Nhổ răng sữa còn sót chân răng nguy hiểm như thế nào?

2:12 AM , 02/08/2023

Nhổ răng sữa còn sót chân răng là tình trạng nhiều trẻ gặp phải khi thực hiện nhổ răng sai cách. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này do cha mẹ tự nhổ răng sữa cho bé tại nhà. Vậy nhổ răng sữa còn phần chân nguy hiểm như thế nào? Cách xử lý nào an toàn nhanh chóng nhất? 

Nguyên nhân nhổ răng sữa còn sót chân răng?

Thông thường ở trẻ em trong độ tuổi thay răng từ 6 – 13 tuổi, các răng sữa sẽ tự rụng đi và được thay thế bởi răng vĩnh viễn mọc lên. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, răng sữa khi bước vào tuổi thay mà vẫn không có dấu hiệu tự lung lay trong khi răng vĩnh viễn đã bắt đầu mọc lên. 

Điều này gây cản trở tới quá trình phát triển của răng vĩnh viễn khiến chúng có nguy cơ mọc lệch lạc hoặc mọc chen gây mất thẩm mỹ và cân đối. Trường hợp này đòi hỏi có sự trợ giúp từ bên ngoài. 

Việc tác động khiến răng lung lay và nhổ răng thường được xử lý ở nhà bởi các bậc phụ huynh. Đây cũng chính là nguy cơ và nguyên nhân điển hình dẫn đến các răng của trẻ mọc sai vị trí, lệch lạc vị trí trên cung hàm do nhổ răng không hết chân.

Xem ngay: Nhổ răng & những điều cần lưu ý
Nhổ răng sữa sót chân răng là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ trong giai đoạn thay răng
Nhổ răng sữa sót chân răng là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ trong giai đoạn thay răng

Dấu hiệu nhận biết sót chân răng là sau khi nhổ răng sữa không thấy chân răng ở phần răng đã nhổ hoặc có thể quan sát thấy trong nướu của trẻ còn tồn tại mẩu răng trắng và hơi đục màu  tại vị trí nhổ.

Nhổ răng sữa còn sót chân răng nguy hiểm như thế nào?

Trong trường hợp phụ huynh không may nhổ răng cho bé bị sót chân thì cũng không cần phải quá lo lắng. Theo cơ chế thay răng của cơ thể, khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ dần dần tác động đẩy chân răng sữa ra ngoài (chân răng sẽ tự rụng) hoặc cơ thể tự bài trừ bằng cách tiêu hủy chân răng sữa cũ. 

Vì vậy phụ huynh không nhất thiết phải xử lý triệt để phần chân răng sữa còn sót lại hoặc nếu xử lý không đúng cách, không cẩn thận có thể gây ra ảnh hưởng tới việc mọc của mầm răng vĩnh viễn.

Tuy nhiên nguy hiểm tiềm tàng của việc nhổ răng sữa còn sót chân răng nằm ở vấn đề vệ sinh răng miệng. Khoang miệng là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn tồn đọng trong thức ăn, khi phần chân răng sữa nhổ không hết sẽ thường bị lộ ra cùng ổ răng, là nơi vi khuẩn dễ dàng xâm nhập tấn công. Vi khuẩn ăn vào phần tủy răng sữa sẽ gây sâu chân răng, về lâu dài gây ra viêm nhiễm, thậm chí có thể ăn sâu vào xương hàm của trẻ.

Trẻ có thể bị viêm nhiễm gây đau nhức nếu chân răng sót lại bị vi khuẩn tấn công.

Nha Khoa ViDental là đơn vị ĐẦU TIÊN tại Việt Nam áp dụng đầy đủ 45 tiêu chuẩn quốc tế AIFC. Sự ra đời của ViDental đánh dấu bước tiến quan trọng cho ngành nha khoa và được đông đảo cộng đồng đặt niềm tin...
Xem thêm: Nhổ răng sữa cho bé ở đâu uy tín, chất lượng tại Hà Nội – Đà Nẵng – TP. HCM

Xử lý khi nhổ răng sữa còn sót chân răng

Khi nhổ chân răng không hết ở trẻ giai đoạn thay răng sẽ có 2 trường hợp thường gặp nhất: tự bình phục theo cơ chế của cơ thể và bị viêm nhiễm do vệ sinh. Tùy vào tình trạng của trẻ, cha mẹ có thể chọn những giải pháp xử lý phù hợp nhất.

Khi chân răng còn sót lại sau nhổ nhưng không gây viêm nhiễm

Trong trường hợp này, các bậc phụ huynh có thể tạm thời không cần lo lắng để phần chân răng theo cơ chế tự nhiên và không nên can thiệp bằng bất cứ hình thức nào. Sau một thời gian nhất định, phần chân răng vĩnh viễn của bé sẽ bắt đầu nhú lên tạo ra sự bài trừ, đẩy quá trình tự tiêu của răng sữa. 

Cần lưu ý tuyệt đối không nên sử dụng que, đũa, chỉ hoặc các vật nhọn khác lấy phần chân răng sữa ra ngoài. Rất có thể hành động đó sẽ làm tổn thương đến nướu và gây viêm nướu răng. Nguy hiểm hơn là ảnh hưởng các xương ổ răng cũng như quá trình mọc răng vĩnh viễn của bé.

Răng vĩnh viễn có thể sẽ mọc lên bình thường đào thải chân răng sữa của bé.
Răng vĩnh viễn có thể sẽ mọc lên bình thường đào thải chân răng sữa của bé.

Khi chân răng sữa còn sót lại gây ra ổ viêm nhiễm

Nếu chân răng sữa còn sót lại bị vi khuẩn tấn công gây ra viêm sẽ làm các bé đau nhức và khó chịu. Trong trường hợp này cha mẹ không được tự ý xử lý mà cần thiết phải đưa bé tới phòng khám nha khoa. 

Việc xử lý sai cách sẽ gây ra nhiễm trùng nặng hơn các ổ viêm, gây lây lan sang vùng răng bên cạnh, thậm chí nếu để lâu sẽ gây ra những hệ lụy nguy hiểm tới xương hàm của trẻ.

Trong trường hợp tình trạng trở nên nghiêm trọng, bác sĩ sẽ can thiệp bằng các cuộc tiểu phẫu nha khoa để có thể làm sạch ổ viêm, loại bỏ phần chân răng sữa còn sót ra khỏi vùng xương hàm và kê đơn kháng sinh nếu cần thiết.

Lưu ý khi nhổ răng sữa cho bé

Bên cạnh vấn đề nhổ răng sữa vẫn còn chân răng, bậc cha mẹ có con trong độ tuổi thay răng cần lưu ý đến một số vấn đề quan trọng dưới đây: 

  • Trong thời gian trẻ thay răng hoặc có dấu hiệu thay răng, cha mẹ nên giúp đỡ trẻ trong việc vệ sinh chăm sóc răng miệng. Trẻ không thể tự vệ sinh kỹ lưỡng hoặc tác động mạnh gây nhiễm khuẩn phần răng lung lay hoặc răng mới nhổ bỏ còn sót chân răng.
  • Khi gặp phải hiện tượng răng sữa lung lay dài ngày nhưng không có dấu hiệu rụng, răng đến tuổi thay không lung lay hoặc phát hiện răng vĩnh viễn có dấu hiệu mọc sai hướng thì cần đưa bé đến nha khoa để được can thiệp, nhổ răng kịp thời đúng cách mà không ảnh hưởng tới thẩm mỹ sau này.
  • Điều quan trọng nhất cần lưu ý tới bậc phụ huynh đó là khi chưa có kiến thức à không có kỹ thuật nhổ răng cho bé thì hãy nên đưa bé đến phòng khám nha khoa uy tín thực hiện nhổ răng an toàn và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ.
Đến khám và nhổ răng cho bé tại nha khoa khi có những dấu hiệu mọc răng bất thường.
Đến khám và nhổ răng cho bé tại nha khoa khi có những dấu hiệu mọc răng bất thường.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp người đọc giải quyết lo lắng về mức độ nguy hiểm của việc nhổ răng sữa còn sót chân răng và đưa ra được cách xử trí đúng đắn. Hãy chọn cơ sở nha khoa chất lượng để gửi gắm nụ cười của bé!

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm

Cập nhật 11:21 PM , 26/08/2023

Tin liên quan

Có nên nhổ răng sữa mọc lệch cho trẻ? Lời khuyên từ chuyên gia

Bất kỳ đứa trẻ nào cũng đều trải qua quá trình thay răng sữa, hình thành hàm răng vĩnh viễn đều đẹp. Nhưng nếu trường hợp răng sữa mọc lệch...

Nhổ Răng Khôn Không Đau Quy Trình Thế Nào? Nha Sĩ Chia Sẻ

Nhổ Răng Khôn Không Đau Quy Trình Thế Nào? Nha Sĩ Chia Sẻ

Nhổ răng khôn không đau là điều mà tất cả bệnh nhân đều mong muốn. Vậy làm thế nào để không phải đối diện với cảm giác khó chịu này?...

Sau Khi Nhổ Răng Khôn Bao Lâu Thì Được Ăn? Nên Ăn Gì Tốt?

Sau Khi Nhổ Răng Khôn Bao Lâu Thì Được Ăn? Nên Ăn Gì Tốt?

Sau khi nhổ răng khôn bao lâu thì được ăn chắc hẳn là điều mà nhiều người quan tâm. Dưới đây là giải đáp chi tiết của nha sĩ. Đồng...

Nhổ răng sữa cho bé khi nào? Quy trình thực hiện an toàn

Thay răng sữa là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên gặp ở mọi đứa trẻ kể từ khi được 5 tuổi. Các răng sữa sẽ lần lượt rụng đi để...

Khi nào nhổ răng sữa cho bé? Lưu ý khi nhổ răng sữa đảm bảo an toàn

Răng sữa bắt đầu mọc khi bé được khoảng 6 tháng tuổi và đến khi bé được 30 tuổi thì cơ bản đã được hoàn thiện. Răng sữa có vai...

Nhổ Răng Khôn Mọc Lệch Nên Hay Không Và Chi Phí Thực Hiện Cụ Thể

Răng hàm số 8 mọc lệch khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó ăn uống, thậm chí gây viêm nhiễm và tổn thương răng bên cạnh dẫn tới nhiều...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *