Nhổ răng sữa lung lay là nỗi lo lắng và trăn trở của nhiều bậc phụ huynh có con em trong quá trình thay răng. Răng sữa là những chiếc răng có vai trò quan trọng tuy nhiên không phải ai cũng biết. Tác dụng, quá trình thay răng diễn ra ra sao và phương pháp nhổ răng nào an toàn cho trẻ. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu đầy đủ các vấn đề trên.
Răng sữa là loại răng gì? Vai trò của răng sữa
Răng sữa là những chiếc răng nguyên thủy mọc đầu tiên trong khoang miệng con người, sau đó bị rụng đi và thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn. Thông thường, răng sữa bắt đầu phát triển từ giai đoạn phôi thai và mọc lên từ khoảng 6 tháng sau sinh (nhiều trường hợp mọc sớm hơn hoặc muộn hơn 1 – 4 tháng).
Số lượng răng sữa bình thường đầy đủ là 20 cái bao gồm: 10 răng hàm trên và 10 cái hàm dưới khi trẻ được 24 tới 30 tháng tuổi. Mỗi hàm gồm các loại răng sau: 2 răng cửa giữa, 2 răng cửa phía bên, 2 răng nanh, 2 răng hàm lớn và 2 răng hàm nhỏ.
Răng sữa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện đầu đời của bé:
- Giúp tiêu đảm bảo việc hóa thức ăn: Sau 6 tháng tuổi, bé bước vào giai đoạn ăn dặm, tập làm quen với các loại đồ ăn thô và có độ cứng tăng dần. Răng sữa chính là một công cụ tiêu hóa giúp trẻ nhai nghiền thức ăn và cảm nhận được một phần hương vị.
- Giúp xương cơ hàm phát triển: Quá trình nhai, cắn dưới tác động của răng sữa giúp cho xương hàm phát triển bình thường và cân đối.
- Giúp trẻ phát âm chuẩn hơn: Nhiều trường hợp cụ thể chứng minh rằng răng sữa có ảnh hưởng tới phát âm của trẻ. Khi thiếu những chiếc răng này hoặc bị hỏng sớm phải nhổ, trẻ có khả năng nói ngọng cao hơn trẻ mọc đủ răng sữa.
Mặc dù là những chiếc răng phát triển trong giai đoạn đầu đời của mỗi con người, tuy nhiên nó lại đóng vai trò rất lớn khi trẻ ăn dặm cũng khả năng phát âm tròn tiếng. Việc mất răng quá sớm ở trẻ có thể dẫn đến những bất thường khi mọc răng vĩnh viễn sau này như hô, vẩu, móm, hoặc răng mọc lạc,…
Quá trình thay răng và đặc điểm của từng loại răng sữa
Dưới mỗi chiếc răng sữa tồn tại một mầm răng vĩnh viễn mọc thẳng lên, theo thời gian làm tiêu dần chân răng. Khi chân răng tiêu hết thân răng phía trên sẽ bị cơ thể đào thải để nhường chỗ cho những chiếc răng vĩnh viễn.
Quá trình thay răng của từng chiếc răng sữa là không giống nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố và đặc điểm của từng chiếc răng. Thông thường quá trình diễn ra gắn với từng chiếc răng có đặc điểm cụ thể sau:
Đối với răng sữa hàm dưới
- Răng cửa giữa: Là những chiếc răng nằm ở chính giữa của cung hàm, thẳng với sống mũi có hình dạng giống lưỡi xẻng. Răng cửa giữa gồm 2 chiếc, gọi là răng số 1 và chỉ có duy nhất 1 chân răng và 1 ống tủy. Răng số 1 thường thay khi bé được 6-7 tuổi.
- Răng cửa bên hàm dưới, hay gọi là răng số 2 có đặc điểm tương đồng với 2 răng cửa giữa nhưng thay muộn hơn khi bé khoảng 7 – 8 tuổi.
- Răng hàm dưới nhỏ, hoặc răng số 4: Có cấu trúc thường gồm 1 chân và có từ 1-2 ống tủy thay khi bé từ 9 – 10 tuổi.
- Răng nanh sữa hàm dưới – răng số 3: Là loại răng nằm cạnh răng cửa hàm bên với hình dạng mũi giáo có đầu nhọn, gồm 1 tủy răng và 1 chân răng thay khi bé từ 10 – 11 tuổi.
- Răng hàm dưới to – răng số 5: Có hình dáng gần giống như răng số 4. Răng hàm số 5 hàm dưới có 1 chân răng và 1-2 ống tủy thay mới khi trẻ được 11 tuổi.
Đối với răng hàm trên
Răng có những đặc điểm chân răng và tủy giống với các răng tương ứng hàm dưới. Tuy nhiên, thời gian thay răng có những thay đổi như sau:
- Răng cửa giữa hàm trên: thay khi trẻ được 7 tuổi.
- Răng cửa bên hàm trên: thay khi trẻ được 8 tuổi.
- Răng hàm nhỏ hàm trên: thay khi trẻ từ 11 – 12 tuổi.
- Răng nanh số 3 hàm trên: thay khi trẻ từ 11 – 12 tuổi.
- Răng hàm sữa to số 5: thay khi trẻ 12 tuổi.
Nhổ răng sữa lung lay khi nào?
Nhổ răng sữa lung lay vào thời gian nào là tốt nhất là câu hỏi đặt ra của rất nhiều người. Đa phần phụ huynh thường thiếu một số kiến thức căn bản về vấn đề răng miệng nhất là việc nhổ răng sữa cho bé.
Có rất nhiều trường hợp không quan tâm đến hoặc khi các răng sữa bắt đầu có dấu hiệu lung lay thì liền nhổ bỏ đi mà không biết rằng điều này có thể sẽ gây hại về thẩm mỹ cũng như chức năng răng sau này của trẻ.
Nếu răng sữa bị nhổ bỏ quá sớm thì rất có thể khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ dễ bị đau hơn và hay mọc lệch, mọc nghiêng. Thời điểm thích hợp nhất để nhổ răng sữa lung lay đó là khi răng đã nhìn thấy răng vĩnh viễn đã nhú lên và phần răng cũ sắp có dấu hiệu lỏng khỏi ổ răng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần phải nhổ răng sữa không thể thuận theo tự nhiên ví dụ như vấn đề bệnh lý như sâu răng, bị viêm cement cấp, bị nhiễm ở chóp răng, mất răng do va đập,… và một số trường hợp như: răng sữa không có dấu hiệu lung lay khi răng mới đã mọc lên.
Cách nhổ răng sữa lung lay cho bé an toàn hạn chế nguy hiểm
Khi thực hiện nhổ răng cho bé, người thực hiện cần lưu ý vấn đề vệ sinh để tránh gây nhiễm khuẩn cho trẻ. Dưới đây là những cách nhổ răng phổ biến thường được áp dụng:
Nhổ răng bằng tác động lực tay
Các bậc phụ huynh thường áp dụng phương pháp này tại nhà cho con em của mình với ưu điểm nhanh chóng, dễ dàng và không tốn kém.
Cách thực hiện: Quấn băng gạc đã sát khuẩn quanh ngón tay trỏ, sau đó tác động một lực vừa phải vào răng để đẩy nhanh quá trình thay răng. Phương pháp này nên thực hiện hàng ngày cho đến khi chân răng lỏng, răng lung lay mạnh thì nhổ bỏ nhẹ nhàng.
Nhổ răng chủ động từ bé
Phụ huynh có thể hướng dẫn bé dùng lưỡi của mình tác động lực đẩy vào chiếc răng lung lay, chuyển động qua lại cho đến khi răng chuyển trạng thái lung lay mạnh thì thực hiện nhổ bỏ ra ngoài. Cần lưu ý quan sát quá trình dùng lưỡi tác động của trẻ để chắc chắn rằng trẻ không có hành động bất thường như đẩy chiếc răng quá mạnh gây gãy chân răng và tổn thương ở lưỡi, nướu.
Nhổ răng sữa lung lay với sợi chỉ
Đây là cách nhổ răng dân gian được nhiều người chọn sử dụng có tác dụng làm giảm sự lo lắng khi tiếp xúc nhổ răng cho bé. Với cách này, việc tác động cho răng lung lay mạnh hơn vẫn là nền tảng chắc chắn, sau đó quấn sợi chỉ mảnh quanh phần chân răng của trẻ và giật mạnh chiếc răng ra ngoài.
Tuy nhiên, 3 phương pháp nhổ răng tại nhà trên đều có những rủi ro đặc biệt với người thực hiện thiếu chuyên môn và mang tính cảm tính cao. Việc nhổ răng sai cách có thể gây ra những hậu quả không nhỏ, ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của trẻ.
Trong đó, rất nhiều trường hợp nhổ răng sai phạm gây sót chân răng khiến răng chính không thể mọc, mọc lan, trẻ bị mất nhiều máu, nhiễm trùng, gây sốt cao hoặc ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý. Vậy giải pháp nào an toàn nhất khi nhổ răng lung lay cho bé?
Xem thêm: Nhổ răng sữa cho trẻ bao nhiêu tiền và ở đâu an toàn?
Nhổ răng cho bé ở đâu an toàn hiệu quả, không đau đớn?
Giải pháp thông minh và khoa học giúp nhổ răng sữa an toàn nhất chính là lựa chọn cơ sở nha khoa để thực hiện. Ưu điểm của cách nhổ răng sữa lung lay này chính hàm răng của bé được nhổ và can thiệp đúng kỹ thuật bởi các bác sĩ có chuyên môn, xử lý chuyên nghiệp những vấn đề và nguy cơ trẻ gặp phải khi thay răng.
Thêm vào đó, với công nghệ tiên tiến và trang thiết bị hiện đại, việc nhổ răng không còn gây đau đớn, hạn chế ảnh hưởng đến việc ăn uống và tâm lý của bệnh nhân nhổ răng.
Dưới đây là một số cơ sở y khoa uy tín có hệ thống phòng khám trên toàn quốc cho người đọc tham khảo để cho bé nhổ răng:
- Hệ thống phòng khám nha khoa quốc tế với công nghệ cao Parkway
- Phòng khám nha khoa Thúy Đức, với bác sĩ của hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ
- Nha khoa thẩm mỹ quốc tế 5 sao Jun Dental
- Khoa răng hàm mặt của bệnh viện Quân Y 103
- Nha Khoa Quốc tế Á Âu
- Nha khoa quốc tế với hệ thống phòng khám rộng khắp – nha khoa Paris
Lưu ý khi nhổ răng sữa lung lay tại nhà cho trẻ
Bên cạnh vấn đề răng sữa lung lay có nên nhổ hay răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ, phụ huynh cũng cần chú ý đến một số vấn đề quan trọng sau:
- Trong thời gian răng sữa bắt đầu dấu hiệu bị lung lay, phụ huynh nên can thiệp và giúp đỡ trẻ trong việc vệ sinh chăm sóc răng miệng. Trẻ tự vệ sinh có thể sẽ không kỹ hoặc tác động gây nhiễm khuẩn phần răng lung lay hoặc răng mới nhổ bỏ.
- Trong trường hợp răng sữa lung lay lâu ngày nhưng không có dấu hiệu rụng hoặc phát hiện răng vĩnh viễn có dấu hiệu mọc sai hướng thì cần đưa bé đến nha khoa để được can thiệp kịp thời không ảnh hưởng tới thẩm mỹ của trẻ.
- Điều quan trọng nhất cần lưu ý tới bậc cha mẹ đó là khi không nắm vững kỹ thuật nhổ răng sữa lung lay tại nhà cho trẻ thì hãy nên đưa bé đến bệnh viện răng hàm mặt uy tín để các bác sĩ sử dụng những dụng cụ chuyên dụng nhổ răng cho trẻ an toàn và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ.
Hy vọng với những chia sẻ trên về cách nhổ răng lung lay đúng cách cho bé, các bố mẹ sẽ có những định hướng đúng đắn để hoàn thành tốt nhất và an toàn nhất quá trình thay răng cho con em mình.
Cùng chuyên mục:
Xem thêm