Nổi mẩn đỏ không ngứa cảnh báo bệnh gì? Điều trị như thế nào?

2:56 AM , 01/08/2023

Nổi mẩn đỏ không ngứa là triệu chứng liên quan đến tình trạng dị ứng, nhiễm trùng hoặc nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Phải xác định chính xác nguyên nhân gây mẩn đỏ mới tìm ra hướng điều trị hiệu quả nhất. Nếu bạn đang gặp phải triệu chứng này, đừng bỏ qua thông tin hữu ích được chia sẻ sau đây.

Nổi mẩn đỏ không ngứa cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đa số trường hợp nổi mẩn đỏ không ngứa là biểu hiện cơ thể dị ứng với một số tác nhân như thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, môi trường…

Nổi mẩn đỏ không ngứa đa số là do dị ứng, có một số trường hợp do một số bệnh lý nguy hiểm gây ra
Nổi mẩn đỏ không ngứa đa số là do dị ứng, có một số trường hợp do một số bệnh lý nguy hiểm gây ra

Trong một số ít trường hợp, da nổi mẩn đỏ không ngứa có thể là do một số bệnh lý nguy hiểm gây ra. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến có thể gây nổi mẩn không ngứa bạn cần biết trước khi quyết định hướng điều trị cho mình:

Viêm da tiếp xúc kích ứng

Viêm da kích ứng là tình trạng da nổi mẩn đỏ khi da tiếp xúc trực tiếp và phản ứng với chất gây dị ứng. Triệu chứng phổ biến của viêm da kích ứng là khô da, hình thành vảy, nổi mẩn đỏ không ngứa trên da.

Các sản phẩm tẩy rửa, hóa chất công nghiệp là tác nhân gây viêm da tiếp xúc kích ứng thường gặp nhất. Đa số mọi người đều có phản ứng dị ứng với các chất kích thích từ nhẹ tới nặng. Tùy cơ địa, mức độ dị ứng của mỗi người sẽ khác nhau.

Các vùng da mỏng và vùng da có tiếp xúc nhiều là khu vực dễ bị ảnh hưởng nhất. Cấu trúc da càng mỏng, tiếp xúc với chất kích ứng càng nhiều trong thời gian càng dài, phản ứng dị ứng càng nghiêm trọng.

Cách ly da khỏi các chất kích ứng và vệ sinh vùng da bị ảnh hưởng, tình trạng kích ứng sẽ dần thuyên giảm và hồi phục.

Dị ứng thuốc gây nổi mẩn đỏ

Các loại thuốc lợi tiểu, kháng sinh, thuốc chống động kinh có thể gây tình trạng nổi mề đay mẩn đỏ. Mẩn đỏ có thể gây ngứa hoặc không ngứa, là dấu hiệu cơ thể dị ứng với thuốc hoặc là tác dụng phụ của thuốc.

Mẩn đỏ có thể xuất hiện sau vài giờ hoặc vài ngày sử dụng thuốc. Người bệnh tiếp tục dùng thuốc, tình trạng mẩn ngứa càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thậm chí, có thể gây ảnh hưởng đến đường hô hấp, gây sốc phản vệ đe dọa tới tính mạng.

Dị ứng thuốc có thể gây nổi mẩn đỏ trên da
Dị ứng thuốc có thể gây nổi mẩn đỏ trên da

Nếu cơ thể xuất hiện mẩn đỏ khi bạn dùng một loại thuốc nào đó, hãy ngưng dùng thuốc, liên hệ với bác sĩ điều trị. Thông thường mẩn đỏ có thể tự khỏi sau một thời gian ngưng sử dụng thuốc. Bác sĩ sẽ cân nhắc mức độ dị ứng để quyết định có cần điều chỉnh liều lượng hay thay đổi loại thuốc khác không.

Hăm da

Hăm da là bệnh ngoài da hình thành do quá trình ma sát, phổ biến ở các vùng da ấm và ẩm trên cơ thể như háng, nếp gấp bụng, nách, kẽ ngón chân, tay. Vùng da bị hăm có thể nổi mẩn đỏ không ngứa hoặc ngứa nhẹ.

Nếu tình trạng hăm da trong thời gian dài không được cải thiện có thể gây ra các vết loét. Da bị nứt, chảy máu, gây đau đớn, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.

Hăm da gây mẩn đỏ là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh
Hăm da gây mẩn đỏ là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh

Hăm da là tình trạng rất dễ gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Các bé thường bị nổi mẩn đỏ không ngứa ở háng, phần nếp giao giữa hai mông, nách, cổ.

Bạn cần giữ da khô ráo, sạch sẽ để tránh tình trạng hăm da. Dùng phấn rôm giúp hút ẩm, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để hạn chế ma sát là các biện pháp đơn giản bạn có thể áp dụng.

Cơ thể quá khổ với nếp gấp ở bụng, nách, cổ là điều kiện thuận lợi để hăm da hình thành và phát triển. Đôi khi, giảm cân cũng là một cách hiệu quả không chỉ giúp cải thiện tình trạng hăm da mà còn giúp cơ thể đẹp hơn, tránh nguy cơ bệnh tật do béo phì gây ra.

Vảy phấn hồng

Vảy phấn hồng là bệnh lý ngoài da cấp tính, gây nổi mẩn đỏ thành mảng tròn lớn ở vùng da bụng, ngực hoặc lưng. Sau 1-2 mẩn đỏ thường lan rộng ra các khu vực da lân cận và dần cải thiện sau 6 tuần.

Vảy phấn hồng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở trẻ em và những người từ 20-35 tuổi. Đa số trường hợp, mẩn đỏ hình thành do bệnh vảy phấn hồng không gây ngứa.

Hiện nay, vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân và cách đặc trị bệnh vảy phấn hồng. Người bệnh cần uống thuốc, tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để cải thiện triệu chứng.

Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý trong sinh hoạt:

  • Tránh tắm nước nóng,
  • Không sử dụng các loại chất tẩy rửa có thể gây kích ứng,
  • Mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi

Nổi mẩn đỏ do thời tiết nóng

Thời tiết nắng nóng gây nổi mẩn đỏ trên da là tình trạng dễ gặp ở trẻ sơ sinh. Một số người lớn cũng có thể gặp tình trạng này.

Nguyên nhân gây bệnh có thể do cơ thể phản ứng quá mẫn với nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, thời tiết nóng, cơ thể đổ nhiều mồ hôi, gây mất nước đột ngột. Một số người bị nổi mề đay mẩn ngứa sau khi tập thể dục, tham gia hoạt động thể thao. Trong trường hợp này, người bệnh cũng có thể cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, tụt huyết áp…

Mồ hôi cùng bụi bẩn gây bít tắc lỗ chân lông cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mẩn đỏ khi thời tiết nắng nóng.

Người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, không dùng kem chống nắng, dưỡng da dày, không làm việc dưới nền nhiệt cao trong thời gian dài. Mẩn ngứa sẽ thuyên giảm và tự khỏi khi bạn giữ vệ sinh và giữ mát cơ thể.

Khối u máu

U máu là khối u lành tính hình thành bên dưới bề mặt da, gây các vùng mẩn màu đỏ hoặc rượu vang, không ngứa. Da mặt, da đầu, lưng và ngực là các vùng da dễ xuất hiện u máu nhất. Đa số các trường hợp bị u máu đều không nghiêm trọng, thường không cần điều trị.

Sốt phát ban

Sốt phát ban là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ, thường phát sinh khi trẻ bị nhiễm virus. Bệnh gây nổi mẩn đỏ không ngứa khắp người, có thể có thêm các triệu chứng như đau dạ dày, sưng hạch bạch huyết, đau họng, tiêu chảy nhẹ.

Sốt phát ban có thể gây nổi mẩn đỏ không ngứa
Sốt phát ban có thể gây nổi mẩn đỏ không ngứa

Sốt phát ban thường không nghiêm trọng, thường tự thuyên giảm trong vòng 1 tuần. Trong trường hợp sốt cao hoặc mẩn đỏ có đi kèm các triệu chứng nguy hiểm, người bệnh cần được can thiệp y tế kịp thời.

Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là bệnh lý xảy ra do sự sai lệch trong đáp ứng miễn dịch, hệ miễn dịch tự chống lại cơ thể. Lupus ban đỏ thường gây ra mẩn đỏ không ngứa. Nghiêm trọng hơn, người bệnh cũng gặp tình trạng suy nhược cơ thể, viêm khớp, sốt nhẹ, giảm cân.

Hiện tại, lupus ban đỏ không có cách điều trị dứt điểm. Với người bệnh bị lupus ban đỏ, bác sĩ sẽ đề ra giải pháp kiểm soát để bệnh không tiến triển nặng.

Các nguyên nhân khác

Có nhiều nguyên nhân khác cũng có thể gây nổi mẩn đỏ không ngứa như:

  • Nhiễm virus gây thủy đậu, sởi
  • Mụn trứng cá
  • Nhiễm các loại ký sinh trùng: giun đũa, ghẻ…
  • Nổi mề đay

Như vậy, đa số các trường hợp nổi mẩn đỏ không ngứa không quá nguy hiểm. Nếu nổi mẩn có đi kèm thêm các triệu chứng bất thường hoặc mẩn đỏ ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống, bạn có thể đến cơ sở y tế để được tiến hành khám, xác định nguyên nhân gây bệnh và tìm ra hướng điều trị.

Cách điều trị khi bị mẩn đỏ không ngứa

Nổi mẩn đỏ không ngứa là tình trạng nhiều người gặp phải và gặp phải nhiều lần trong đời. Hầu hết trường hợp bệnh có thể tự cải thiện. Với những trường hợp mẩn đỏ nghiêm trọng, sẽ có các hướng điều trị như sau:

Điều trị mẩn đỏ không ngứa tại nhà

Đa số trường hợp nổi mẩn đỏ không ngứa có thể tự khỏi. Bạn hãy bỏ túi những phương pháp điều trị tại nhà để cải thiện triệu chứng bệnh, giúp bệnh mau khỏi:

Chườm lạnh giúp giảm tình trạng viêm, mẩn đỏ, sưng tấy 

Cách thực hiện: Bạn có thể bọc vài viên đá vào khăn rồi áp lên vùng da bị nổi mẩn trong 15 phút. Không nên chườm đá lạnh trực tiếp lên da, tránh làm tổn thương ở các mô da trở nên nghiêm trọng hơn.

Đắp gel nha đam (lô hội)

Trong nha đam chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa có tác dụng giúp giảm viêm, phục hồi vùng da bị thương tổn.

Dùng nha đam giúp giảm mẩn ngứa, phục hồi da bị thương tổn
Dùng nha đam giúp giảm mẩn ngứa, phục hồi da bị thương tổn

Cách thực hiện: Sau khi gọt, lọc bỏ phần vỏ xanh, rửa lại nhiều lần bằng nước muối loãng để loại bỏ phần nhớt vàng bên ngoài, bạn cắt gel nha đam thành lát mỏng rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị nổi mẩn trong 15 phút. Sau đó rửa lại bằng nước sạch và lau khô

Tránh các chất gây có khả năng gây kích ứng

Bạn nên ăn bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như rau củ quả. Tránh các thức ăn cay nóng, đồ chiên rán, hải sản.

Đeo găng tay cao su khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa như bột giặt, nước rửa bát…

Giữ vệ sinh cơ thể 

Mặc đồ thoáng mát, thấm hút mồ hôi, giảm ma sát lên da, tránh gây hầm bí, làm bít tắc lỗ chân lông.

Với trẻ sơ sinh, người chăm sóc cần lau người, thay bỉm, tã thường xuyên cho trẻ.

Vệ sinh tay, chân và cơ thể bằng các sản phẩm nước rửa tay, xà phòng, sữa tắm chiết xuất thiên nhiên, an toàn, không gây kích ứng.

Giữ độ ẩm cần thiết cho da

Dùng kem dưỡng ẩm da giúp tạo lớp màng bảo vệ da, phục hồi vùng da bị tổn thương.

Uống 1,6 – 2 lít nước mỗi ngày, giúp cung cấp đủ độ ẩm cần thiết cho da, tránh nổi mẩn đỏ do da khô.

Tắm lá thuốc nam

Nhiều loại lá thuốc nam chứa các dược tính quý, giúp kháng viêm, giảm sưng tấy, mẩn đỏ, thanh lọc cơ thể. Với các trường hợp bị nổi mẩn đỏ do dị ứng, có thể áp dụng phương pháp tắm lá thuốc nam.

Tắm nước lá giúp hỗ trợ điều trị mẩn ngứa ở trẻ
Tắm nước lá giúp hỗ trợ điều trị mẩn ngứa ở trẻ

Bạn có thể dùng một trong các loại: Lá trầu không, lá trà xanh, lá tía tô, lá ổi, lá khế, lá và quả mướp đắng, gừng tươi.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị lá (hoặc quả) thuốc nam, rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng, vớt ra để ráo
  • Bước 2: Đun sôi 2 lít nước, cho lá (hoặc quả) vào, tiếp tục đun sôi trong 5 phút.
  • Bước 3: Lọc bỏ bã, pha phần nước thu được với nước sạch cho tới khi nhiệt độ nước đạt 32-36 độ C
  • Bước 4: Tắm với nước lá trong 10 phút, dội lại bằng nước sạch, lau khô người

Nên tắm với nước lá mỗi ngày cho tới khi dấu hiệu mẩn đỏ hết hẳn.

Uống trà xanh, trà hoa cúc 

Trà xanh, trà hoa cúc từ lâu đã được biết đến là các loại trà có tác dụng an thần, lợi tiểu, thanh lọc cơ thể. Với hàm lượng cao chất kháng viêm, chống oxy hóa, uống trà xanh, trà hoa cúc mỗi ngày giúp đào thải độc tố, thúc đẩy quá trình phục hồi các tế bào da bị thương tổn.

Sử dụng thuốc tân dược

Nếu tình trạng nổi sần do mề đay, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc điều trị tình trạng nổi mẩn đỏ mề đay như

  • Thuốc kháng Histamin
  • Thuốc chứa Corticosteroid
  • Thuốc kháng sinh
  • Kem dưỡng phục hồi và bảo vệ mô da

Nếu người bệnh nổi mẩn đỏ đi kèm sưng phù mặt, miệng, họng, khó thở, tụt huyết áp, có thể bệnh nhân đã bị sốc phản vệ. Tính mạng bệnh nhân có thể bị đe dọa nếu không được can thiệp y tế kịp thời.

Nếu mẩn đỏ là biểu hiện của các bệnh lý tiềm ẩn, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị bệnh lý. Khi bệnh lý tiềm ẩn khỏi, mẩn đỏ sẽ tự khắc biến mất.

Dùng thuốc Đông y

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi với những lần nổi mẩn đỏ lặp đi lặp lại, gây mất thẩm mỹ, bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị Đông y. Các thảo dược Đông y vừa giúp đẩy lùi mẩn đỏ triệt để, vừa tăng cường sức đề kháng của cơ thể mà không gây ra tác dụng phụ nào.

Có nhiều bài thuốc Đông y chữa mẩn đỏ hiệu quả
Có nhiều bài thuốc Đông y chữa mẩn đỏ hiệu quả

Bạn có thể tìm đến các nhà thuốc Đông y uy tín để được thăm khám, bốc thuốc điều trị phù hợp với thể trạng cơ thể.

Người nổi mẩn đỏ không ngứa khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Khi mẩn đỏ không ngứa đi kèm các triệu chứng bất thường như:

  • Nổi mẩn đỏ diện tích lớn, thậm chí mẩn đỏ toàn bộ cơ thể
  • Có dấu hiệu sốt nhẹ nhiều ngày hoặc sốt cao
  • Vùng da bị mẩn đỏ có cảm giác đau
  • Mẩn đỏ chứa dịch mủ

Nổi mẩn đỏ không ngứa chính là biểu hiện cho thấy sự thay đổi bất thường trên da. Bạn hãy quan sát kỹ tình trạng phát triển của mẩn ngứa để đưa ra can thiệp y tế kịp thời.

Cập nhật 10:15 AM , 17/08/2023

Tin liên quan

Mẩn đỏ ngứa nổi cục như muỗi đốt là bệnh gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt không chỉ là triệu chứng thông thường khi bị côn trùng đốt mà còn có thể là biểu hiện bệnh lý nguy hiểm...

Nổi Mẩn Đỏ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nổi mẩn đỏ có thể là biểu hiện kích ứng da tại chỗ thông thường. Nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Trong...

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Nguyên Nhân Do Đâu? Cách Xử Lý An Toàn, Hiệu Quả

Mẩn ngứa ở trẻ xảy ra khá phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, sinh hoạt và sự phát triển của các bé. Do đó, bố mẹ cần...

Nổi mề đay kiêng gì, nên ăn gì cân đối dinh dưỡng trị bệnh?

Ngoài việc sử dụng các bài thuốc, việc tuân thủ các quy tắc sinh hoạt và kiêng cữ trong ăn uống là rất quan trọng để chữa bệnh mề đay...

Nổi mề đay: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Nổi mề đay (hay còn gọi là mày đay) là một trong những bệnh dị ứng thường gặp ở mọi độ tuổi, mọi giới tính. Tuy đây không phải bệnh...

Trẻ bị nổi mề đay nên tắm lá gì để vừa an toàn, vừa nhanh khỏi

Do một số lý do khác nhau, nhiều trẻ nhỏ bị mắc mề đay, gây ngứa ngáy và ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động hàng ngày của bé....

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *