Tụt Lợi Chảy Máu Chân Răng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

10:21 AM , 28/07/2023

Tụt lợi chảy máu chân răng là một bệnh lý nha chu xuất hiện khi răng miệng đang trong trạng thái không khỏe. Khi bị tụt lợi người bệnh sẽ cảm thấy răng bị ê buốt, khó ăn uống, mỗi lần đánh răng sẽ bị chảy máu. Nếu không điều trị cụ thể tình trạng này sẽ tái phát liên tục là gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục bệnh lý này.

Tụt lợi chảy máu chân răng là hiện tượng gì?

Tụt lợi chảy máu chân răng là tình trạng phần lợi dần di chuyển xuống dưới làm lộ ra chân răng. Điều này khiến lớp men ở chân răng dần yếu đi, dễ gây ra cảm giác đau nhức, ê buốt, sưng nướu, chảy máu chân răng, hôi miệng. Dựa vào tỷ lệ chân răng bị hở và độ xuống co lại của nướu mà nha sĩ có thể xác định được mức độ tụt lợi của người bệnh là nặng hay nhẹ. 

Tụt lợi chảy máu chân răng là tình trạng phần lợi dần di chuyển xuống dưới
Tụt lợi chảy máu chân răng là tình trạng phần lợi dần di chuyển xuống dưới

Tụt lợi được chia thành 2 loại khác nhau, trong đó bao gồm:

  • Tụt lợi nhìn thấy được: Là khi phần lợi bị tụt có thể nhìn được bằng mắt thường. 
  • Tụt lợi không nhìn thấy được: Phần tụt lợi được che phủ và chỉ được phát hiện bằng máy dò quanh thân răng để kiểm tra các vị trí bám dính mô.

Triệu chứng thường gặp của bệnh tụt lợi đó là chảy máu chân răng, viêm lợi, nướu sưng đỏ. Khi đánh răng, xỉa răng hoặc ăn phải vật cứng sẽ thấy chân răng bị chảy máu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như tiêu xương quanh răng, tủy răng co lại, hôi miệng, răng lung lay, mất răng,… Về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhau và thẩm mỹ của hàm răng.

Nguyên nhân gây tụt lợi và chảy máu chân răng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tụt lợi chảy máu chân răng, có thể kể đến như: 

  • Do di truyền: Tình trạng tụt lợi chảy máu chân răng có thể xuất phát từ yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có ông bà cha mẹ bị tụt nướu thì khả năng con cái cũng sẽ bị căn bệnh này.
  • Đánh răng sai cách: Đánh răng với lực quá mạnh hoặc dùng bàn chải có lông cứng sẽ khiến cho nướu bị tổn thương. Về lâu dài sẽ gây ra tình trạng chảy máu chân răng hoặc tụt lợi.
  • Bệnh viêm nha chu: Nếu bị các bệnh viêm nha chu, các mô nướu của bạn sẽ dần bị phá hủy. Khi đó răng sẽ không còn được nâng đỡ nên càng ngày càng yếu đi và lộ ra chân răng nhiều hơn.
  • Cạo vôi răng: Những mảng bám tích tụ lâu ngày tại chân răng nếu không được làm sạch sẽ dẫn đến hiện tượng vôi răng. Khi nha sĩ tiến hành làm cạo vôi răng sẽ dễ gây hở chân răng, tụt lợi, chảy máu.
  • Yếu tố nội tiết: Tụt lợi cũng có thể xảy ra khi người bệnh dậy thì, mang thai hoặc mãn kinh. Nguyên nhân là bởi nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi, khiến lợi bị yếu, nhạy cảm và dễ tổn thương.
  • Răng bị xô lệch nhiều: Những người có hàm răng bị xô lệch nhiều, trong lúc ăn nhau sẽ tác động mạnh lên răng, gây ảnh hưởng đến xương hàm và lợi. Từ đó khiến các răng ngày càng bị xô lệch nhiều hơn, dẫn đến tụt lợi.
  • Do sang chấn: Bị tai nạn do ngã xe, bị tác động vật lý vào cơ hàm,… cũng khiến răng bị xô lệch, tác động đến những chiếc răng kế cận, khiến chúng dễ bị tụt lợi. 
Đánh răng sai cách cũng là nguyên nhân gây tụt lợi chảy máu
Đánh răng sai cách cũng là nguyên nhân gây tụt lợi chảy máu

Tụt lợi chảy máu chân răng có gây nguy hiểm không?

Tình trạng tụt lợi chảy máu chân răng thường xuất hiện ở hàm dưới và quanh răng nanh, rất ít khi xuất hiện ở răng cửa và răng hàm. Tình trạng này nếu được phát hiện từ sớm thì việc điều trị sẽ trở nên đơn giản hơn. Trường hợp người bệnh chần chừ trong việc điều trị sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng như: 

Nha khoa ViDental là Hệ thống Nha khoa Quốc tế chuẩn AIFC đầu tiên tại Việt Nam đáp ứng 45 Tiêu chuẩn được ghi nhận bởi Hội đồng 4 Tổ Chức Đánh Giá Quốc Tế AIFC bao gồm...
  • Phần chân răng bị lộ ra ngoài tạo điều kiện cho vi khuẩn trong khoang miệng phát triển, tấn công. Gây ra các triệu chứng như ê buốt răng, chảy máu, viêm tủy, tiêu xương răng,…
  • Răng nhạy cảm khiến quá trình vệ sinh răng, lấy cao răng cũng trở nên khó khăn hơn, làm tăng nguy cơ bị sâu răng, hôi miệng.
  • Tụt lợi khiến răng trông dài ra, ngả màu ố vàng, tạo kẽ hở lớn với răng bên cạnh, gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp.
  • Tụt lợi làm cho răng bị ê buốt, người bệnh sẽ cảm thấy buốt răng khi ăn đồ ngọt, đồ chua, đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Tụt lợi khiến cho răng bị lung lay, thậm chí có thể bị mất răng vĩnh viễn. Khi răng bị mất đi sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc của khuôn hàm, các răng bị xô lệch với nhau và làm suy giảm khả năng ăn nhai.

Điều trị hiệu quả bệnh tụt lợi chảy máu chân răng

Dựa vào tình trạng tụt lợi chảy máu chân răng của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn phương pháp điều trị phù hợp. Đối với trường hợp bị bệnh ở giai đoạn nhẹ, người bệnh không cần phải thực hiện phẫu thuật. Ngược lại nếu bệnh ở giai đoạn nặng sẽ được chỉ định phẫu thuật để khắc phục tình trạng tụt lợi.

Điều trị tụt lợi nhẹ

Ở mức độ nhẹ, hiện tượng tụt lợi chỉ xảy ra ở một vài chiếc răng, phần lợi vẫn bám vào chân răng và không bị lộ quá nhiều. Khi đó người bệnh có thể điều trị theo các bước như sau: 

  • Bước 1: Đến nha khoa để được nha sĩ lấy cao răng sạch sẽ.
  • Bước 2: Dùng gel ngậm Fluor hoặc thuốc điều trị viêm lợi để phục hồi sức khỏe răng miệng.
  • Bước 3: Chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách với bàn chải đánh răng lông mềm, chỉ nha khoa/tăm nước và nước súc miệng.
  • Bước 4: Tái khám định kỳ để nha sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng.
Dùng gel ngậm Fluor giúp cải thiện tình trạng tụt lợi và chảy máu ở chân răng
Dùng gel ngậm Fluor giúp cải thiện tình trạng tụt lợi và chảy máu ở chân răng

Điều trị tụt lợi nghiêm trọng

Đối với những trường hợp bị tụt lợi chảy máu chân răng ở mức độ nghiêm trọng, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Bệnh nhân khi đó sẽ bị tụt nướu ở rất nhiều răng, thậm chí là cả hàm, nướu bị sưng viêm, tấy đỏ, chân răng hở khiến việc ăn nhai gặp khó khăn hơn. 

Hiện nay có 3 phương án giải quyết tình trạng tụt lợi, bao gồm: 

  • Nạo túi nha chu: Phương pháp này được thực hiện bằng cách loại bỏ vi khuẩn gây hại ra khỏi các túi nha giả, thu nhỏ kích thước của chúng lại và thực hiện khâu mô lợi tại vị trí của các gốc răng.
  • Ghép mô liên kết dưới biểu mô, ghép nướu tự thân: Sử dụng mô bên trong khoang miệng để ghép vào phần lợi bị tụt. Mô lợi được ghép vào sẽ có chức năng tái tạo lại trạng thái nướu, phục hồi những tổn thương ở chân răng và ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Phẫu thuật ghép xương: Phương pháp này được nha sĩ chỉ định cho những bệnh nhân có phần xương răng bị phá hủy nghiêm trọng. Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu ghép phù hợp nhất. 

Phòng ngừa tình trạng tụt lợi tái phát

Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng tụt lợi chảy máu chân răng, người bệnh cần chú ý tới những vấn đề sau: 

  • Đánh răng mỗi ngày 2-3 lần sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ để làm sạch răng, hạn chế thức ăn thừa bám vào các kẽ răng và tránh hôi miệng.
  • Nên lựa chọn loại bàn chải có lông mềm để tránh gây tổn thương nướu. Đánh răng theo chiều dọc, không chải răng chiều ngang sẽ gây ảnh hưởng xấu tới nướu.
  • Sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước, cạo lưỡi kết hợp với nước súc miệng để giúp loại bỏ thức ăn ở trong các kẽ răng.
  • Lấy cao răng định kỳ mỗi năm 1-2 lần để làm sạch chân răng, tránh tích tụ hình thành vôi răng.
  • Nên khắc phục những thói quen xấu như xỉa răng bằng tăm tre, nghiến răng,… vì chúng gây hại đến răng miệng.
  • Khi bị tụt lợi kèm theo tình trạng chảy máu chân răng bạn nên tránh sử dụng đồ ngọt, đồ quá lạnh, quá nóng, đồ uống có cồn, caffein, đồ ăn quá cứng… vì sẽ dễ gây buốt răng, chảy máu chân răng.
  • Người bệnh nên sử dụng đồ ăn chứa canxi, vitamin C, chất xơ, prtoein, axit lactic và chất chống oxy hóa như sữa chua, cam quýt, trà xanh, dâu tây, bưởi, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân.
  • Nếu bị các bệnh về nha chu, bạn cần nhanh chóng đến gặp nha sĩ để được kiểm tra và kịp thời điều trị.

Tụt lợi chảy máu chân răng sẽ không thể tự khỏi bởi nướu không có khả năng tự bồi đắp lại vùng chân răng bị hở như ban đầu. Do đó ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của răng miệng, bạn cần nhanh chóng đến gặp nha sĩ để được thăm khám và lên phác đồ chi tiết. Điều quan trọng là bạn cần lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong suốt quá trình điều trị.

Cập nhật 10:21 AM , 28/07/2023

Tin liên quan

Làm Dài Thân Răng: Phương Pháp, Quy Trình Và Những Lưu Ý

Phẫu thuật làm dài thân răng được nhiều chuyên gia đánh giá cao về tính thẩm mỹ và độ an toàn đối với sức khỏe con người. Hãy cùng chúng...

Chữa Tụt Lợi Bao Nhiêu Tiền? Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Phí

Chữa Tụt Lợi Bao Nhiêu Tiền? Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Phí

Tụt lợi là tình trạng mô nướu bị co về phía dưới khiến chân răng bị lộ ra ngoài. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà...

Cười hở lợi

Cười Hở Lợi Do Đâu? Cách Điều Trị Như Thế Nào?

Cười hở lợi là một trong những khuyết điểm lớn trên khuôn mặt, xuất phát do sự phát triển bất thường của răng hoặc xương hàm. Những người gặp vấn...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *