Viêm Mũi Dị Ứng Có Lây Không? Làm Thế Nào Để Phòng Tránh?

10:55 AM , 30/03/2024

Viêm mũi dị ứng có lây không là vấn đề mà không ít người thắc mắc. Bởi căn bệnh này ngày một trở nên phổ biến, dễ tái phát và ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống hàng ngày. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm kiếm lời giải đáp!

Viêm mũi dị ứng có lây không?

Viêm mũi dị ứng là phản ứng của cơ thể tại mũi chống lại sự xâm nhập của các dị nguyên (chất gây dị ứng) như bụi, phấn hoa, lông động vật, nấm mốc…

Trước đây, viêm mũi dị ứng là một bệnh lý đường hô hấp nhưng những năm trở lại đây, giới chuyên gia đã xếp viêm mũi dị ứng vào nhóm các bệnh dị ứng toàn thân, kết quả của phản ứng quá mức của hệ miễn dịch.

Chính vì vậy, câu trả lời cho vấn đề viêm mũi dị ứng có lây không là KHÔNG. Người bệnh chỉ mắc bệnh này khi cơ thể họ phản ứng quá mức với dị nguyên nào đó và gây ra tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi liên tục, viêm mũi,…

Một số trường hợp người trong cùng gia đình gặp phải tình trạng viêm mũi dị ứng tương tự nhau, nhưng điều này thường là do yếu tố di truyền chứ không phải lây nhiễm bệnh.

Các tác nhân gây viêm mũi dị ứng không lây lan từ người sang người

Những đối tượng có nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng

  • Người thân trong gia đình bị viêm mũi: Yếu tố di truyền là lý do khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh viêm mũi dị ứng cao hơn nếu như người thân trong gia đình từng mắc viêm mũi dị ứng.
  • Tiền sử hen suyễn: Người bị hen suyễn có nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng cao hơn bởi cả hai đều liên quan đến phản ứng quá mẫn của hệ thống miễn dịch.
  • Môi trường sống: Thường xuyên sống trong môi trường nhiều khói thuốc lá, hóa chất, ô nhiễm không khí, keo xịt tóc, độ ẩm cao,… có thể khiến tình trạng viêm mũi dị ứng dễ xuất hiện.
  • Người có sức đề kháng yếu
  • Trẻ ăn dặm sớm, sử dụng sữa công thức hay tiếp xúc với nhiều thuốc lá những năm đầu đời
  • Nam giới.

Biện pháp phòng tránh viêm mũi dị ứng

  • Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh: bụi bẩn, ô nhiễm không khí, lông thú cưng,…
  • Vệ sinh môi trường sống: thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, thay chăn ga gối đệm,…
  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý: giúp loại bỏ các sinh vật có hại trong khoang mũi gây viêm mũi, viêm xoang.
  • Kiêng thực phẩm dễ gây dị ứng: trứng, cá, sữa, bò, tôm, hàu,…
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: tăng sức đề kháng, chống dị ứng bằng các thực phẩm giàu vitamin C, Selen, Kẽm,…
  • Luyện tập thể dục: Đi bộ, tập gym, tập yoga,… để tăng sức đề kháng tự nhiên. Lưu ý chọn môi trường tập sạch sẽ, ít bụi bẩn.

Cách chữa viêm mũi dị ứng phổ biến hiện nay

  • Sử dụng thuốc: Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà có thể sử dụng thuốc kháng histamin, thuốc corticoid dạng xịt mũi, thuốc đối kháng thụ thể Leukotriene, thuốc thông mũi,…
  • Sử dụng liệu pháp miễn dịch: Tiêm vào cơ thể (hoặc đặt dưới lưỡi) một lượng nhỏ chất gây dị ứng (không đủ để kích hoạt phản ứng dị ứng). Sau đó, cách 1 khoảng thời gian lại tăng dần liều lượng đến khi đạt được liều bình thường gây phản ứng quá mẫn trước đây. Sau đó duy trì trong khoảng 3-5 năm, cơ thể quen với chất dị ứng và viêm mũi dị ứng không xuất hiện.
  • Phẫu thuật: Chỉ định khi viêm mũi dị ứng xuất hiện polyp, thoái hóa cuốn mũi, lệch vách ngăn,…

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bạn sẽ được bác sĩ hay chuyên gia y tế khuyến nghị phương pháp điều trị phù hợp

Như vậy, vấn đề viêm mũi dị ứng có lây không đã có lời giải đáp. Mặc dù đây không phải là căn bệnh lây truyền, không quá nguy hiểm tới sức khỏe nhưng lại khiến người mắc khó chịu và gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Do đó, nên điều trị sớm để tránh những vấn đề có thể xuất hiện.

Những câu hỏi thường gặp

  • Hiện nay các biện pháp điều trị bằng dùng thuốc thường chỉ tập trung điều trị triệu chứng.
  • Mũi là cửa ngõ đón nhận luồng không khí đi vào cơ thể, thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, mạt bụi,...
  • Môi trường sống trở nên ô nhiễm, con người thường xuyên phải tiếp xúc với những hóa chất độc hại,...
  • Sức đề kháng suy giảm do chế độ dinh dưỡng không đảm bảo.

Có 2 dạng viêm mũi dị ứng chính

Viêm mũi dị ứng theo mùa (không liên tục)

  • Chiếm 20% tổng số trường hợp mắc
  • Chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ
  • Nguyên nhân chính là do: Gió lạnh, thời tiết thay đổi, phấn hoa, cỏ mọc theo mùa,...
  • Triệu chứng: Hắt hơi, chảy nước mũi, chảy nước mắt.

Viêm mũi dị ứng mãn tính (lâu năm)

  • Chiếm 40% trong số các trường hợp mắc.
  • Xuất hiện nhiều ở người lớn.
  • Nguyên nhân chính: Tiếp xúc với hóa chất độc hại, tác dụng phụ do sử dụng thuốc, mắc các bệnh viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, làm việc trong môi trường nhiều bụi, thường xuyên tiếp xúc với lông động vật, khói thuốc,....

Người bệnh nên gặp bác sĩ khi

  • Xuất hiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng nghiêm trọng như: khó thở, sốt cao,...
  • Đã áp dụng các biện pháp điều trị nhưng không giảm được triệu chứng.
  • Tình trạng viêm mũi dị ứng ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.

Cập nhật 2:12 PM , 01/04/2024

Tin liên quan

5+ Cách Bấm Huyệt Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Và Lưu Ý Khi Điều Trị

Bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng là một trong những phương pháp điều trị bệnh bằng y học cổ truyền được áp dụng từ lâu đời và có thể...

Viêm Da Dị Ứng Kiêng Ăn Gì? Nên Ăn Gì Tốt Nhất?

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh viêm da dị ứng. Do đó, điều quan trọng là hiểu rõ về những thực...

Cách Điều Trị Viêm Da Dị Ứng Hiệu Quả Cho Mọi Làn Da

Thời tiết giao mùa khiến viêm da dị ứng dễ dàng bùng phát. Phải làm gì để thoát khỏi sự đeo bám khó chịu của chứng bệnh này? Dưới đây...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *