Xuất huyết tiêu hóa dưới là tình trạng nguy hiểm khi có máu chảy trong lòng ống tiêu hóa. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng này. Trong bài viết bên dưới sẽ thông tin đầy đủ về triệu chứng, nguyên nhân, mức độ nguy hiểm cũng như cách điều trị, phòng ngừa.
Xuất huyết tiêu hóa dưới là gì?
Xuất huyết tiêu hóa dưới là hiện tượng chảy máu từ góc Treitz đến hậu môn. Tình trạng này chiếm khoảng 20% các ca xuất huyết tiêu hóa.
Theo nghiên cứu, 95% các trường hợp bệnh có nguồn gốc từ đại trực tràng (ruột non). Các biểu hiện lâm sàng là đi cầu phân đen hoặc ra máu tươi.
Triệu chứng cụ thể
Để nhận biết được xuất huyết tiêu hóa dưới, bạn có thể nhìn vào các triệu chứng lâm sàng và các tổn thương cụ thể.
Triệu chứng lâm sàng:
- Đau bụng ở vùng thượng vị hoặc vùng bụng dưới.
- Đi cầu phân màu đen hoặc đỏ tươi.
- Máu chảy rỉ rả, tồn trọng trong ruột khiến cho phân đen sệt và có mùi rất tanh.
- Da xanh xao, nhợt nhạt.
- Mạch, huyết áp thay đổi dựa trên tình trạng máu chảy.
- Hơi thở nông, lơ mơ, mê mệt.
Mức độ chảy máu
- Chảy máu nhẹ: Mất từ 250ml máu, các dấu hiệu sinh tồn không thay đổi.
- Chảy máu trung bình: Mất từ 250ml – 500ml máu, M-HA thay đổi.
- Chảy máu nặng: Mất máu trên 1000ml, da xanh xao, vật vã, rối loạn tri giác.
Nguyên nhân gây bệnh
Xuất huyết tiêu hóa dưới có thể xuất phát từ một số nguyên nhân chính dưới đây:
- Có các bệnh về đường tiêu hóa: Viêm ruột non, bệnh Cronh, bệnh về trực tràng và hậu môn.
- Có bệnh về mạch máu: Hẹp động mạch chủ ruột non, giảm chức năng tiểu cầu,…
- Tác động chấn thương: Tai nạn, phẫu thuật,…
- Sử dụng thuốc hoặc các chất khác: Lạm dụng nhiều thuốc kháng viêm không Steroid là phổ biến nhất.
Với xuất huyết tiêu hóa, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng đáng lo ngại:
- Thiếu máu mãn tính với các triệu chứng đau ngực, chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược, nhức đầu, khó thở,…
- Thiếu máu cấp tính với triệu chứng da lạnh, xanh xao, vã mồ hôi, đầu óc lú lẫn,…
- Sốc – tử vong nếu máu chảy ồ ạt dẫn đến thiếu máu, tụt huyết áp,…
Cách chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa
Khi đến viện gặp các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh thường sẽ được chỉ định chẩn đoán bằng các cách:
Chẩn đoán lâm sàng
- Bác sĩ tiến hành hỏi một số câu hỏi để khai thác tình trạng bệnh:
- Các triệu chứng, mức độ và tần suất.
- Thói quen sinh hoạt, tính chất công việc.
- Tiền sử gia đình có ai từng bị bệnh không.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Thông qua một số xét nghiệm sau để chẩn đoán bệnh:
- Xét nghiệm máu
- Nội soi đường tiêu hóa.
- Chụp cắt lớp vi tính mạch máu.
Cách chữa xuất huyết tiêu hóa dưới
Thông thường, điều trị xuất huyết tiêu hóa dưới sẽ đi theo nguyên nhân. Ví dụ:
Nguyên nhân túi thừa
Can thiệp nội soi để chẩn đoán bệnh và cầm máu bằng cách chích epinephrine, đốt điện hoặc kẹp clip.
Nếu vẫn chảy máu, có thể chụp mạch máu, làm thuyên tắc hoặc phẫu thuật.
Nguyên nhân loạn sản mạch máu
Điều trị bằng chích xơ, đốt điện, dùng thuốc co mạch, làm thuyên tắc mạch.
Nếu chảy máu tái phát, cần được phẫu thuật và cắt đại tràng phải.
Nguyên nhân u đại tràng trực tràng
U đại tràng trực tràng hay chính là Polyp đại tràng. Cách xử trí là phẫu thuật cắt polyp.
Nguyên nhân bệnh lý viêm
Tùy vào những bệnh lý cụ thể như viêm loét đại tràng, Cronh hay viêm đại tràng, viêm hậu môn,… Các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc chống viêm hoặc phẫu thuật.
Người bệnh nên thăm khám cụ thể để được chỉ định chính xác phương án phù hợp.
Lưu ý khi điều trị xuất huyết tiêu hóa dưới
Người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:
- Xác định đúng nguyên nhân để áp dụng liệu pháp phù hợp.
- Tuân thủ theo liều lượng thuốc và chỉ dẫn từ bác sĩ. Đồng thời, thực hiện các quy trình điều trị đúng hướng dẫn.
- Hạn chế ăn đồ cay nồng, chua, cồn và thực phẩm khó tiêu.
- Cân bằng thời gian nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể phục hồi sau điều trị.
- Khi có vấn đề gì, hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được chăm sóc thay vì tự ý xử lý.
- Định kỳ kiểm tra sức khỏe để đánh giá hiệu quả điều trị cũng như kịp thời phát hiện các tác dụng phụ sau điều trị (nếu có).
Câu hỏi thường gặp
Xuất huyết tiêu hóa dưới có thể nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bệnh này có thể gây mất nhiều máu, đe dọa tính mạng và đòi hỏi sự can thiệp y tế kịp thời để ngăn chặn tình trạng xuất huyết.
Xuất huyết tiêu hóa dưới không được coi là bệnh di truyền. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể có yếu tố di truyền đóng vai trò trong nguy cơ mắc bệnh này, nhưng không phải lúc nào cũng xác định rõ ràng.
Thời gian khỏi xuất huyết tiêu hóa dưới phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh và liệu pháp điều trị. Đa số trường hợp cần thời gian từ vài ngày đến vài tuần để hồi phục hoàn toàn sau khi được điều trị đúng cách và tuân thủ các chỉ định y tế.