Viêm lợi là một dạng bệnh lý răng miệng không hiếm gặp và gây nên rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Bệnh viêm lợi không nguy hiểm nhưng nếu để lâu không điều trị dứt điểm có thể tiến triển xấu và gây nên những bệnh lý răng miệng nghiêm trọng khác. Vì thế vấn đề ăn uống khi bị viêm lợi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là thắc mắc viêm lợi có ăn được thịt gà không?
Giải đáp viêm lợi có ăn được thịt gà không?
Đối với các bệnh lý về răng miệng, việc ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị và thời gian phục hồi. Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có mặt lợi và mặt hại nhất định, ăn quá nhiều sẽ có thể gây phản tác dụng. Vậy bị viêm lợi có được ăn thịt gà không?
Đối với bệnh nhân bị viêm lợi, thịt gà cung cấp một loại protein rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên có nhiều nguồn thông tin cho rằng không nên ăn thịt gà trong giai đoạn này. Thực hư vấn đề này là thế nào?
Thực tế chưa có thông tin khoa học nào khẳng định chính xác thịt gà có thể gây nên những vấn đề tiêu cực đối với bệnh viêm lợi. Tuy nhiên việc ăn thịt gà sẽ gây nên một rào cản nhất định trong việc vệ sinh răng miệng.
Cấu tạo thịt gà là các thớ thịt rất nhỏ và rất dễ mắc vào các kẽ răng. Việc đánh răng sau khi ăn có thể không làm sạch được các thớ thịt này mà phải sử dụng đến chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn.
Trường hợp người bệnh không vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn thịt gà sẽ gây nên những cơn đau nhức thậm chí là hôi miệng do thức ăn phân hủy.
Như vậy, có thể kết luận ăn thịt gà là một trong những yếu tố nguy cơ khiến bệnh viêm lợi kéo dài và khó điều trị hơn. Tuy nhiên các thành phần dinh dưỡng có trong thịt gà vẫn là một nguồn dưỡng chất rất cần thiết cho cơ thể. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau răng sau khi ăn thịt gà hoàn toàn có thể khắc phục được. Vì thế người bệnh viêm lợi không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối món ăn này trong thời gian điều trị. Chỉ cần sau khi ăn bạn sử dụng các phương pháp làm sạch vệ sinh răng miệng một cách kỹ càng hơn.
Xem thêm: Viêm lợi sưng má: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Người bệnh viêm lợi nên ăn gì, kiêng gì?
Nhiều thành phần có trong thực phẩm mà chúng ta dung nạp hàng ngày có thể hỗ trợ khắc phục các triệu chứng của bệnh viêm lợi và ngược lại. Vì thế việc lựa chọn thực phẩm khi mắc các bệnh lý răng miệng là điều vô cùng cần thiết.
Thực phẩm nên tăng cường bổ sung khi bị viêm lợi
Dưới đây là các nhóm thực phẩm giúp kháng viêm kháng khuẩn tăng cường hỗ trợ bảo vệ nướu răng và các tổ chức răng miệng:
- Thực phẩm giàu vitamin A: Vitamin A là một vi chất đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các mô liên kết. Vì thế việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A giúp hỗ trợ nướu răng có liên kết khỏe mạnh hơn, tăng cường chức năng nâng đỡ răng và phòng ngừa bệnh viêm nha chu rất tốt. Bố thực phẩm giàu vitamin A còn giúp người bệnh hạn chế tình trạng tiết nước bọt ít, giảm thiểu tình trạng khô miệng gây hôi miệng điển hình ở bệnh nhân viêm lợi. Một số thực phẩm giàu vitamin A tốt cho sức khỏe như: Gan động vật, dầu gan cá, khoai lang, cà rốt, rau bina, bông cải xanh, ớt chuông,…
- Thực phẩm giàu vitamin B: Các nhóm thực phẩm giàu vitamin B có chức năng tăng cường hệ thống miễn dịch toàn cơ thể; giúp cải thiện sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng đồng thời phòng ngừa các bệnh lý khác nhau. Các nhóm thực phẩm giàu vitamin B như: cá hồi, trứng, sữa, thịt bò, các cây họ đậu, các loại rau lá xanh,… giúp phòng ngừa nguy cơ bị viêm lợi và ngăn chặn tình trạng viêm loét tiến triển mạnh hơn.
- Thực phẩm giàu Vitamin C: Vitamin C là thành phần dưỡng chất hỗ trợ tốt nhất trong điều trị bệnh gì viêm lợi. Đây là cách tự nhiên giúp tăng cường sức khỏe của các mô nướu răng. Ngoài ra vitamin C cũng giúp ngăn chặn sự tấn công của các vi khuẩn đang tồn tại trong khoang miệng và giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm, lở loét ở nướu răng. Vitamin C chủ yếu tồn tại trong các loại trái cây, rau củ quả như: Quả nho, ổi, kiwi, các loại quả quả thuộc họ cam chanh, rau cải bó xôi, rau mùi tây, ớt sừng, cải xoăn, bông cải xanh,…
- Thực phẩm giàu vitamin D: Vitamin D là cầu dẫn giúp cơ thể hấp thu canxi một cách tốt nhất để cơ cấu lại cấu trúc của xương răng và tóc. Vì thế vitamin D là một thành phần vô cùng quan trọng đối với sức khỏe răng miệng con người. Vitamin D có thể được cung cấp đầy đủ sẽ giúp nướu răng sẽ khỏe mạnh hơn, ngăn chặn triệt để nguy cơ mắc bệnh về viêm lợi nướu. Thực phẩm giàu vitamin D nên bổ sung hàng ngày bao gồm: cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ, tôm, nấm, lòng đỏ trứng,…
- Thực phẩm giàu Vitamin K: Bên cạnh các loại Vitamin phổ biến kể trên, nhóm thực phẩm giàu Vitamin K cũng được liệt kê vào danh sách các thực phẩm tốt cho bệnh lý răng lợi. Cụ thể hơn Vitamin K giúp tham gia vào quá trình củng cố xương và nướu răng, giúp ngăn chặn tình trạng đông máu và hỗ trợ điều trị chảy máu chân răng rất tốt. Bệnh nhân viêm lợi nên tăng cường bổ sung các sản phẩm thực phẩm giàu Vitamin K như: Rau cải bó xôi, cải xoăn, rau mùi tây, bông cải xanh, dưa chuột, cà rốt, trứng, dầu ô liu,…
- Thực phẩm giàu chất xơ: Các nhóm thực phẩm giàu chất xơ giúp tăng cường hoạt động tiết nước bọt trong khoang miệng, đồng thời giúp làm sạch mảng bám do thức ăn để lại nhờ đó ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây viêm lợi. Các loại thực phẩm giàu chất xơ phổ biến nhất hiện nay là: các loại rau xanh, trái cây tươi, các loại củ, các loại ngũ cốc, hạt đậu,…
- Thực phẩm chống viêm: Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra khả năng chống viêm của một số loại thực phẩm nhất định. Chúng có khả năng ngăn chặn quá trình gây viêm bên trong cơ thể và giảm thiểu viêm nhiễm và bệnh lý viêm lợi. Một số thực phẩm chống viêm mà bạn có thể bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày: dầu oliu, bắp cải, rau lá xanh, hạt hạnh nhân, hạt óc chó, cá hồi, cá thu, cá mòi, các loại quả họ dâu, anh đào, cam,…
Bị viêm lợi không nên ăn gì?
Bên cạnh các nhóm thực phẩm có lợi kể trên, một số loại thực phẩm cũng có thể dễ gây kích ứng cho lợi nướu, khiến quá trình điều trị viêm lợi gặp nhiều khó khăn hơn, cụ thể như sau:
- Nhóm thực phẩm có chứa nhiều đường, tinh bột và axit: Thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột sẽ rất dễ bám lại trên răng và khó vệ sinh. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Một khi vi khuẩn được nuôi dưỡng bằng các cặn thức ăn này, chúng sẽ tấn công và gây viêm lợi nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó các thực phẩm chứa tính axit sẽ khiến cho vùng viêm lợi bị đau rát, lở loét nặng và dễ lây lan sang các vùng lân cận.
- Thực phẩm gây khô miệng: Khô miệng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng hôi miệng và khiến vi khuẩn hoạt động một cách mạnh mẽ hơn. Vì thế các loại thực phẩm khiến tuyến nước bọt bị ảnh hưởng nên được loại bỏ ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày. Các loại thực phẩm này phải kể đến như: thực phẩm chiên xào, đồ ăn cay, đồ ăn nhiều dầu mỡ,… Bên cạnh việc hạn chế ăn các loại thực phẩm kể trên người bệnh viêm lợi cũng nên uống nhiều nước để giúp khoang miệng luôn được ấm, giảm thiểu nguy cơ bị nhiệt miệng và không khiến bệnh viêm lợi hôi miệng trở nên trầm trọng hơn.
- Đồ ăn quá nóng hoặc lạnh: Khi bị viêm lợi, nướu của chúng ta sẽ rất nhạy cảm và thường xuyên bị tổn thương. Khi tiếp xúc với nhóm đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh chúng sẽ khiến chân răng bị tổn thương trầm trọng hơn.
- Đồ ăn quá cứng: Khi nhai đồ ăn quá cứng sẽ khiến chân răng phải chịu một lực tác động rất mạnh. Chưa kể đồ ăn cứng còn có thể khiến lợi bị chảy máu, kéo dài thời gian điều trị viêm lợi hơn so với bình thường.
Như vậy kết luận cho câu hỏi Viêm lợi có ăn được thịt gà không? Câu trả lời là CÓ, chỉ cần sau khi ăn người bệnh vệ sinh răng thật sạch sẽ. Bên cạnh đó, bệnh nhân viêm lợi cũng nên tham khảo thêm chế độ dinh dưỡng được đề xuất ở trên để giảm thiểu triệu chứng và nhanh chóng phục hồi các tổ chức răng miệng bị tổn thương.
Dành cho bạn: