Quá trình sâu răng diễn ra thế nào? Cách nhân biết và phòng ngừa

10:16 AM , 02/08/2023

Quá trình sâu răng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới thẩm mỹ và sức khỏe của người bệnh. Răng chính là bộ phận quan trọng  đảm nhận chức năng nhai và nghiền thức ăn, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể vì thế cần được chăm sóc và bảo vệ tốt nhất. Vậy quá trình sâu răng hình thành như thế nào và do đâu, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây!

Sâu răng là bệnh gì?

Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng thường gặp hiện nay và phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của răng bị sâu mà dẫn đến cảm giác khó chịu như: ê buốt, đau nhức, biến chứng thành viêm tủy răng, viêm quanh chân răng, gây trở ngại trong ăn uống, giao tiếp và tâm lý của người bệnh. Vậy sâu răng cụ thể là vấn đề như thế nào?

Sâu răng là quá trình các vi khuẩn trong thức ăn tiếp xúc, xâm nhập và tấn công vào cấu trúc của răng, gây ra những tổn thương trầm trọng trên răng. Biểu hiện ban đầu của bệnh là chúng gây ra những lỗ sâu li ti trên bề mặt hoặc xung quanh thân răng mà chưa có biểu hiện đau nhức. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, những lỗ sâu sẽ càng ngày càng lớn hơn dẫn đến nhiễm trùng và tổn thương tủy răng, từ đó gây ra hiện tượng đau nhức, đau buốt. Bệnh sâu răng không phải là bệnh nguy hiểm nhưng gây ra nhiều ảnh hưởng xấu trong sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày.

Quá trình sâu răng diễn ra thế nào?

 Các giai đoạn của sâu răng
Các giai đoạn của sâu răng

Thông thường, các giai đoạn sâu răng diễn ra trong khoảng thời gian từ 1-2 năm, có thể nhanh hơn bắt đầu từ lúc vi khuẩn xâm nhập đến khi hình thành lỗ sâu. Cụ thể, quá trình này diễn ra với 4 giai đoạn cụ thể dưới đây:

  • Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này sẽ xuất hiện những đốm trắng mờ đục trên bề mặt của răng và màu răng chuyển sắc tố ngả sang màu ố vàng. Khi mới bắt đầu quá trình sâu răng, chúng ta thường không chú ý và khó phát hiện được bệnh vì gần như không có triệu chứng. Do đó, việc vệ sinh răng miệng đúng cách là vô cùng cần thiết để hạn chế vùng sâu lan rộng nhanh chóng.
  • Giai đoạn 2: Những đốm trắng ở giai đoạn 1 dần bị các vi khuẩn gây sâu răng với tên khoa học là Mutans Streptococci tạo ra các loại axit có tác động bào mòn phần men răng, khiến cho vùng sâu bắt đầu chuyển thành màu đen. Nguồn năng lượng chính của loại vi khuẩn này chính là đường lấy từ thức ăn thừa bám lại trên răng. Bước vào giai đoạn 2, răng có biểu hiện nhạy cảm hơn khi gặp các kích thích như ăn đồ nóng, lạnh, chua,… thậm chí có thể bị đau nhức khi nhai. 
  • Giai đoạn 3: Lỗ sâu răng phát triển lan rộng và dần chạm tới phần mềm của răng. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, phần sâu sẽ phát triển sâu đến tủy răng. Lúc này bệnh nhân sẽ cảm nhận thấy đau nhức dữ dội hơn nhất là về đêm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt. Giai đoạn 3 của quá trình sâu răng có thể là trường hợp viêm tủy cấp tính.
  • Giai đoạn 4: Khi viêm tủy không được chữa trị đúng lúc và đúng cách, lượng vi khuẩn gia tăng nhanh chóng khiến răng chết. Thêm vào đó, khi tủy răng thối và nhiễm trùng sẽ đi vào xương gây viêm khớp, viêm xương hàm, viêm mô tế bào,… Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức vô cùng, khó khăn khi ăn uống.

Cách nhận biết sâu răng? Khi nào cần khám bác sĩ?

Tương ứng với 4 giai đoạn sâu răng, người bệnh cần lưu ý những dấu hiệu để có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất và đi gặp bác sĩ điều trị trước khi sâu răng ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe. Dưới đây là cách nhận biết sâu răng và các mức độ sâu răng tương ứng bạn có thể mắc phải.

Nha khoa ViDental là Hệ thống Nha khoa Quốc tế chuẩn AIFC đầu tiên tại Việt Nam đáp ứng 45 Tiêu chuẩn được ghi nhận bởi Hội đồng 4 Tổ Chức Đánh Giá Quốc Tế AIFC bao gồm...
  • Thời kỳ đầu – Khó nhận biết: Dấu hiệu sâu răng ở thời kỳ này được biểu hiện qua màu sắc của răng như ngả màu hơn, men răng chuyển sang sẫm, xuất hiện các đốm trắng khó quan sát. Giai đoạn này quá trình sâu răng mới bắt đầu, bệnh nhân chưa hề đau nhức. Tuy nhiên khi răng tiếp xúc với đồ ăn ngọt đôi khi sẽ cảm thấy hơi đau nhức răng nhưng sẽ hết ngay sau đó.
  • Thời kỳ 2 – Lỗ sâu xuất hiện: Thông thường quá trình bệnh sâu răng tiến triển chậm theo chu kỳ từ 2 -4 năm. Sâu răng ăn sâu từ lớp men bề mặt răng đến lớp ngà răng. Tiếp đến khoảng từ 6 tháng cho đến 1 năm đầu, bệnh phát triển mà không tạo lỗ trên bề mặt răng mà chỉ hình thành vết đốm trắng đục. Răng bắt đầu trở nên nhạy cảm hơn, dễ đau mỏi khi gặp tác động từ thức ăn.
  • Thời kỳ 3 – Lỗ sâu màu đen: Giai đoạn này, sâu răng đã hình thành tạo ra những lỗ sâu màu đen ở trên mặt và thân răng. Tình trạng này đã trở nên rất nghiêm trọng hơn, thường gặp ở răng hàm. Răng hàm là vị trí dễ bị tấn công nhất bởi vi khuẩn do phải chịu sức ép rất lớn từ việc ăn nhai. Sâu răng hàm ở giai đoạn này khá dễ nhận biết bởi màu đen không khó để nhìn thấy bằng mắt thường.
  • Thời kỳ cuối – Sâu răng nặng biểu hiện bệnh lý rõ ràng: Sâu răng thời kỳ này đã gây ảnh hưởng nặng nề khi tần suất các cơn đau diễn biến thường xuyên và dữ dội, kéo dài, nặng hơn về đêm. Đặc biệt là khi quá trình sâu răng tiến vào tủy có thể gây nên những cơn đau nhức buốt nhói đến tận óc rất khó chịu.
Xem thêm: Làm sao để khắc phục tình trạng sâu răng hôi miệng?
Cách nhận biết sâu răng chính xác nhất là dựa vào dấu hiệu lạ trên bề mặt răng
Cách nhận biết sâu răng chính xác nhất là dựa vào dấu hiệu lạ trên bề mặt răng

Vậy giai đoạn nào cần đi khám bác sĩ? 

Sâu răng được phát hiện càng sớm càng dễ dàng chữa khỏi. Tuy nhiên, lời khuyên đưa ra cho bạn là hãy nhanh chóng sắp xếp thời gian đi khám bác sĩ ở thời kỳ 2 khi lỗ sâu xuất hiện. Nha sĩ sẽ đưa ra cách điều trị răng sâu dứt điểm sớm. Thông thường ở thời kỳ này bệnh nhân sẽ chỉ định hàn trám răng sâu sau khi làm sạch lỗ sâu, tránh sự phát triển của vi khuẩn vào tủy răng.

Lưu ý, nếu sâu răng phát hiện muộn, bệnh nhân sẽ phải thực hiện các phương pháp chữa trị phức tạp và tốn kém hơn. Cụ thể, nếu việc hàn trám răng vẫn mang lại hiệu quả tốt, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp chữa tủy cùng với chữa răng sâu. Trường hợp răng đã bị gãy vỡ lớn, chỉ còn lại chân răng thì phương pháp bọc răng sứ sẽ là cách phục hồi tốt nhất có thể. Tuy nhiên bọc răng sứ là kỹ thuật phức tạp, yêu cầu thực hiện theo quy trình cụ thể và tốn kém chi phí gấp nhiều lần so với hàn trám răng thông thường. Vì vậy, bệnh nhân nên đến bác sĩ trước khi răng đã bị tổn thương nặng nề.

Khi nào nên đi khám nha sĩ?
Khi nào nên đi khám nha sĩ?

Cách phòng ngừa sâu răng

Để ngăn ngừa quá trình sâu răng, người bệnh cần phải hạn chế việc tạo axit trên vùng bề mặt của răng, tức giảm lượng vi khuẩn và chất đường hiện diện. Các biện pháp cần thực hiện để phòng ngừa sâu răng là:

  • Vệ sinh răng miệng thật sạch, đúng cách và khoa học sau khi ăn, trước khi đi ngủ.
  • Hạn chế tối đa việc ăn những loại đồ ăn chứa nhiều đường, không nên ăn vặt quá nhiều lần trong ngày.
  • Không dùng tăm, vật nhọn đâm dọc vào khe răng gây ra hở và chảy máu răng, mòn men răng.
  • Với trẻ em trong thời kỳ mọc răng hoặc thay răng càng phải quan tâm đến việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng.
  • Nên khám răng định kỳ 6 tháng/lần để nhanh chóng phát hiện bệnh sâu răng để điều trị kịp thời.
  • Khám bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu của sâu răng giai đoạn đầu hoặc giai đoạn 2.

Trên đây là thông tin chi tiết về quá trình sâu răng cho bạn đọc tham khảo. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức hữu ích để giúp bạn có thể tự phát hiện tình trạng sâu răng và có biện pháp điều trị kịp thời.

Dành cho bạn: 

Cập nhật 10:16 AM , 02/08/2023

Tin liên quan

Top 6 loại kẹo chống sâu răng hiệu quả nhất hiện nay mà cha mẹ không nên bỏ qua

Kẹo chống sâu răng là các sản phẩm hiệu quả giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa. Tuy nhiên, lựa chọn loại nào an toàn...

Em bé ăn kẹo bị sâu răng cha mẹ nên xử lý như thế nào?

Tình trạng các em bé ăn kẹo bị sâu răng đang ở mức đáng báo động khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi không biết phải làm như thế...

Sâu răng nổi hạch có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?

Sâu răng nổi hạch dấu hiệu cho thấy răng của bạn đang bị viêm ở mức độ nghiêm trọng, không chỉ đơn thuần là vi khuẩn làm hại bề mặt...

Top 11+ cách trị sâu răng tại nhà lành tính và hữu hiệu

Sâu răng gây nên nhiều nỗi phiền toái cho người bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống một cách trực tiếp. Những trường hợp mới chớm có dấu hiệu...

Tất cả những điều phụ huynh cần biết về áp xe răng ở trẻ em

Áp xe răng ở trẻ em là một dạng bệnh lý không hiếm gặp nếu phụ huynh chủ quan và lơ là trong việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *