Trị rơ lưỡi bằng rau ngót đang là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến hàng đầu hiện nay và được nhiều cha mẹ phản hồi lại tác dụng tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng và chính xác. Chính vì vậy, chúng tôi đã tổng hợp lại những thông tin hữu ích phía dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.
Rơ lưỡi bằng rau ngót có thật sự tốt không?
Rau ngót có tên khoa học đầy đủ là Sauropus Androgynus Merr, thuộc vào họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Bên cạnh đó, trong dân gian, người ta còn gọi loại rau này với nhiều tên khác như bồ ngót hay bù ngót.
Theo Đông y, rau ngót có tính mát, vị ngọt, mang đến tác dụng tốt trong việc thanh nhiệt và giải độc cơ thể, cũng như giúp lợi tiểu, bổ máu, tránh ứ huyết. Hơn nữa, nó còn có khả năng hỗ trợ tiêu viêm, sát khuẩn và diệt khuẩn nhanh chóng, đồng thời trị chứng tưa lưỡi hiệu quả.
Còn theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong rau ngót có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Điển hình phải kể đến là photpho, protein, vitamin C, canxi, protein, glucid,…; cùng với rất nhiều loại axit amin cần thiết khác như phenylalanin, treonin, valin, lysin, lysin, methionin, tryptophan, isoleuxin,…
Như vậy, có thể thấy ngoài tác dụng làm mát, rau ngót còn có khả năng sát trùng, làm giúp làm sạch khoang miệng và chữa tưa lưỡi rất tốt.
Đọc ngay: Bật Mí Các Cách Trị Tưa Lưỡi Khi Ăn Thơm Hiệu Quả, An Toàn
Hướng dẫn ba mẹ cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót
Trước khi tiến hành rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót, ba mẹ cần xác định chính xác các dấu hiệu bệnh của bé khi bị tưa miệng. Bởi nếu chẩn đoán sai và thực hiện có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe các bé. Cụ thể biểu hiện bạn có thể xác định là là những đốm trắng ở đầu lưỡi và dần lan thành các màng mỏng.
Bên cạnh đó, nhiều trường hợp tưa lưỡi lan sang 2 bên má và khắp mặt trên của lưỡi. Điều này làm các bé khó chịu, đau đớn thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn và sụt cân. Cách rơ lưỡi bằng lá rau ngót dưới đây sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng nặng hơn:
Nguyên liệu chuẩn bị
- 100g rau ngót sạch, tuyệt đối không sử dụng loại rau phun thuốc, lá xanh và bị héo.
- Gạc rơ lưỡi y tế chuyên dụng với chất liệu mềm mại, hoặc tấm vải màn mỏng.
- Nước đun sôi để nguội.
Hướng dẫn thực hiện:
- Rau ngót mang rửa với nước cho sạch, sau đó ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ hết ký sinh trùng và các vi khuẩn gây hại cho bé.
- Để ráo, rồi cho vào cối giã hoặc máy xay để xay nhuyễn nát. Lưu ý nên cho vài hạt muối vào giã hoặc xay cùng. Tuy nhiên, khuyến khích các ba mẹ nên giã tay để đem lại hiệu quả tốt nhất.
- Tiếp theo, các bạn cho thêm vào một ít nước đun sôi để nguội đã chuẩn bị trước đó để trộn hỗn hợp. Sau đó dùng vải mỏng để lọc lấy nước cốt rau ngót.
- Sử dụng gạc rơ lưỡi, hay khăn mềm quấn vào ngón tay để lấy nước cốt lau sạch miệng cho bé một cách thật nhẹ nhàng.
- Kiên trì thực hiện phương pháp này ít nhất 3 – 4 lần trước khi đi ngủ và sau khi ăn nhằm giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh.
Khi rơ lưỡi cho bé bằng rau ngót cần lưu ý điều gì?
Dưới đây là một số lưu ý khi rơ lưỡi cho bé bằng rau ngót các bạn cần nhớ:
- Trước khi thực hiện rơ lưỡi cho con, các mẹ cần vệ sinh tay thật sạch sẽ, tránh để tay bẩn khiến cho tình trạng viêm nhiễm ở trẻ diễn ra nghiêm trọng hơn.
- Các ba mẹ chú ý thực hiện nhẹ nhàng trong quá trình rơ lưỡi để những màng mỏng đó bị lột lên và lôi ra bên ngoài.
- Không lạm dụng quá mức gây hại thêm cho tình trạng viêm nhiễm của các bé.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các mẹo dân gian khác như rơ lưỡi bằng mật ong hay dùng lá hẹ chữa tưa lưỡi.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về phương pháp rơ lưỡi bằng rau ngót ở trẻ nhỏ được nhiều ba mẹ áp dụng thành công và phản hồi tốt. Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc có thêm kiến thức và bổ ích để chăm sóc con. Ngoài ra, nếu cần hỗ trợ thêm bất kỳ vấn đề nào khác liên quan đến sức khỏe răng miệng hãy để lại lời nhắn phía dưới đây.
Tìm hiểu: [Tìm Hiểu] Bệnh Nấm Lưỡi Bản Đồ Là Gì? Triệu Chứng Và Cách ChữaCập nhật 10:16 AM , 02/08/2023