Sưng nướu răng và nổi hạch là bệnh gì? Cách nhận diện và điều trị

2:12 AM , 02/08/2023

Sưng nướu răng và nổi hạch là những dấu hiệu bất thường cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Bất kỳ ai cũng có thể bắt gặp tình trạng này tuy nhiên lại thường chủ quan. Để ngăn ngừa các biến chứng và nâng cao hiệu quả điều trị, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp tới độc giả những thông tin cần thiết nhất về tình trạng này.

Sưng nướu răng và nổi hạch là bệnh gì?

Trên thực tế, sưng nướu răng và nổi hạch không phải một bệnh lý cụ thể, đây chỉ là một trong rất nhiều dấu hiệu cảnh báo sự xâm nhập của vi khuẩn trong khoang miệng. Bên cạnh đó, bạn có thể căn cứ vào biểu hiện này để nhận diện các bệnh lý mà cơ thể đang mắc phải như:

Viêm nha chu

Nha chu là thuật ngữ để chỉ các tổ chức xung quanh răng bao gồm xương ổ răng, nướu, răng, lợi. Khi tình trạng viêm nhiễm diễn ra trong thời gian dài và không được quan tâm đúng cách sẽ dẫn tới mất liên kết giữa các cơ quan này, từ đó tạo thành khoảng hở giữa lợi và răng, khiến răng lung lay. 

Hệ lụy nguy hiểm nhất của viêm nha chutụt lợi, lộ thân răng và thậm chí mất răng. Bạn hoàn toàn có thể nhận diện bệnh qua các dấu hiệu bất thường như chảy máu chân răng, sưng nướu, nổi hạch, sưng má…

Sưng nướu răng và nổi hạch do viêm nha chu
Sưng nướu răng và nổi hạch do viêm nha chu

Viêm nướu răng gây sưng nướu răng và nổi hạch

Khi vi khuẩn có hại gia tăng mạnh mẽ về số lượng sẽ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm mô nướu. Bệnh chủ yếu khởi phát do thói quen vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, thường xuyên lạm dụng chất kích thích và chất có hại cho men răng. 

Khi mô nướu bị viêm nhiễm, các hạch lympho ở vị trí xung quanh sẽ nổi lên để bảo vệ mô nướu dẫn tới sưng nướu răng và nổi hạch. Bên cạnh đó, bạn có thể nhận diện một số dấu hiệu bất thường khác như vùng nướu bị viêm có màu đỏ thẫm, sưng nóng hàm hoặc sốt nhẹ.

Sưng nướu răng và nổi hạch do mọc răng khôn

Răng khôn là những chiếc răng cuối cùng mọc khi trưởng thành. Mặc dù có sức nhai rất tốt, tuy nhiên chúng thường có xu hướng mọc lệch, chen nhau hoặc kẹt trong các mô nướu. Răng khôn mọc lên có thể gây tổn thương, nhiễm khuẩn lợi trùm răng khôn. Triệu chứng sưng nướu răng và nổi hạch cho thấy răng số 8 đã gây tổn thương tới răng bên cạnh.

Sâu răng gây viêm nướu răng nổi hạch

Sâu răng là bệnh nha khoa thường gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nguyên nhân chính gây bệnh chính là do vi khuẩn Streptococcus, Lactobacillus và Actinomyces bên trong khoang miệng. Sự tấn công của húng dẫn tới quá trình phá hủy khoáng và làm mất mô cứng của răng. Từ đó hình thành nên các hố đen trên bề mặt răng. 

Là một trong số ít các phòng khám mới nổi nhận được nhiều sự quan tâm từ khách hàng cũng như sự đánh giá cao từ chuyên gia trong nước, Nha khoa...

Răng sâu nghiêm trọng sẽ dẫn tới suy giảm diện tích bề mặt, ăn sâu vào phần tủy dẫn tới đau nhức, ê buốt kéo dài, sưng nướu, má hoặc nổi hạch.

Viêm tủy răng

Tủy răng là bộ phận quan trọng bao gồm mạch máu và các dây thần kinh cảm giác. Chúng có vai trò cung cấp dưỡng chất và duy trì độ chắc khỏe cho răng. Tuy nhiên, do một số bệnh lý nha khoa hoặc do chấn thương có thể dẫn tới viêm tủy răng.

Sưng nướu răng và nổi hạch do viêm tủy
Sưng nướu răng và nổi hạch do viêm tủy

Khi phần tủy bị viêm, răng sẽ xuất hiện một số triệu chứng như: đau nhức kéo dài, chân răng lung lay, nướu sưng đỏ, nổi hạch, hạn chế khi nhai nuốt thức ăn… Nếu không được điều trị kịp thời, viêm tủy răng có thể tiến triển nặng khiến răng bị yếu, rụng.

Viêm nướu răng nổi hạch gây biến chứng gì?

Tình trạng sưng nướu răng và nổi hạch nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng lẫn toàn thân. 

  • Đa số các bệnh lý nha khoa đều gây ra viêm nướu, sưng đau thậm chí hôi miệng khiến người mắc hình thành tâm lý tự ti, ngại giao tiếp. Đồng thời đau nhức kéo dài sẽ làm giảm chức năng nhai, mệt mỏi, uể oải.
  • Nếu được chẩn đoán mắc các bệnh lý nghiêm trọng như viêm nha chu hoặc sâu răng viêm tủy bạn nên nhanh chóng điều trị kịp thời để tránh nguy cơ mất răng, tụt lợi, tiêu xương.
  • Sưng nướu răng và nổi hạch khi không được khắc phục đúng cách và nhanh chóng sẽ dẫn tới nguy cơ vi khuẩn lây lan sang khác vùng lân cận, gây viêm nhiễm hình thành ổ áp xe, thậm chí gây hoại tử mô nướu.
  • Vi khuẩn bên trong khoang miệng sẽ dẫn tới xâm nhập vào tuần hoàn máu gây viêm đường hô hấp, nhiễm trùng huyết, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và đột quỵ.

Sưng nướu răng và nổi hạch do những nguyên nhân nào?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh lý răng miệng gây sưng nướu răng và nổi hạch mà bạn không nên chủ quan như:

  • Thói quen vệ sinh răng miệng sai cách, thiếu khoa học dẫn tới tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây bệnh.
  • Ăn uống quá nhiều đồ ngọt hoặc lạm dụng thực phẩm có chất kích thích, màu hóa học làm hại men răng.
  • Tai nạn, dư chấn va đập mạnh dẫn tới tổn thương răng hoặc mất răng.
  • Sâu răng hoặc mắc viêm nha chu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới viêm nhiễm cho vùng lân cận.

Cách khắc phục viêm nướu răng nổi hạch 

Dựa theo từng tình trạng cụ thể, nha sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đưa ra những giải pháp phù hợp nhất. Người bệnh khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn nên tránh tâm lý chủ quan hoặc tự ý mua thuốc, áp dụng các mẹo dân gian chưa được kiểm chứng.

  • Đối với trường hợp sưng nướu và nổi hạch do mắc bệnh sâu răng: Nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch chỗ bị sâu. Sau đó đắp nguyên liệu chuyên biệt và chiếu đèn laser để cố định bên trong hốc bị mẻ, vỡ. Kỹ thuật trám sẽ giúp hạn chế sự lây lan của vi khuẩn.
  • Đối với trường hợp mắc viêm nha chu: Người bệnh sẽ được tiến hành xem xét mức độ tổn thương và viêm nhiễm như trích dẫn mủ, loại bỏ áp xe hoặc thậm chí nhổ và trồng răng mới trong trường hợp tổ chức xung quanh bị giảm chức năng nghiêm trọng.
  • Sưng nướu răng và nổi hạch do mọc răng khôn: Nếu răng khôn chèn ép gây ảnh hưởng tới sự phát triển của răng bên cạnh sẽ được xem xét để loại bỏ.
  • Một số trường hợp mắc bệnh lý viêm lợi hoặc nhiễm trùng khác có thể được điều trị kết hợp với các loại thuốc kê đơn.

Cách phòng ngừa các bệnh gây viêm nướu và nổi hạch

Để phòng ngừa tối đa các bệnh lý nha khoa đồng thời hạn chế sự tái phát, biến chứng đòi hỏi mỗi cá nhân đều nên thay đổi thói quen sinh hoạt, chăm sóc răng miệng của bản thân.

Cách phòng ngừa tốt nhất là đánh răng đúng cách
Cách phòng ngừa tốt nhất là đánh răng đúng cách
  • Đánh răng đều đặn ngày 2 – 3 lần với sản phẩm kem đánh răng chứa flour.
  • Lựa chọn bàn chải phù hợp, đầu lông mềm, nên thay mới định kỳ. Bạn nên kết hợp với các loại chỉ nha khoa, dụng cụ chải lưỡi hoặc bàn chải điện để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Hạn chế sử dụng các món ăn chứa phẩm màu, axit, chất kích thích gây tổn hại tới men răng và tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển.
  • Kiểm soát thói quen ăn đồ ngọt, viêm sưng nướu và nổi hạch có thể nguy hiểm cho người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.
  • Không nên đánh răng quá mạnh, việc tác động lực có thể gây chảy máu lợi. Vi khuẩn có thể tấn công vào các vết thương hở để gây bệnh.
  • Tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng, loại bỏ vi khuẩn, giúp cải thiện men răng.

Sưng nướu răng và nổi hạch có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Hy vọng qua đó độc giả sẽ kịp thời nhận diện các biểu hiện bất thường của cơ thể, qua đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất, tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Cập nhật 2:16 PM , 02/08/2023

Tin liên quan

Trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm mà bé có thể gặp phải. Đa số trường hợp...

Chảy Máu Chân Răng Uống Thuốc Gì? Gợi Ý Top 6 Loại Hiệu Quả

Chảy máu chân răng uống thuốc gì là thắc mắc chung của rất nhiều người. Tình trạng này gây ra tâm lý lo lắng, sự khó chịu, đồng thời làm...

Điều trị viêm nướu răng an toàn, nhanh chóng và hiệu quả

Điều trị viêm nướu răng như thế nào cho an toàn và hiệu quả, cần lưu ý những vấn đề gì trong quá trình chữa bệnh là vấn đề mà...

Top 16 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất không phải ai cũng biết

Viêm lợi không phải là tình trạng bệnh hiếm gặp, bệnh cũng không quá nguy hiểm và có thể điều trị tại nhà bằng nhiều phương pháp khác nhau. Viêm...

Viêm lợi ở trẻ em, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Viêm lợi ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp đối với trẻ dưới 12 tuổi, đây cũng là nỗi lo lắng của rất nhiều ông bố bà mẹ....

Viêm lợi trùm có mủ là gì? Điều trị như thế nào là tốt nhất?

Viêm lợi trùm có mủ là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến gặp phải ở nhiều người nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Nếu không được điều...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *