Dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa nguyên nhân do đâu? Cách điều trị

2:48 AM , 01/08/2023

Những năm gần đây, hiện tượng dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa tăng lên ở cả trẻ em và người lớn. Vậy nguyên nhân do đâu và làm thế nào để chấm dứt nhanh sự phiền toái này? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến cơ thể bị dị ứng thức ăn?

Dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa là gì?
Dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa là gì?

Dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa là khi cơ thể dung nạp một loại thực phẩm nào đó mà hệ miễn dịch không chấp nhận. Nguyên nhân là do cơ thể chúng ta có chứa nhiều histamin, khi gặp một lượng lớn protein trong món ăn (ở cả động và thực vật) sẽ làm giãn mao mạch, huyết tương thoát ra ngoài gây dị ứng nổi mẩn ngứa, nổi mề đay, phù nề dưới da.

Những loại thực phẩm dễ khiến cơ thể kích ứng nổi mẩn ngứa bao gồm:

  • Sữa bò
  • Các loại trứng
  • Cá biển lớn
  • Lạc (đậu phộng)
  • Hải sản có vỏ cứng

Nhiều bệnh nhân thắc mắc, trước đó tôi đã từng ăn món này rồi hoàn toàn không sao nhưng không hiểu sao sau đó dùng lại thì bị dị ứng. Đó là do lúc này cơ thể đang gặp các vấn đề sau:

  • Tuổi cao
  • Thừa cân béo phì
  • Thiếu vitamin D và canxi
  • Món ăn không được chế biến đúng cách hoặc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Các thành viên trong gia đình có người bị dị ứng
  • Hệ miễn dịch kém trong giai đoạn này

Những yếu tố trên sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng, nổi mề đay trong cơ thể. Nổi mẩn ngứa chỉ là một dấu hiệu nhận biết, bên cạnh đó, bạn hãy chú ý nếu thấy:

  • Cổ họng nóng ran, miệng khô rát
  • Các nốt phát ban ngày càng xuất hiện nhiều và lan ra khắp cơ thể
  • Hắt xì hơi nhiều
  • Thở khò khè, khó thở
  • Buồn nôn và nôn
  • Hoa mắt chóng mặt
  • Rối loạn tiêu hóa (thông thường là đau bụng và tiêu chảy

Dị ứng thức ăn có 2 dạng cấp và mãn tính:

  • Dị ứng thức ăn cấp tính: Thường gặp ở người lớn, nhiều trường hợp không có biện pháp xử lý kịp thời dẫn đến tình trạng sốc phản vệ vô cùng nguy hiểm.
  • Dị ứng thức ăn mãn tính: Hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ mới tập ăn dặm. Khi thấy trẻ phản ứng với một loại thực phẩm nào thì tốt nhất lần sau cha mẹ không nên lặp lại món đó trong thực đơn của con nữa.

Dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa không quá nguy hiểm, bạn hoàn toàn có thể chữa khỏi bệnh tại nhà sau 3- 5 ngày, tuy nhiên không được chủ quan. Biến chứng đáng sợ nhất khi bị dị ứng đồ ăn là sốc phản vệ. Bạn nên thận trọng, tốt nhất là hãy nhờ đến sự can thiệp chuyên khoa nếu cơ thể nổi mẩn ngứa kèm những biểu hiện sau:

  • Ngứa ngáy dữ dội, da phù nề
  • Khó thở, tim đập nhanh
  • Tụt huyết áp nhiều
  • Hôn mê, mất ý thức
  • Người tím tái

Từ đây, ngoài những triệu chứng lâm sàng các bác sĩ sẽ tiến hành thử nghiệm da bằng cách chiết xuất ở dạng pha loãng những chất nghi ngờ là nguyên nhân gây dị ứng lên một vùng da nhất định và theo dõi phản ứng trong khoảng 20 phút. Tiếp theo sẽ tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra lượng kháng thể đã phản ứng với protein trong thức ăn được nghi ngờ.

Hãy nhanh chóng xử lý kịp thời tránh người bệnh bị sốc phản vệ lâu có thể khiến phế quản bị co thắt, khó thở, huyết áp giảm mạnh dẫn đến tử vong.

Làm gì khi bị dị ứng thức ăn gây nổi mẩn ngứa?

Cố gắng nôn để đẩy lượng thức ăn bị dị ứng ra ngoài
Cố gắng nôn để đẩy lượng thức ăn bị dị ứng ra ngoài

Dị ứng thức ăn sẽ có các mức độ từ nhẹ tới nặng, phụ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể để có hướng xử lý kịp thời như sau:

Biện pháp xử lý nhanh tại chỗ

Ngay khi có những dấu hiệu ngộ độc từ thực phẩm bạn hãy thực hiện ngay những điều sau:

  • Cố gắng kích thích tạo phản xạ nôn để tống hết các thức ăn gây dị ứng ra ngoài để phòng sốc phản vệ.
  • Nếu đã nôn ra được thì hãy súc miệng lại với nước muối ấm để đảm bảo các dị nguyên được loại bỏ hết khỏi khoang miệng.
  • Uống ngay một ly nước ấm để kích thích dạ dày hoạt động bình thường trở lại.

Dùng thuốc tây

Một số loại thuốc thường được kê đơn khi bị dị ứng thức ăn:

  • Thuốc kháng histamine: Tùy thuộc vào tình trạng dị ứng mà bác sĩ sẽ kê các thuốc kháng histamine thế hệ 1, hoặc 2, phổ biến dùng là promethazine, loratadine, fexofenadine…
  • Thuốc Epinephrine: Thuốc được dùng khi người bệnh có triệu chứng khó thở, sưng lưỡi, mẩn ngứa nặng…. Bác sĩ sẽ chỉ định loại Epinephrine tiêm hoặc khí dung tùy vào tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân.
  • Các loại thuốc bôi: Mục đích chính của loại thuốc này là làm dịu những vết mẩn ngứa trên da giúp người bệnh dễ chịu hơn. Các thuốc được gợi ý là Panthenol, Glycerin…
  • Thuốc chứa corticoid: Với trường hợp dị ứng nổi mẩn ngứa ở những khu vực nhạy cảm như môi, mắt, cổ họng thì việc điều trị cần đến sự can thiệp của corticoid thông qua đường uống. Corticoid chứa các thành phần hydrocortisone, dexamethasone…. tác dụng bằng cách ức chế miễn dịch để làm giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy.
  • Các loại thuốc khác: Bên cạnh những thuốc điều trị kể trên bác sĩ có thể kê thêm các loại tăng nhu động ruột hoặc dung dịch uống giúp bù điện giải cho cơ thể….

Áp dụng các biện pháp dân gian

Nhâm nhi một ly nước gừng có thể giúp cải thiện tình trạng mẩn ngứa dị ứng
Nhâm nhi một ly nước gừng có thể giúp cải thiện tình trạng mẩn ngứa dị ứng

Mặc dù không thể chữa khỏi hẳn chứng dị ứng thức ăn nhưng những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn giảm nhanh triệu chứng, làm dịu da, bớt được phần nào sự khó chịu:

  • Dùng nước gừng: Gừng có tính ấm, nóng, có lợi cho người đang bị vấn đề về tiêu hóa do dị ứng thức ăn. Không chỉ thế, vị cay của gừng còn giúp các nốt mẩn ngứa giảm đi phần nào. Bạn dùng một miếng gừng tươi gọt sạch vỏ giã nát hoặc thái lát rồi đổ thêm nước đun sôi, hòa thêm chút mật ong nếu thích. Nên uống 2 lần sáng và tối vừa ấm bụng vừa tốt cho tiêu hóa.
  • Dùng dấm táo: Lượng kiềm có trong rượu dấm táo thực sự có thể kháng lại histamine giúp cơ thể cân bằng lại PH và kích thích hồi phục hệ tiêu hóa đang bị tổn thương. Bạn có thể lấy 1 thìa dấm táo nguyên chất mang pha cùng một thìa nước chanh và 2 thìa mật ong trong cốc nước ấm. Nên uống ngay trước bữa ăn để mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
  • Đắp lá trầu không: Nếu vùng da bị dị ứng mẩn đỏ nhiều gây ngứa ngáy bạn có thể giã nát một nắm lá trầu không cùng vài hạt muối, sau đó đắp trực tiếp lên vùng da mẩn đỏ sẽ làm giảm ngứa ngáy.
  • Tỏi: Tỏi được coi là một loại kháng sinh tự nhiên giúp tăng sức đề kháng cũng như phục hồi tổn thương do dị ứng nhanh chóng. Nếu ăn được tỏi sống là tốt nhất, còn không, hãy thêm tỏi vào khi chế biến các món ăn hằng ngày cũng giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị bệnh.

Chăm sóc tại nhà đúng cách

Tuyệt đối không được gãi mạnh lên vùng da mẩn ngứa
Tuyệt đối không được gãi mạnh lên vùng da mẩn ngứa
  • Bạn nên nghỉ ngơi khoảng 2 -3 ngày để cơ thể phục hồi hoàn toàn.
  • Uống nhiều nước, bao gồm nước lọc, các loại nước điện giải bán sẵn và nước ép hoa quả chứa nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
  • Khi mới khỏi dị ứng bạn nên chọn ăn các loại thức ăn mềm, không quá nhiều gia vị hoặc hàm lượng dinh dưỡng quá cao vì lúc này cơ thể chưa thể hấp thụ được ngay.
  • Không được gãi mạnh hoặc chà xát lên vùng da bị mẩn ngứa kẻo sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bội nhiễm. Nếu ngứa quá có thể dùng các loại kem bôi hoặc chườm đá.

Sử dụng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh giúp trị dứt điểm dị ứng thực phẩm tận gốc

Mề đay Đỗ Minh là phương thuốc hàng đầu trong điều trị mề đay dị ứng được đông đảo người bệnh, chuyên gia khuyên dùng. Bài thuốc được nghiên cứu bởi các lương y dòng họ Đỗ Minh từ thế kỷ XIX, qua các đời kế thừa bài thuốc đã có những cải tiến, ngày càng hoàn thiện hơn.

Thuốc được gia giảm linh hoạt, kết hợp giữa 3 bài thuốc bao gồm:

  • Thuốc đặc trị mề đay
  • Thuốc bổ thận giải độc
  • Thuốc bổ gan dưỡng huyết
Chi tiết bài thuốc 3 trong 1 chữa dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa của Đỗ Minh Đường
Chi tiết bài thuốc 3 trong 1 chữa dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa của Đỗ Minh Đường

Trong mỗi bài thuốc nhỏ này sẽ chứa 20-30 dược liệu sạch, tự nhiên. Thành phần chính có: Hạ khô thảo, bồ công anh, nhân trần, hoài sơn, bách bộ, kim ngân cành… Có tác dụng tốt với người bị mề đay dị ứng, thanh lọc cơ thể.

Theo tìm hiểu Đỗ Minh Đường là một trong số ít cơ sở tự cung tự cấp dược liệu với 3 vườn trồng đạt tiêu chuẩn GACP-WHO tại Hòa Bình, Hưng Yên, Gia Lâm. Chính vì vậy, dược tính cao, an toàn, cam kết không trộn tân dược, không hóa chất, phù hợp với mọi đối tượng bao gồm cả trẻ nhỏ, bà bầu, mẹ bỉm sữa…

Về công dụng, bài thuốc tuân thủ triệt để cơ chế trị bệnh mề đay trong y học cổ truyền giúp tác động sâu, dứt điểm bệnh, tăng cường chức năng tạng phủ. Cụ thể:

  • Đẩy lùi tác nhân gây bệnh, tiêu viêm, giảm nổi mẩn, ngứa ngáy.
  • Bổ thận, tăng cường chức năng thận, tăng cường đào thải độc tố.
  • Mát gan, bổ gan, dưỡng huyết, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Tiến trình điều trị dị ứng từ bài thuốc gia truyền dòng họ Đỗ Minh
Tiến trình điều trị dị ứng từ bài thuốc gia truyền dòng họ Đỗ Minh

Tùy vào cơ địa, thể trạng mỗi người lương y nhà thuốc sẽ kết hợp phương thuốc trị bệnh cho phù hợp. Trên 90% bệnh nhân bị dị ứng, nổi mề đay mẩn ngứa đã điều trị dứt điểm bệnh, không tái phát nhờ bài thuốc Mề đay Đỗ Minh. Trong đó có cả diễn viên nổi tiếng Nguyệt Hằng, được biết chị cũng đã điều trị khỏi mề đay sau sinh bằng phương thuốc này sau 3 tháng.

Xem thêm: Chia sẻ của diễn viên Nguyệt Hằng về bài thuốc Mề đay Đỗ Minh

Đỗ Minh Đường – địa chỉ khám, chữa bệnh uy tín bằng y học cổ truyền, từng được xuất hiện trên nhiều chương trình sức khỏe trên VTV2, VTC2, kênh H1… Mới đây đơn vị này còn nhận giải “Top 20 thương hiệu nổi tiếng năm 2020”. Quý độc giả có thể tham khảo, liên hệ đến nhà thuốc để được tư vấn thêm.

Cách phòng ngừa dị ứng thức ăn

Phòng bệnh đơn giản và hiệu quả hơn việc chữa bệnh rất nhiều, vì thế, trong sinh hoạt ăn uống hằng ngày chúng ta cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Không ăn các loại thức ăn trước đó bản thân có tiền sử bị dị ứng và cũng nên cảnh giác với các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao kể trên.
  • Khi ăn các đồ ăn lạ hãy chú ý đến thành phần của chúng tránh việc có những thành phần bị dị ứng.
    Không dùng các món quá nhiều muối dễ gây kích ứng dây thần kinh ngoại biên.
  • Nếu bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa mãn tính tốt nhất bạn hãy mang theo thuốc Epinephrine trong những chuyến công tác, du lịch hoặc mỗi lần ăn nhậu bên ngoài để tiện sử dụng khi cần.

Trên đây là tất cả những thông tin hữu ích về căn bệnh dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa ai trong chúng ta cũng nên biết để phòng và điều trị. Nếu đã áp dụng những biện pháp xử lý tại nhà mà dị ứng không thuyên giảm hoặc xuất hiện thêm những triệu chứng phức tạp thì hãy thăm khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa để có hướng xử lý kịp thời.

Cập nhật 10:02 AM , 17/08/2023

Tin liên quan

Nguyên nhân của mề đay cấp tính, đối tượng mắc và điều trị

Mề đay cấp tính là một căn bệnh da liễu phổ biến hiện nay, với một số người mắc bệnh đáng kể. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ...

Bệnh mề đay mãn tính: Nhận biết, chẩn đoán và điều trị

So với tình trạng mề đay cấp tính, mề đay mãn tính có tính chất kéo dài và khó điều trị hơn rất nhiều. Vì vậy, nhằm giúp bệnh nhân...

Nổi mề đay ở tay do đâu? Triệu chứng và cách điều trị

Nổi mề đay ở tay là một vấn đề da liễu phổ biến và gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu kéo dài. Nghiêm trọng hơn, bệnh này có thể...

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Nguyên Nhân Do Đâu? Cách Xử Lý An Toàn, Hiệu Quả

Mẩn ngứa ở trẻ xảy ra khá phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, sinh hoạt và sự phát triển của các bé. Do đó, bố mẹ cần...

Nổi Mẩn Đỏ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nổi mẩn đỏ có thể là biểu hiện kích ứng da tại chỗ thông thường. Nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Trong...

Mẩn đỏ ngứa nổi cục như muỗi đốt là bệnh gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt không chỉ là triệu chứng thông thường khi bị côn trùng đốt mà còn có thể là biểu hiện bệnh lý nguy hiểm...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *