Bệnh mề đay mãn tính: Nhận biết, chẩn đoán và điều trị

2:41 AM , 01/08/2023

So với tình trạng mề đay cấp tính, mề đay mãn tính có tính chất kéo dài và khó điều trị hơn rất nhiều. Vì vậy, nhằm giúp bệnh nhân hiểu và ngăn ngừa căn bệnh kịp thời, trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập hợp những thông tin quan trọng và chi tiết nhất.

Nổi mề đay mãn tính là gì?

Mề đay mãn tính, hay còn gọi là mề đay dài hạn, là một bệnh da thường gặp, phổ biến trên toàn cầu với tỷ lệ mắc ở khoảng 10-20% dân số. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bệnh có thể tự giảm đi sau vài ngày hoặc tối đa là 6 tuần. Khi bệnh không hồi phục hoặc tái phát nhiều lần trong thời gian dài (hơn 6 tuần), được gọi là mề đay mãn tính.

Bệnh này được đặc trưng bởi sự xuất hiện các đốm mề đay trên da gây ngứa, phát ban có màu hồng, đỏ hoặc trắng nhạt, cùng với cảm giác nóng rát và da căng khô. Mề đay có thể tái phát quanh năm, theo mùa hoặc khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng.

Hình ảnh bệnh mề đay mãn tính
Hình ảnh bệnh mề đay mãn tính

Tương tự như mề đay cấp tính, mề đay mãn tính chủ yếu gây tổn thương trên da nên ảnh hưởng đến sức khỏe không nghiêm trọng. Tuy nhiên, với tình trạng kéo dài và tái phát nhiều lần, bệnh có thể ảnh hưởng đến ngoại hình, giấc ngủ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Nguyên nhân gây nổi mề đay mãn tính

Nguyên nhân gây mề đay mãn tính khác nhau, trong đó chỉ có 20-30% trường hợp có nguyên nhân rõ ràng, chủ yếu do các yếu tố từ môi trường gây ra.

banner viêm da

Có một số yếu tố cơ bản có thể kể đến như sau:

  • Mề đay do áp lực: Đây thường là do tiếp xúc với quần áo và vật dụng cá nhân khác trong nhà.
  • Mề đay do thay đổi nhiệt độ: Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột như giao mùa, lạnh hoặc nóng quá cũng có thể gây ra sự phát triển của căn bệnh này.
  • Mề đay giao cảm: Thường xảy ra sau tắm, tập thể dục, thể thao hoặc khi có những thay đổi cảm xúc đột ngột.
  • Mề đay do dị ứng: Tiếp xúc thường xuyên với các dị nguyên như phấn hoa, nấm mốc, hóa chất, mỹ phẩm, thuốc cũng có thể gây ra mề đay.

Ngoài ra, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có cường độ cao hoặc vùng nước lạ chứa hóa chất cũng có thể khiến mề đay mãn tính tái phát.

Tuy nhiên, khoảng 70-80% trường hợp mề đay mãn tính không có nguyên nhân cụ thể (mề đay tự phát) và không thể xác định được nguyên nhân.

Một số trường hợp mề đay mãn tính có thể liên quan đến các bệnh lý như:

  • Nhiễm trùng mãn tính.
  • Nhiễm ký sinh trùng.
  • Ung thư.
  • Suy giảm chức năng gan.
  • Rối loạn tuyến giáp hoặc các bệnh tự miễn khác.

Nguyên nhân phổ biến khác gây ra sự tái phát mề đay mãn tính là do sự chủ quan của bệnh nhân, không điều trị triệt để trong giai đoạn cấp tính.

Dấu hiệu nhận biết mề đay mạn tính

Các dấu hiệu của mề đay mãn tính cũng tương tự như trường hợp cấp tính. Tuy nhiên ở giai đoạn này bệnh thường có dấu hiệu lan tỏa, chậm tiến triển. Thay vào đó là các triệu chứng trở lên dữ dội, tái phát nhiều lần.

Mề đay mãn tính không gây ngứa dữ dội, nhưng thường dai dẳng kéo dài
Mề đay mãn tính không gây ngứa dữ dội, nhưng thường dai dẳng kéo dài

Một số dấu hiệu điển hình dễ nhận biết của căn bệnh này là:

  • Da xuất hiện dấu hiệu sẩn ngứa, phát ban, ửng đỏ kéo dài liên tục hơn 6 tuần.
  • Cơn ngứa nhẹ, âm ỉ, ít khi ngứa bùng phát và dữ dội như mề đay cấp tính.
  • Các nốt sẩn ngứa thường cứng, nhẵn, nổi cộm và có đường ranh so với những vùng da lân cận. Dù vẫn mọc và liên kết với nhau thành từng mảng nhưng ở giai đoạn này các vùng da viêm đỏ, phù nề ít lan tỏa sang các vùng da khác.
  • Ở giai đoạn này, người bệnh vẫn có thể gặp một số triệu chứng toàn thân như: Tiêu chảy, ngứa ngáy, buồn nôn, mệt mỏi.

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh cũng như cơ địa và thể bệnh của mỗi người mà mức độ và hình thái tổn thương trên da sẽ khác nhau.

Các biện pháp chẩn đoán mề đay mãn tính

Đi khám và chẩn đoán tình trạng bệnh là một trong những bước hỗ trợ quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và ngăn ngừa tình trạng bệnh nặng hơn. Ngoài ra dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ xem xét mức độ nặng nhẹ và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng người.

Thông thường bác sĩ sẽ tiến hành quan sát triệu chứng lâm sàng và thực hiện các câu hỏi liên quan nhằm khai thác thông tin từ người bệnh như:

  • Các biểu hiện của bệnh xuất hiện từ khi nào, tần suất xảy ra mẩn ngứa, mề đay.
  • Trước khi nổi mề đay người bệnh có thường tiếp xúc với các dị nguyên nào? Đây cũng là căn cứ để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân bị bệnh.
  • Người bệnh đã sử dụng thuốc điều trị nào chưa? Câu hỏi này sẽ giúp bác sĩ có căn cứ để đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại.

Tuy nhiên đối với căn bệnh mề đay vô căn mãn tính, thường khó khăn hơn trong việc chẩn đoán. Vì vậy để xác định chính xác nguyên nhân bị bệnh, bên cạnh các triệu chứng lâm sàng nhân viên y tế còn yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm sinh thiết da hoặc tiến hành sàng lọc tuyến giáp.
  • Xét nghiệm kháng thể Anti Thyroglobulin hoặc giải phóng Histamin Basophil

Mề đay mãn tính có thực sự nguy hiểm?

Đây chắc chắn là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm khi tình trạng mề đay mãn tính liên tục tái phát. Các chuyên gia da liễu cho rằng dù không gây nguy hiểm đến tính mạng song đặc tính dai dẳng của căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và vùng da bị nổi mẩn. Cụ thể:

  • Thâm hoặc nhiễm trùng da: Tình trạng ngứa ngáy kéo dài khiến nhiều người bệnh có thói quen chà xát hoặc dùng tay gãi lên các vùng da bị tổn thương. Thói quen lâu ngày này có thể khiến da bị dày sừng, thâm tím hoặc thậm chí là nhiễm trùng từ các vi khuẩn, virus bên ngoài.
  • Chàm hóa da: Đây là hiện tượng tổn thương do da nổi mề đay có dấu hiệu dày sừng, khô ráp lâu ngày dẫn đến tình trạng nứt nẻ như bệnh chàm. Ngoài việc gây khó chịu thì chàm hóa da có thể khiến người bệnh mất tự tin, thiếu thẩm mỹ do thâm sẹo để lại. Đồng thời biến chứng này cũng kèm theo nguy cơ bị bội nhiễm da rất cao nếu không biết cách chăm sóc cẩn thận.
  • Các dị ứng khác: Nguyên nhân chính của mề đay mãn tính là do cơ thể sản sinh quá nhiều các kháng nguyên IgE. Vì vậy, nếu bệnh không cải thiện đồng nghĩa với việc các IgE liên tục được tăng cao, kích thích cơ thể nảy sinh các dị ứng khác như: Hen suyễn, viêm da cơ địa,…
  • Ảnh hưởng đến cuộc sống: Người bị nổi mề đay mẩn ngứa mãn tính thường ngủ chập chờn do gãi ngứa, cảm giác bứt rứt về đêm. Bên cạnh đó bệnh còn ảnh hưởng đến ngoại hình, làm giảm chất lượng cuộc sống và tạo tâm lý tự ti trong trong giao tiếp của người bệnh.
Mề đay mãn tính để lâu ngày có thể gây chàm hóa da
Mề đay mãn tính để lâu ngày có thể gây chàm hóa da

Hướng dẫn điều trị bệnh mề đay mãn tính

Ngoài nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán thì phương pháp điều trị cũng là vấn đề mà người bệnh quan tâm khi nhắc đến căn bệnh da liễu này. Dưới đây là một số biện pháp điều trị mề đay mãn tính hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo và thực hiện.

Dùng Tây Y chữa nổi mề đay

Việc dùng thuốc Tây sẽ giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên việc sử dụng không đúng cách, vượt quá liều lượng quy định sẽ khiến phương pháp này trở thành con dao hai lưỡi với bệnh mề đay mãn tính.

Mặt khác người bệnh cần lưu ý rằng, hiện chữa có thuốc tân dược nào điều trị dứt điểm mề đay mãn tính, các loại thuốc hầu như chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng và giảm thiểu nguy cơ tái phát.

Thuốc kháng Histamin:

  • Nhóm thuốc này sẽ tác động và điều trị trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh là các hoạt chất Histamin (thành phần trung gian gây nổi mề đay).
  • Hiện nay, các bác sĩ thường chỉ định thuốc kháng sinh Histamin H1 thế hệ II nhằm giảm nguy cơ buồn ngủ, an thần khi sử dụng.
  • Trong trường hợp thuốc không đáp ứng tốt bệnh, các bác sĩ sẽ cân nhắc phối hợp thuốc kháng sinh Histamin H1 và H2 cho người bệnh.
  • Một số thuốc kháng Histamin như: Desloratadine, Loratadine, Fexofenadine,…

Thuốc Corticoid:

  • Loại thuốc này thường được chỉ định cho những bệnh nhân dị ứng nặng, không đáp ứng với thuốc kháng Histamin.
  • Việc dùng Corticoid cần phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm như: Loãng xương, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày, suy thận,…

Thuốc ức chế miễn dịch:

  • Thuốc thường được chỉ định cho những trường hợp mề đay mãn tính vô căn hoặc mề đay do bệnh tự miễn.
  • Nhóm thuốc này có tác dụng phụ rất nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, các bác sĩ chỉ cân nhắc chỉ định khi các thuốc kháng Histamin, Corticoid không có hiệu quả.
  • Một số thuốc ức chế miễn dịch phải kể đến như: Cyclosporine, Methotrexate, Cyclophosphamide.

Thuốc Omalizumab:

  • Loại thuốc này có khả năng ức chế kháng thể IgE, giảm khả năng phóng thích Histamin của tế bào Mast, từ đó giúp giảm các triệu chứng của bệnh hiệu quả.

Kem dưỡng ẩm:

  • Mục đích của loại thuốc này là khả năng cấp nước, làm dịu da, bớt kích ứng hiệu quả.
  • Một số loại kem dưỡng ẩm phải kể đến như: Vaseline, ADerma, Cetaphil,…
Người bệnh có thể được chỉ định Vaseline để dưỡng ẩm cho da
Người bệnh có thể được chỉ định Vaseline để dưỡng ẩm cho da

Sử dụng thuốc Đông Y chữa mề đay mãn tính

Tuy mất nhiều thời gian và công sức đun sắc cầu kỳ. Nhưng nhờ hiệu quả bền vững cùng tính an toàn mà các bài thuốc Đông y ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều người bệnh.

Nhằm mang đến cho bệnh nhân giải pháp điều trị mề đay tốt nhất, đội ngũ bác sĩ đầu ngành tại Nhất Nam Y Viện đã hoàn thiện đề tài khoa học: Nghiên cứu & phục dựng tinh hoa YHCT Triều Nguyễn trong điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa”. Thành quả của đề tài này là bài thuốc đặc trị mề đay Tiêu Ban Hoàn Bì Thang kế thừa từ phương thuốc trị mẩn ngứa của vua Gia Long.

>> Xem thêm video: Nhất Nam Y Viện sưu tầm và phát triển các bài thuốc Cung Đình triều Nguyễn

Theo đó, bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang được phát triển và hoàn thiện dựa trên 27 vị nam dược quý hiếm bao gồm: bồ công anh, kim ngân hoa, đơn đỏ, diệp hạ châu, đường quy,… Với sự kết hợp theo chuẩn tỉ lệ vàng, bài thuốc mang đến công dụng tối ưu để đáp ứng cơ chế Bổ chính – Khu tà cho người bệnh.

Sử dụng Tiêu Ban Hoàn Bì Thang, bệnh nhân sẽ được điều trị theo cơ chế kép với phác đồ chia làm 2 giai đoạn cụ thể như sau:

Giai đoạn Điều trị triệu chứng

Thay vì tập trung xử lý gốc bệnh và căn nguyên trước như nhiều bài thuốc khác, đội ngũ bác sĩ tại Nhất Nam Y Viện lại tập trung và đưa giai đoạn điều trị triệu chứng mề đay làm ưu tiên hàng đầu. Điều này sẽ giúp làm giảm sự khó chịu do mề đay gây ra, từ đó giúp người bệnh có thể dễ chịu và thoải mái hơn trong cuộc sống thường ngày.

Cụ thể, trong giai đoạn điều trị triệu chứng này, bệnh nhân sẽ sử dụng bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang có tính chất khu phong, thanh nhiệt và giải độc. Vị thuốc được sử dụng ở giai đoạn này là các dược liệu như thuyền thoái, phù bình, đơn đỏ, diệp hạ châu,… có tính mát, giúp giảm ngứa, giải độc. Chính từ đây, Tiêu Ban Hoàn Bì Thang sẽ giúp giải độc tố trong cơ thể, đẩy nhanh quá trình tiêu viêm, hỗ trợ giảm ngứa và phục hồi da hiệu quả.

Thông thường thì sẽ mất đến khoảng 10 – 15 ngày thì người bệnh sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt của cơ thể. Sau đó, các triệu chứng bệnh sẽ mất dần, tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da cũng sẽ thuyên giảm. Từ đây, bệnh nhân có thể ngủ ngon hơn, có tinh thần thoải mái hơn.

Giai đoạn Xử lý căn nguyên và dự phòng bệnh

Tuy rằng triệu chứng bệnh đã được cải thiện nhưng căn nguyên không được loại bỏ thì khả năng tái phát là rất cao. Chính vì vậy, giai đoạn 2 này chính là để xử lý triệt để nguyên nhân gốc rễ hình thành bệnh và giúp phòng ngừa.

Ở giai đoạn này, bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang sẽ sử dụng các thảo dược quý như tang diệp, ý dĩ, đương quy, sinh địa,… Những dược liệu này có khả năng đi sâu vào trong cơ thể để từ đó ôn bổ tạng phủ, tăng khả năng phục hồi chức năng gan thận, điều dưỡng khí huyết. Từ đây, hệ miễn dịch cơ thể người bệnh cũng sẽ được cải thiện, tăng khả năng chống lại sự ảnh hưởng từ các dị nguyên gây bệnh.

>> Xem chi tiết: Phác đồ đặc trị mề đay KHÔNG KHÁNG SINH kế thừa tinh hoa YHCT Cung đình Huế
Thành phần dược liệu của bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang
Thành phần dược liệu của bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang

Do đó, chỉ cần tuân thủ đúng liệu trình thuốc của giai đoạn này, bệnh nhân sẽ được cải thiện hệ miễn dịch khỏe mạnh. Từ đây, cơ thể sẽ được tăng sức đề kháng tối đa để đủ khả năng chống chọi với mọi tác động từ môi trường, ngăn ngừa mề đay tái phát.

Đặc biệt, toàn bộ dược liệu này đều được thu hái từ vườn thuốc nam đạt chuẩn GACP – WHO dó chính Nhất Nam Y viện quản lý. Với sự kiểm nghiệm chặt chẽ, gắt gao về chất lượng, trung tâm cam kết những thành phần này cực lành tính, không gây tác dụng phụ. Do đó người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng và độ an toàn khi dùng.

Dược liệu an toàn kiểm định chặt chẽ
Dược liệu an toàn kiểm định chặt chẽ

Với khả năng điều trị đột phá, bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang của Nhất Nam Y Viện đã được công nhận là liệu pháp hoàn chỉnh nhất trong việc điều trị mề đay hiện nay. Không chỉ vậy, theo thống kê về kết quả điều trị, đã có đến hơn 10.000 người bệnh sử dụng bài thuốc và 85% trong số đó khỏi bệnh chỉ sau 60 – 90 ngày.

Dưới đây là một số đánh giá thực tế của khách hàng sau khi sử dụng Tiêu Ban Hoàn Bì Thang:

Với những công dụng tuyệt vời, Tiêu Ban Hoàn Bì Thang chắc chắn nên là lựa chọn hàng đầu cho những bệnh nhân bị mề đay mãn tính hiện nay. Còn chần chừ gì mà bạn không liên hệ ngay với đội ngũ bác sĩ của Nhất Nam Y Viện theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ tư vấn sớm nhất!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội 
  • Hotline: 024.8585.1102 – 0888.598.102

Áp dụng các mẹo giảm mẩn ngứa tại nhà

Bên cạnh việc dùng thuốc Tây, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo vặt tại nhà nhằm hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh mà không gây tác dụng phụ.

Dùng lá kinh giới:

  • Kinh giới có tính ấm, vị cay, sát trùng rất tốt nên thích hợp điều trị các căn bệnh viêm nhiễm da.
  • Lấy 1 nắm lá kinh giới, rửa sạch, để ráo nước tự nhiên rồi vò nát.
  • Cho lá kinh giới vào 200ml nước đun sôi, để khoảng 5 phút cho nước ngấm.
  • Dùng nước kinh giới để lau, rửa vùng da bị bệnh.

Dùng gừng tươi:

  • Gừng tươi có khả năng chống dị ứng, hạn chế viêm nhiễm rất hiệu quả, thường được ứng dụng trong các bài thuốc dân gian trị mề đay.
  • Lấy 1 củ gừng tươi, rửa sạch, cạo vỏ rồi thái lát mỏng khoảng 3-5mm.
  • Dùng gừng xoa nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh, thực hiện liên tục trong vài ngày cho đến khi bệnh giảm.

Uống nước lá tía tô:

  • Tía tô có tính ấm nên được điều chế thường xuyên trong các bài thuốc trị bệnh ngoài da, trong đó có mề đay mãn tính.
  • Lấy 200g lá tía tô, rửa sạch, xay nhuyễn cùng 100ml nước.
  • Đem hỗn hợp trên đun sôi, chắt lấy nước rồi dùng.
  • Uống cách ngày, mỗi ngày 3-5 lần/ ngày, duy trì trong vòng 1 tháng sẽ thấy bệnh cải thiện.

Dùng cây chó đẻ:

  • Chó đẻ có tác dụng chống viêm, giải độc rất tốt nên cũng có thể điều trị hiệu quả tình trạng mẩn ngứa.
  • Lấy 100g lá cây chó đẻ, rửa sạch, giã hoặc xay nhuyễn.
  • Rửa sạch vùng da bị bệnh rồi đắp hỗn hợp vừa xay nhuyễn trên.
  • Sau khi hỗn hợp khô, tháo bỏ, rửa sạch lại da với nước ấm.
Gừng là một trong nhưng vị thuốc dân gian trị mề đay mãn tính hiệu quả
Gừng là một trong nhưng vị thuốc dân gian trị mề đay mãn tính hiệu quả

Lưu ý rằng: Các biện pháp trên chỉ thích hợp cho những người hợp bệnh nhẹ, đối với trường hợp chuyển biến nặng, có biến chứng người bệnh nên điều trị Tây y để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Cách phòng tránh bệnh mề đay mãn tính hiệu quả

Để phòng ngừa và hạn chế tình trạng mề đay mãn tính người bệnh có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Tẩy giun sán theo định kỳ, nhất là với trẻ nhỏ.
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng trời vào khoảng thời gian từ 9h-16h. Trong trường hợp phải hoạt động ngoài trời, người bệnh nên dùng kem chống nắng, đeo khẩu trang cẩn thận.
  • Lựa chọn hóa mỹ phẩm tự nhiên, không hóa chất độc hại để bảo vệ tốt làn da.
  • Mặc quần áo chất liệu co giãn, dễ thấm hút mồ hôi, hạn chế mặc đồ quá chật hoặc bó sát.
  • Hạn chế tập các môn thể thao đổ nhiều mồ hôi, tăng thân nhiệt hoặc tắm nước quá nóng.
  • Điều trị sớm và dứt điểm tình trạng mề đay cấp tính, tránh để bệnh tiến triển sang mãn tính.
  • Thận trọng những đồ ăn lạ, dễ dị ứng như: Tôm, cá, hải sản, đậu phộng,…

Mề đay mãn tính là căn bệnh dễ tái phát và khó điều trị. Vì vậy khi bị bệnh, bạn nên thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ về phương pháp điều trị và chăm sóc. Tránh để bệnh tiến triển nặng và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Cập nhật 9:53 AM , 17/08/2023

Tin liên quan

Nổi mề đay ở tay do đâu? Triệu chứng và cách điều trị

Nổi mề đay ở tay là một vấn đề da liễu phổ biến và gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu kéo dài. Nghiêm trọng hơn, bệnh này có thể...

Nguyên nhân của mề đay cấp tính, đối tượng mắc và điều trị

Mề đay cấp tính là một căn bệnh da liễu phổ biến hiện nay, với một số người mắc bệnh đáng kể. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ...

Dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa nguyên nhân do đâu? Cách điều trị

Những năm gần đây, hiện tượng dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa tăng lên ở cả trẻ em và người lớn. Vậy nguyên nhân do đâu và làm thế...

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Nguyên Nhân Do Đâu? Cách Xử Lý An Toàn, Hiệu Quả

Mẩn ngứa ở trẻ xảy ra khá phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, sinh hoạt và sự phát triển của các bé. Do đó, bố mẹ cần...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *