Viêm hang vị là bệnh lý đường tiêu hóa khá phổ biến có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu như không điều trị sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng sức khỏe và đời sống người bệnh.
Viêm hang vị dạ dày là gì?
Hang vị dạ dày nằm ở gần cuối dạ dày, giữa thân vị và môn vị. Đây là vị trí nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương.
Tình trạng viêm hang vị gây khó chịu ở vùng bụng, cảm giác đau đớn và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa chung của cả hệ tiêu hóa.
Triệu chứng bệnh
Người bệnh có thể nhận biết viêm hang vị qua các triệu chứng:
- Có cơn đau ở vùng thượng vị.
- Cảm giác đầy bụng, nóng rát thượng vị.
- Ợ hơi, ợ chua.
- Chán ăn, buồn nôn và nôn.
- Nôn ra máu hoặc đi ngoài phân màu đen.
Ở một số người bị viêm hang vị nhưng không có triệu chứng phát ra. Chỉ được phát hiện khi đi thăm khám, nội soi dạ dày.
Nguyên nhân viêm hang vị dạ dày
Nguyên nhân phổ biến khiến hang vị bị viêm là:
- Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori): Làm tăng nồng độ axit và đổi môi trường trong niêm mạc dạ dày.
- Lạm dụng thuốc chống viêm NSAID: Dùng thuốc lâu dài khiến khả năng điều tiết chất nhầy và trung hòa axit dạ dày bị suy giảm.
- Căng thẳng, lo lắng: Stress sẽ tạo áp lực lên hang vị và gây đau, viêm.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt: Ăn nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng, uống rượu bia,… cũng có thể gây tổn thương ở niêm mạc hang vị.
Biến chứng của bệnh
Viêm hang vị không điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh dai dẳng, khó chữa hơn. Đặc biệt là nguy cơ xuất hiện các biến chứng:
- Loét dạ dày xuất huyết
- Viêm teo dạ dày nặng
- Hẹp môn vị dạ dày
- Ung thư dạ dày
Đối tượng dễ mắc bệnh
Vì là bệnh liên quan đường tiêu hóa nên bất kỳ ai cũng có thể bị viêm hang vị. Tuy nhiên, một số đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc cao hơn:
- Người thường xuyên đi tiếp khách phải uống rượu bia nhiều.
- Người làm việc áp lực, căng thẳng và hay thức khuya.
- Người có hệ miễn dịch kém, dễ bị nhiễm vi khuẩn HP.
- Người thường xuyên uống thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs.
Chẩn đoán viêm hang vị
Tùy vào triệu chứng bệnh và nhu cầu của người bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp chẩn đoán viêm hang vị sauL
- Nội soi dạ dày giúp xác định vị trí và mức độ tổn thương ở hang vị.
- Xét nghiệm máu kiểm tra có vi khuẩn HP hay không.
- Test hơi thở để kiểm tra độ nhạy và độ đặc hiệu chẩn đoán vi khuẩn HP.
Phương pháp chữa viêm hang vị dạ dày
Người bệnh có thể tham khảo phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc để điều trị viêm hang vị.
Không dùng thuốc
Chủ yếu thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để hạn chế bệnh tiến triển nặng:
- Bổ sung nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa (rau xanh, hoa quả, thức ăn mềm,…)
- Ăn uống điều độ, chia bữa nhỏ thay vì ăn bữa lớn và ăn quá no.
- Ngủ nghỉ đúng giờ, đủ giấc để dạ dày hoạt động đúng giờ sinh học.
Lưu ý: Nên kết hợp cách này với dùng thuốc điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Điều trị dùng thuốc
Người bệnh có thể tham khảo dùng thuốc tây hoặc đông y.
Thuốc tây
Hiện có một số thuốc hay được các bác sĩ kê đơn chữa viêm hang vị là:
- Thuốc kháng sinh: clarithromycin, amoxicillin, metronidazole,…
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): omeprazole, esomeprazole, lansoprazole, rabeprazole,…
- Thuốc kháng histamin H2: famotidine, cimetidine, nizatidine, ranitidine,…
- Thuốc trung hòa axit dạ dày: Các loại thuốc trung hòa axit dạ dày có công dụng cân bằng lượng axit trong dạ dày và cải thiện tình trạng viêm hang vị.
Lưu ý: Thuốc cho hiệu quả nhanh, giảm triệu chứng tức thì nhưng tỷ lệ tái phát cao. Đồng thời, nếu lạm dụng có thể gây nhiều tác dụng phụ như kháng kháng sinh, đau bụng, buồn nôn, chóng mặt,…
Thuốc đông y
Đông y chữa viêm hang vị bằng các vị thuốc thảo dược tự nhiên nên khá an toàn và lành tính. Đặc biệt, thuốc chữa vào nguyên nhân nên tỷ lệ tái phát thấp. Với cách này, phụ huynh nên tìm hiểu địa chỉ nhà thuốc uy tín, thầy thuốc giỏi để được kê đơn.
Các vị thảo dược thường được kết hợp trong thuốc chữa viêm hang vị là: Chè dây, dạ cẩm, mai mực, bồ công anh, nghệ vàng, mai mực, cam thảo,…
Lưu ý cho người bệnh
Mỗi cá nhân nên có tinh thần trách nhiệm tìm hiểu và phòng bệnh trước. Trong trường hợp có bệnh, cần chú ý:
- Thăm khám sớm để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp khi có các triệu chứng bệnh.
- Sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng.
- Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, kết hợp ăn uống khoa học và rèn luyện thể lực như đi bộ, đạp xe, tập yoga,…
Câu hỏi thường gặp
Bệnh viêm hang vị nếu điều trị sớm, phục hồi lại sẽ không gây nguy hiểm.
Ngược lại, nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng:
- Thiếu máu.
- Viêm teo dạ dày.
- Viêm loét dạ dày - tá tràng.
- Xuất huyết dạ dày.
- Ung thư dạ dày.
Có thể chữa khỏi được. Để chữa khỏi hoàn toàn, bạn cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Đặc biệt, chế độ ăn uống và sinh hoạt quyết định rất nhiều đến việc duy trì hiệu quả điều trị. Nếu bạn không kiêng khem và phòng ngừa bệnh, bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào.
Bệnh này có khả năng bị lây nhiễm qua những người có nhiễm vi khuẩn HP. Các đường lây nhiễm chính: Nước bọt, đồ dùng cá nhân.
Tuy nhiên, tỷ lệ lây nhiễm không phổ biến.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh viêm hang vị. Hy vọng giúp ích được cho độc giả trong việc tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân cũng như hướng điều trị.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh viêm hang vị. Hy vọng giúp ích được cho độc giả trong việc tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân cũng như hướng điều trị.
Cập nhật 1:39 PM , 01/04/2024