Viêm xoang trán là một trong những dạng viêm xoang thường gặp. Không chỉ gây nghẹt mũi, đau nhức vùng mũi mà bệnh còn đau lan sang vùng trán, đầu và có những biến chứng nghiêm trọng. Chính vì vậy các bác sĩ khuyến cáo nên sớm nhận biết và điều trị bệnh kịp thời.
Viêm xoang trán là gì?
Xoang trán là cặp xoang chứa không khí làm nhiệm vụ cung cấp chất nhầy bảo vệ mũi. Xoang nằm ngay trên mắt và vùng chân mày. Xoang bị viêm khi dịch nhầy bị bít tắc không thoát ra ngoài được tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ, phát triển.
Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng tới khả năng tập trung, chất lượng cuộc sống và công việc.
Nguyên nhân bị viêm xoang trán
Nhiều tác nhân đã được xác định là nguyên nhân khiến xoang trán bị viêm như:
- Virus, vi khuẩn: Các loại virus cúm, cảm lạnh, vi khuẩn tấn công đường hô hấp trên gây tắc nghẽn, viêm nhiễm
- Ô nhiễm không khí: Các chất độc, khói bụi trong không khí ô nhiễm đi vào mũi làm tổn thương niêm mạc mũi, gây dị ứng và dẫn tới viêm xoang.
- Tiếp xúc với nguồn nước bẩn: Bể bơi công cộng không được vệ sinh, lọc sạch thường xuyên chứa nhiều bụi bẩn và mầm bệnh, ngâm mình trong những bể bơi này khiến khoang mũi bạn tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh, việc bị bệnh là khó tránh khỏi.
- Các nguyên nhân khác có thể gặp: Sâu răng, gặp chấn thương.
Triệu chứng viêm xoang trán
Các triệu chứng đau thường xuất hiện theo chu kỳ hàng ngày. Bệnh nhân có thể trải qua cảm giác đau ở một hoặc cả hai khu vực xoang. Cơn đau càng nặng hơn và lên đỉnh điểm từ sáng đến trưa, lúc này chất nhầy trong mũi sẽ tiết ra ngoài, giúp giảm áp lực trong xoang và làm giảm cơn đau. Về buổi chiều, cơn đau thường dần dần giảm đi.
Trong một số trường hợp, cơn đau có thể đi kèm với chảy nước mắt. Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh nằm ngửa.
Một số triệu chứng điển hình của viêm xoang trán:
- Đau vùng trán và đau đầu
- Đau nhức vùng mũi, chảy dịch mũi, nghẹt mũi
- Sốt nhẹ hoặc cao trên 38 °C
- Ho, đau họng
- Hơi thở hôi
- Mệt mỏi
Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày và trở nên tồi tệ hơn, nguyên nhân có thể là do nhiễm trùng. Còn đối với những trường hợp kéo dài đến vài tháng thì rất có thể do bất thường cấu trúc xoang.
Bệnh viêm xoang trán có nguy hiểm không?
Trong các thể xoang, viêm xoang trán là bệnh lý nguy hiểm nhất ảnh hưởng trực tiếp đến vùng mắt và đầu sọ.
- Biến chứng tới ổ mắt: Gây viêm lan tỏa ra hốc mắt dẫn đến viêm dây thần kinh thị giác, áp-xe túi lệ, áp-xe mí mắt, viêm mô liên kết ở hốc mắt. Nặng có thể gây suy giảm đến mất thị lực, áp-xe nhãn cầu.
- Biến chứng vào sọ não: Tăng nguy cơ bị viêm não, nhiễm trùng huyết hoặc các biến chứng như viêm não, viêm màng não, áp-xe não…
- Một số biến chứng khác: Gây viêm lan tỏa sang các cơ quan hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa; ảnh hưởng đến xương gây viêm tắc tĩnh mạch hang…
Chẩn đoán viêm xoang trán
Viêm xoang tránh có thể phát hiện qua các triệu chứng lâm sàng kể trên. Bên cạnh đó bác sĩ cũng sẽ khai thác thêm về tiền sử bệnh, nhất là các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp.
Để chính xác các xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng sẽ được chỉ định:
- Nội soi mũi: Dùng thiết bị có gắn camera nhỏ giúp bác sĩ và người bệnh có thể quan sát được tổn thương trong xoang mũi.
- Chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI giúp xác định chính xác vị trí xoang bị viêm, và nguyên nhân gây bệnh
Cách chữa bệnh viêm xoang trán
Việc điều trị viêm xoang trán thường tập trung vào giảm triệu chứng và loại bỏ nguyên nhân gây viêm. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
Sử dụng thuốc điều trị
Để điều trị viêm xoang trán, thường cần sử dụng nhiều loại thuốc như thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi, corticosteroid, giảm đau, tiêu viêm và kháng sinh…
Tuy nhiên, các chuyên gia tai mũi họng khuyên rằng người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn cụ thể và không nên sử dụng kéo dài quá 7-10 ngày. Điều này bởi vì nhiều loại thuốc thông mũi, giảm đau và tiêu viêm có thể gây ra các tác dụng phụ như hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ và thậm chí có thể gây tác dụng ngược. Nghĩa là viêm mũi xoang nặng hơn và kéo dài thời gian hơn.
Sử dụng bài thuốc dân gian
- Hoa ngũ sắc: Sử dụng một nắm hoa ngũ sắc nghiền nát, sau đó ngâm với cồn 70 độ, chắt lấy nước, dùng bông chấm dung dịch này đưa vào từng bên mũi và xì mũi.
- Xông hơi bằng lá chanh, lá giao, cây ngũ sắc: Giúp thông mũi và giảm đau hiệu quả.
- Tỏi và mật ong: Giã tỏi cùng mật ong với tỷ lệ trộn là 1:1. Sử dụng tăm bông để chấm và đưa vào sâu trong hốc mũi.
Tuy nhiên, việc điều trị cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm xoang cũng như tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người. Việc tư vấn và điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ là cách tốt nhất để đảm bảo điều trị hiệu quả.
Cách phòng ngừa bệnh viêm xoang trán
Viêm xoang trán hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu mọi người chủ động quan tâm đến sức khỏe, bảo vệ vùng mũi họng. Dưới đây là những cách giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh bạn nên biết:
- Tiêm vacxin phòng cúm hàng năm: Vì cảm lạnh, cảm cúm có thể dẫn đến biến chứng viêm mũi xoang, viêm xoang trán nên tiêm phòng vacxin hàng năm sẽ giúp ngăn ngừa căn bệnh này.
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài: Khói bụi, virus, phấn hoa… trong môi trường có thể gây viêm mũi, dẫn đến viêm xoang trán. Bởi vậy, bạn nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để bảo vệ mũi.
- Chú ý chế độ ăn: Để tăng cường sức khỏe tổng thể góp phần ngăn ngừa bệnh do virus, vi khuẩn, bạn nên ăn nhiều rau củ quả hơn.
- Xịt mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý: Xịt mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên sẽ giúp rửa trôi bụi bẩn, virus, thậm chí cả vi khuẩn trong hốc mũi.
Câu hỏi thường gặp
Viêm xoang trán không phải là loại bệnh lây lan từ người này sang người khác. Đây là một bệnh thông thường do vi khuẩn, virus, hoặc dị ứng, không lây từ người này sang người khác.
Để giảm triệu chứng viêm xoang trán, bạn nên ăn chế độ giàu vitamin C và có chất chống viêm, tránh thức ăn có thể kích thích dị ứng như thực phẩm có gluten hoặc sữa động vật, và hạn chế tiếp xúc với hóa chất có thể làm kích thích xoang.
Dù đã điều trị nhưng các triệu chứng của bệnh viêm xoang trán dai dẳng, chữa mãi không hết là do:
- Phát hiện quá muộn bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính nên khó điều trị dứt điểm.
- Điều trị không đúng phương pháp, chỉ cải thiện triệu chứng tạm thời, gốc bệnh vẫn còn nên sẽ tái lại.
- Không tuân thủ chỉ định của bác sĩ, uống thuốc không đều, thấy đỡ là bỏ liều gây nhờn thuốc, giảm tác dụng.
Viêm xoang trán biểu hiện như nào, cách chữa ra sao chắc hẳn bạn đã có câu trả lời sau khi tham khảo bài viết. Hãy bắt tay ngay vào việc thăm khám, điều trị theo chỉ định của bác sĩ để dứt điểm bệnh, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM