Viêm lợi trùm có tự khỏi được không? là thắc mắc của nhiều độc giả. Đây là tình trạng khiến răng mọc kẹt bên trong lợi, chủ yếu khởi phát ở răng số 8 hoặc răng cửa. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, hỏng men răng, đau nhức kéo dài…
Biểu hiện nhận biết viêm lợi trùm?
Bên cạnh thắc mắc viêm lợi trùm có tự khỏi được không? Bạn đọc không nên bỏ qua những triệu chứng gây nên tình trạng này. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để bạn kịp thời phát hiện viêm lợi trùm lợi. Lợi sưng đỏ: Lợi trùm lên khi mọc răng khôn thường bị sưng phồng và tấy đỏ, gây đau nhức khi ấn vào hoặc có thể chứa mủ.
- Đau răng: Cảm giác đau nhức phần răng, lợi có thể kéo dài hoặc xuất hiện bất chợt khi ăn uống, thậm chí chỉ cần há miệng.
- Sốt và nổi hạch: Phần lợi sưng viêm có thể gây ra phản ứng sốt nhẹ, sưng ở góc hàm hoặc có xuất hiện hạch ở vùng cổ.
- Chảy nước miếng: Khi lợi trùm lên răng bị vi khuẩn tấn công sẽ gây viêm nhiễm làm người bệnh khó có thể ngậm miệng như bình thường. Từ gây làm lợi sưng đau, hôi miệng và chảy nước miếng.
Viêm lợi trùm có tự khỏi được không? Những biến chứng thường gặp
Viêm lợi trùm là tình trạng xảy ra phổ biến ở nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, không ít người chưa nhận diện đúng mức độ nguy hiểm và nắm vững cách điều trị hiệu quả căn bệnh này. Để giải đáp cho thắc mắc viêm lợi trùm có tự khỏi được không, các chuyên gia cho rằng nếu lợi chỉ bị viêm, sưng nhẹ khi mọc răng không và không nhiễm trùng thì hoàn toàn có thể tự khỏi sau 3 – 4 ngày.
Tuy nhiên, một khi phần lợi bị hở ra trên bề mặt răng khôn, khiến thức ăn bị kẹt lại bên trong. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm nhiễm, tái phát nhiều lần thậm chí chứa mủ thì buộc phải tiến hành điều trị .
Nếu viêm lợi trùm không được can thiệp và khắc phục đúng cách, kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng khoang miệng lâu ngày sẽ lây lan sang các khu vực lân cận dẫn tới cảm giác đau đớn, tăng nguy cơ mắc bệnh lý nha khoa, đau buốt kéo dài…
- Viêm lợi trùm có mủ sẽ tiết dịch axit gây bào mòn lớp men răng và phá hủy tế bào nướu. Lâu dần khiến răng lung lay, hoại tử nướu, mất răng…
- Vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc, tăng nguy cơ mắc bệnh lý khác như hô hấp, viêm khớp…
Các cách điều trị viêm lợi trùm theo từng cấp độ
Viêm lợi trùm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được quan tâm và điều trị đúng cách. Chính vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn nên nhanh chóng tới thăm khám nha khoa. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành khắc phục dựa trên tình trạng cụ thể của mỗi cá nhân:
Viêm lợi trùm uống thuốc gì?
Trường hợp lợi bị viêm, sưng tấy, nha sĩ sẽ thực hiện làm sạch ổ viêm và chỉ định dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn. Dùng thuốc chỉ được xem là một phương pháp mang tính tạm thời để ổn định tình trạng răng miệng. Sau khoảng 5 – 7 ngày uống thuốc, nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra đánh giá và có phương pháp điều trị cụ thể sau. Một số sản phẩm được ứng dụng phổ biến có thể kể đến như:
- Thuốc kháng sinh Metronidazole giúp tiêu diệt khuẩn Gram âm, vi khuẩn kỵ khí rất tốt.
- Thuốc kháng sinh Amoxicillin dùng trong trường hợp dị ứng với Metronidazol, có tác dụng loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng..
- Thuốc giảm đau như Ibuprofen hoặc acetaminophen, dùng trong trường hợp bị đau nhức kéo dài.
Tiểu phẫu điều trị viêm lợi trùm
Cắt lợi trùm là một tiểu phẫu giúp loại bỏ phần lợi mọc trùm lên răng khôn trong trường hợp chiếc răng này mọc thẳng. Phương pháp này sẽ giúp tạo ra không gian cho răng khôn tiếp tục mọc lên.
Quá trình thực hiện cắt lợi trùm sẽ cần phải gây tê cục bộ phần cần loại bỏ để tránh cảm giác đau, sưng. Sau đó, nha sĩ sẽ sử dụng Laser để cắt mặt trong, mặt ngoài và gốc lợi trùm. Trong suốt quá trình thực hiện, người bệnh sẽ không tránh khỏi cảm giác tê và chảy máu nướu. Vết thương sẽ lành lại trong khoảng 1 – 2 tuần sau khi điều trị.
Nhổ răng khôn điều trị viêm lợi trùm
Đa số bệnh nhân quan tâm tới chủ đề viêm lợi trùm có tự khỏi được không chắc chắn không thể bỏ qua phương pháp điều trị rất phổ biến này. Răng khôn xuất hiện lợi trùm kèm theo biểu hiện sưng viêm đều được chỉ định loại bỏ. Phương pháp này sẽ giúp tạo khoảng trống cần thiết cho hàm, bảo vệ các răng ở vị trí gần kề.
Cách chăm sóc khi bị viêm lợi trùm
Viêm lợi trùm là tình trạng tương đối phổ biến. Nếu chăm sóc kỹ lưỡng và hạn chế được nguy cơ viêm nhiễm sẽ giúp bạn giảm khả năng gặp biến chứng nguy hiểm. Người bệnh nên chủ động duy trì chế độ sinh hoạt khoa học trước, sau khi điều trị.
- Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng với bàn chải đầu lông mỏng và nước súc miệng để làm sạch toàn diện.
- Không nên chải răng quá mạnh hoặc đưa tay vào phần lợi bị viêm.
- Hạn chế sử dụng đồ ăn có nhiều đường, chất kích thích, cay nồng hoặc quá nóng, lạnh.
- Tích cực bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, các loại vitamin, giàu canxi, khoáng chất hoặc chứa chất kháng viêm Polyphenols…
- Ưu tiên chế biến thực phẩm thành các dạng mềm, dễ nuốt như cháo, súp, canh…Không nên để hàm vận động nhiều, đặc biệt là sau khi nhổ răng khôn.
Trên đây là những thông tin tổng quan nhất về chủ đề viêm lợi trùm có tự khỏi được không. Hy vọng rằng qua bài viết này, độc giả đã tìm kiếm được cho mình câu trả lời thỏa đáng nhất. Đồng thời chủ động hơn trong việc chăm sóc, điều trị các bệnh lý răng miệng.