái trong quá trình thực hiện, nếu có bất kỳ vấn đề nào bất thường hãy ra dấu hiệu để báo bác sĩ kiểm tra, xử lý kịp thời.
- Lắng nghe tư vấn kỹ lưỡng và chọn phương pháp niềng răng phù hợp theo nhu cầu và điều kiện kinh tế của bản thân.
Một vài câu hỏi liên quan
Để giúp bạn đọc hiểu hơn về việc lấy dấu răng trước khi niềng, bạn có thể tham khảo thêm một số câu hỏi được nhiều người quan tâm như sau:
Thời gian lấy dấu răng để niềng là bao lâu?
Lấy dấu răng là phương pháp giúp bác sĩ có được mô hình chính xác nhất về răng của bệnh nhân. Hiểu đơn giản, lấy dấu răng khi niềng là một kỹ thuật quan trọng bắt buộc phải thực hiện trong quá trình niềng răng. Thông thường, thời gian lấy dấu răng được thực hiện rất nhanh chóng, chỉ mất tầm 15 giây. Vậy nên bạn sẽ không phải chờ đợi hay mất quá nhiều thời gian cho quá trình này.
Lấy dấu răng chỉnh nha có tốn phí không?
Phần lớn ở các nha khoa hiện nay đều gộp chung chi phí lấy dấu răng để niềng với dịch vụ niềng răng mà bạn lựa chọn. Chính vì thế, khách hàng sẽ không phải tốn thêm bất kỳ khoản chi phí nào cho việc lấy dấu răng.
Bài viết trên đây đã tổng hợp những thông tin cơ bản về việc lấy dấu răng để niềng và những lưu ý liên quan. Niềng răng là một quá trình dài, do đó bạn nên tìm tới những nha khoa uy tín, chất lượng để thực hiện, tránh xảy ra tình trạng “tiền mất tật mang”.