Nhóm thuốc đặc trị viêm loét dạ dày – tá tràng có thể giúp người bệnh cải thiện triệu chứng, tái tạo và phục hồi lại những vết thương tổn và phòng ngừa biến chứng. Nhưng có những loại thuốc chữa cụ thể nào, công dụng và cách dùng rao sao. Do vậy tapchidongy.org đã tổng hợp toàn bộ kiến thức đó thông qua bài viết dưới đây.
Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh tiêu hóa phổ biến, là hiện tượng dịch vị axit trong dạ dày bị dư thừa gây thương tổn cho niêm mạc và hình thành các vết viêm loét với mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do nhiễm khuẩn HP, chế độ ăn uống không đảm bảo, sử dụng thường xuyên chất kích thích (rượu bia, thuốc lá…), lạm dụng thuốc kháng sinh… Với mỗi triệu chứng, yếu tố gây bệnh và mức độ nặng nhẹ đều có thuốc đặc trị viêm loét dạ dày – tá tràng khác nhau.
Nhóm thuốc đặc trị viêm loét dạ dày tá tràng theo Tây y
Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng tận gốc, bởi sau khi ngừng uống thuốc thì bệnh nhân vẫn có nguy cơ bị tái nhiễm nếu không đảm bảo thực hiện đúng với những biện pháp phòng dự bệnh. Dưới đây là một số nhóm thuốc thường thấy trong phác đồ điều trị viêm dạ dày tá tràng.
Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tiêu diệt vi khuẩn Hp
Dựa theo thống kê Y tế thì gần như 90% người mắc bệnh về dạ dày dương tính với vi khuẩn Hp, do vậy thuốc kháng khuẩn HP cũng là loại thuốc chuyên biệt và được sử dụng phổ biến đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng.
Thường thì bác sĩ cũng sẽ chỉ định bệnh nhân uống kết hợp nhóm thuốc này với nhiều loại thuốc khác nữa để đạt được hiệu quả cao nhất.
Dưới đây là một số tên thuốc trị khuẩn HP mà bạn nên biết:
- Tetracyclin: Liều dùng tùy thuộc vào từng mức độ bệnh khác nhau, dao động từ 1 – 2g/ ngày, mỗi ngày chỉ uống từ 1 – 2 lần.
- Metronidazole/ Tinidazole: Liều dùng tối đa cho bệnh nhân khoảng 1g/ ngày, đối với người bệnh nặng hơn có thể điều chỉnh theo chỉ định của bác sĩ.
- Amoxicillin: Tương tự như thuốc Tetracyclin, liều dùng từ 1 – 2g/ ngày.
- Clarithromycin: Liều dùng tùy vào từng thể bệnh khác nhau, dao động từ 500 – 1000mg/ ngày theo chỉ định bác sĩ.
Lưu ý: Trước khi sử dụng hoặc ngừng sử dụng đều cần tham vấn ý kiến của bác sĩ chỉ định vì dùng không đúng cách có thể khiến vô hiệu hóa hoạt tính của thuốc và không thể tiêu diệt được vi khuẩn HP, bị nhờn thuốc. Nếu lạm dụng thuốc chữa loét dạ dày tá tràng này còn có thể khiến vi khuẩn có lợi trong đường ruột bị tiêu diệt.
Thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng trung hòa axit dạ dày
Thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng này có tác dụng làm tăng độ pH dịch vụ trong dạ dày, khi đó nồng độ axit cũng sẽ giảm và ngăn chặn, làm chậm quá trình bào mòn niêm mạc. Từ đó người bệnh sẽ thuyên giảm được những triệu chứng của bệnh hiệu quả.
Dưới đây một số tên thuốc thuộc nhóm thuốc trung hòa axit dạ dày:
- Thuốc dạ dày chữ P (Phosphalugel): Liều dùng 1 – 2 gói/ ngày, dùng trong 2 – 3 ngày.
- Thuốc Yumangel: Liều dùng ½ gói/ lần, 2-4 lần/ngày.
- Thuốc dạ dày Gastropulgite: Liều dùng từ 2-4 gói/ ngày.
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như rối loạn đại tiện, suy thận, loãng xương, giảm phosphat trong máu… Vậy nên bệnh nhân cần tham vấn và thực hiện theo đúng với chỉ định của bác sĩ.
Các thuốc đặc trị viêm loét dạ dày – tá tràng tạo màng bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Như đã chia sẻ ở trên thì viêm loét dạ dày là hiện tượng dịch vị axit bị dư thừa, chúng sẽ làm bào mòn lớp niêm mạc dạ dày, sau một thời gian sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn. Chính vì vậy, thuốc tạo màng bọc sẽ giúp ngăn chặn được quá trình tấn công của axit dạ dày và các tác nhân khác nữa.
Ngoài ra, nhóm thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng này có thể làm trung hòa (giảm nồng độ) axit nhưng không có tác dụng chuyên biệt và hiệu quả bằng nhóm thuốc trung hòa axit dạ dày.
Dưới đây là một số tên thuốc tạo màng bọc hiệu quả:
Thuốc Prostaglandin:
- Tác dụng: Giảm bài tiết dịch vị, tăng bài tiết bicarbonat và chất nhầy.
- Cách dùng: Liều uống dao động từ 400mg – 800mg/ngày, ngày uống từ 2 – 3 lần vào bữa ăn và trước khi đi ngủ.
Thuốc Sucralfat:
- Tác dụng: Hấp thu pepsin và dịch mật, tăng bài tiết bicarbonat và chất nhầy, tăng tưới máu niêm mạc dạ dày.
- Liều dùng: Chỉ uống 1g/ lần, ngày có thể uống từ 3 – 4 lần và không nên uống cùng thức ăn.
Thuốc Bismuth subcitrat:
- Tác dụng: Tăng bài tiết bicarbonat và chất nhầy, Bao phủ chọn lọc lên đáy ổ loét, ức chế hoạt tính của pepsin, diệt vi khuẩn helicobacter pylori.
- Liều dùng: Uống mỗi lần 1 viên 120mg, một ngày có thể uống tối đa 4 lần vào lúc trước ăn khoảng 30 phút.
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng nếu thấy cơ thể có biểu hiện lạ nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn và đưa ra hướng xử lý, điều trị phù hợp nhất.
Nhóm thuốc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng anti H2 (kháng histamin H2)
Thuốc anti H2 hoạt động bằng cách ức chế và làm giảm hoạt động bài tiết dịch vị của dạ dày. Đặc biệt là nhóm thuốc này còn có khả năng ức chế tiết dịch lúc bụng đói và ban đêm.
Đa phần các thuốc đặc trị viêm dạ dày tá tràng này đều được bác sĩ chỉ định uống khoảng 1 – 2 lần/ ngày vào buổi chiều. Tùy vào một số loại thuốc khác nhau, cụ thể như sau:
- Thuốc Cimetidine: Liều dùng 400mg/lần, có thể uống từ 3 – 4 lần/ngày vào bữa ăn hoặc trước khi ngủ.
- Thuốc Ranitidin: Liều dùng 150 – 200 mg/ lần, ngày 2 lần vào sáng và tối.
- Thuốc Famotidin: Liều dùng 20mg – 40mg, ngày có thể uống 2 lần tùy vào chỉ định của bác sĩ
Khi sử dụng thuốc có thể xuất hiện một vài tác dụng phụ như: Buồn ngủ, choáng đầu, ảo giác, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nôn, rụng tóc… Nên khi sử dụng cần tuân thủ và làm theo đúng với hướng dẫn được bác sĩ điều trị tư vấn để loại bỏ những nguy cơ tiềm ẩn của thuốc Tây.
Thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng ức chế bơm proton (PPI)
Thuốc ức chế bơm proton (PPI) có khả năng giảm khả năng bài tiết dịch axit dạ dày, phục hồi ổ loét nên thường được phối hợp với kháng khuẩn trong điều trị vi khuẩn Hp.
Một số loại thuốc phổ biến trong nhóm này là:
- Rabeprazole: Liều dùng 20mg/ lần/ngày, bệnh nhân dùng tối đa từ 4 – 8 tuần theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Pantoprazole: Liều dùng dao động từ 20- 40 mg/ lần /ngày vào buổi sáng, uống tối đa trong 4 tuần.
Lưu ý: Khi dùng thuốc bệnh nhân có thể bị tiêu chảy, buồn nôn nhưng khi sử dụng lâu hoặc không đúng cách có thể sẽ bị biến chứng thành bệnh loãng xương.
Thuốc đặc trị viêm loét dạ dày- tá tràng dùng kết hợp
Thông thường khi đưa ra phác đồ điều trị các bác sĩ cũng có thể kết hợp với nhiều loại thuốc khác nhau sao cho phù hợp với tình trạng bệnh, biểu hiện của từng người.
- Thuốc an thần: Librax, Tranxene và Valium… Kết hợp với thuốc chống co thắt như Spasmaverin, Nospa…
- Một số loại vitamin: Vitamin B1 và B6, vitamin A, vitamin C và U… hỗ trợ quá trình điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả hơn.
Gợi ý một số bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày- tá tràng theo phương pháp dân gian
Từ thời xa xưa dân gian ta đã truyền miệng nhau muôn vàn công thức chữa bệnh, trong đó bao gồm cả bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Dưới đây sẽ là một số mẹo được áp dụng đến tận thời nay.
Dùng trà gừng chữa viêm dạ dày tá tràng:
- Chuẩn bị: 10g gừng tươi.
- Cách làm: Rửa sạch và bỏ vỏ gừng, sau đó thái sợi hoặc băm nhỏ càng tốt. Đun sôi chúng cùng với 300ml nước trong 5 phút.
- Cách dùng: Có thể thêm chút mật ong để uống dễ hơn, ngày thực hiện tối đa 3 lần.
Chữa viêm loét dạ dày- tá tràng từ nhọ nồi:
- Chuẩn bị: 15 – 20 lá nhọ nồi tươi.
- Cách làm: Rửa sạch và ngâm lá trong nước muối loãng khoảng 10 phút để sạch khuẩn. Sau đó giã nhuyễn hoặc xay lấy nước cốt.
- Cách dùng: Pha lượng nước cốt thu được pha với 100ml nước ấm và dùng trong ngày.
Bài chữa viêm dạ dày và tá tràng bằng mật ong và cây nha đam (lô hội):
- Chuẩn bị: 500ml mật ong nguyên chất, 5 lá nha đam (loại tươi, dày mình nhiều thịt).
- Cách làm: Rửa sạch và gọt bỏ vỏ rồi chỉ lấy phần thịt, sau đó đem xay nhuyễn cùng với mật ong. Cuối cùng cho vào lọ thủy tinh bảo quản trong tủ lạnh.
- Cách dùng: Mỗi lần uống chỉ cần pha 10ml hỗn hợp trên cùng với 100ml nước ấm, ngày có thể dùng 3 lần để hiệu quả tốt nhất.
Tuy nhiên các bài thuốc đều được truyền miệng, không có căn cứ nghiên cứu rõ ràng mà các vị thuốc đều có những hoạt chất, độc tiếng riêng. Vì vậy, khi sử dụng cần phải cẩn thận để không bị dị ứng.
Đồng thời tính hiệu quả của bài thuốc còn dựa vào cơ địa từng người, đặc biệt chỉ phù hợp với người vừa bị khởi phát bệnh, triệu chứng còn nhẹ. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần phải kiên trì sử dụng thuốc trong thời gian dài mới thấy sự thuyên giảm của bệnh.
Bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng theo Đông y
Theo sổ sách cổ xưa của Y học cổ truyền, thì viêm dạ dày tá tràng có những nguyên nhân gây bệnh là do tinh thần căng thẳng, hay tức giận và suy nghĩ quá độ. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng của tạng tỳ vị, chức năng hấp thu cũng suy giảm, dần dần sẽ gây ra tình trạng huyết ứ, khí trệ, đầy bụng, chậm tiêu, buồn nôn.
Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh cũng có thể là do ăn uống không điều độ, như ăn quá no, thường xuyên bỏ bữa, ăn nhiều đồ cay nóng, chua… tác động tiêu cực đến chức năng của tỳ vị, gây tình trạng viêm nhiễm dạ dày tá tràng ở nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Dựa theo nguyên lý điều trị bệnh của phương pháp Đông y là dựa vào nguyên căn của bệnh, tiêu diệt hết những tác nhân gây bệnh rồi từ từ cải thiện và phục hồi lại chức năng của bộ phận bị thương tổn. Đồng thời là bảo vệ và ngăn ngừa mọi yếu tố gây bệnh để hạn chế sự tái phát của bệnh.
Chính vì vậy, các bài thuốc Đông y chữa viêm loét dạ dày- tá tràng cũng có đặc tính như vậy và người bệnh hoàn toàn được điều trị bệnh từ gốc rễ với tỷ lệ tái phát bệnh ở mức thấp nhất.
Dưới đây là một số bài thuốc được sử dụng phổ biến nhất từ trước đến nay:
Bài thuốc trị loét dạ dày tá tràng: Sài hồ sơ can tán (Can khí phạm vị)
- Đối tượng: Bệnh nhân có triệu chứng: đau bụng vùng thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, ợ nhiều, táo bón,…
- Thành phần: Cam thảo 4g, Sài hồ – Chỉ xác – Xuyên khung – Chỉ xác mỗi vị 8g, bạch thược 12g.
- Cách dùng: Sắc uống 1 thang/ ngày, chỉ uống trong ngày, không hâm nóng nhiều lần vì sẽ làm mất công dụng của thuốc.
Bài thuốc đặc trị viêm loét dạ dày tá tràng: Nhất quán tiễn (Thể hỏa uất)
- Đối tượng: Bệnh nhân có các triệu chứng đau vùng thượng vị, miệng khô đắng, hay rêu lưỡi vàng, ợ hơi nhiều.
- Thành phần: Xuyên luyện tử 6g, Sa sâm – Câu kỷ tử – Mạch đông – Đương quy mỗi vị 12g, Sinh địa 14g.
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chỉ uống trong ngày, không hâm nóng nhiều lần vì sẽ làm mất công dụng của thuốc.
Bài thuốc chữa viêm dạ dày tá tràng: Thất tiêu tán (Thể huyết ứ)
- Đối tượng: Bệnh nhân có triệu chứng đau dữ dội vùng thượng vị, nôn hoặc đi ngoài ra máu (phân đen), lưỡi đỏ,…
- Thành phần: Ngũ linh chi – Bồ hoàng mỗi vị 12g.
- Cách dùng: Tán thành bột rồi cho vào lọ để bảo quản, mỗi lần chỉ dùng khoảng 5g pha nước ấm để uống (ngày 10g).
Bài thuốc viêm loét dạ dày tá tràng: Hoàng kỳ kiến trung thang (Tỳ vị hư hàn)
- Đối tượng: Bệnh nhân có triệu chứng đau vùng thượng vị, đầy bụng, chậm tiêu, buồn nôn và nôn, tay chân lạnh, đại tiện rối loạn, phân lỏng nát…
- Thành phần: Cao lương khương – Hoàng kỳ mỗi vị 8g, Cam thảo 4g, Bạch thược 10g, Quế chi – Hương thụ mỗi vị 12g, Đại táo 16g và 5 lát gừng tươi.
- Cách dùng: Sắc thang thuốc trên và uống trong ngày, cho đến khi thuyên giảm bệnh.
Bài thuốc Sơ can Bình vị tán (Thuốc dân tộc) đặc trị viêm loét dạ dày
- Đối tượng: Bệnh nhân có triệu chứng cảm giác đau, nóng rát vùng thượng vị, thi thoảng sẽ xuất hiện cơn đau dữ đội đặc biệt lúc đêm và rạng sáng, ợ nhiều, buồn nôn và nôn,… Hoặc người đang mắc bệnh viêm dạ dày (Hp), trào ngược dạ dày thực quản, viêm hang vị dạ dày…
- Thành phần: Chè dây, Bố chính sâm, Ô tặc cốt, Bạch thược, Cam thảo, Kim ngân hoa, Mơ tam thể… cùng 30 dược liệu quý thiên nhiên khác.
- Cách dùng: Thuốc được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như: viên hoàn, thuốc sắc sẵn, thuốc thang… Lộ trình và liều lượng của mỗi bệnh nhân đều khác nhau vì chúng được các bác sĩ dựa vào nguyên nhân, triệu chứng và mức độ của bệnh để bốc và lên đơn thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng phù hợp nhất.
Trên đây là danh sách tổng hợp các loại, nhóm thuốc đặc trị viêm loét dạ dày- tá tràng đang được đánh giá cao từ bệnh nhân và chuyên gia trong lĩnh vực tiêu hóa. Mặc dù vậy, trước khi sử dụng bất kỳ loại nào thì bệnh nhân vẫn nên tham vấn ý kiến bác sĩ để quá trình điều trị bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cập nhật 3:20 PM , 17/08/2023