Bị xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Làm thế nào để chữa? Đây là dấu hỏi chấm mà nhiều người bệnh băn khoăn. Trong bài viết này cung cấp thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ và cách điều trị bệnh hiệu quả.
Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?
Xuất huyết dạ dày hay còn gọi là bệnh chảy máu dạ dày. Đây là hiện tượng chảy máu ở vùng niêm mạc dạ dày. Khi đó, bệnh nhân sẽ bị nôn ra máu, đi ngoài ra máu. Đây là một dạng biến chứng cấp tính của bệnh về dạ dày. Nếu không điều trị sớm và kịp thời, bệnh nhân hoàn toàn có thể tử vong.
Vậy, bị xuất huyết dạ dày (bệnh chảy máu dạ dày) có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, khi bị xuất huyết dạ dày, bệnh nhân dễ bị viêm nhiễm, ứ đọng và giãn nở mạch máu. Bên cạnh đó, vi khuẩn cũng sẽ hoạt động mạnh mẽ khiến axit dạ dày tăng nhanh. Điều này vô tình khiến bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi, suy nhược, khó chịu.
Không chỉ thế, xuất huyết dạ dày còn gây ra một số hệ lụy như:
- Đau bụng dữ dội, mắt tái xanh, không thể tự đi lại bình thường.
- Suy nhược cơ thể khiến bệnh nhân gầy yếu, xanh xao.
- Ho, nôn mửa ra máu
- Khó thở, thở dốc liên tục, hơi thở không đều
- Co giật do bị thiếu máu lên não, nếu không được cấp cứu sớm bệnh nhân có thể qua đời.
- Xuất huyết trong thời gian dài có thể dẫn tới thiếu máu. Lúc này, bệnh nhân có thể bị hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày do không đủ máu tuần hoàn.
- Thủng dạ dày với biểu hiện đau nhói từng cơn ở vùng thượng vị kèm triệu chứng nôn, buồn nôn, tim đập nhanh…
- Ung thư dạ dày là nguy hiểm nhất. Theo thống kê, có khoảng 30/1000 bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày sẽ tiến triển thành ung thư.
- Khó bắt mạch, tê cứng các cơ quan dẫn tới tử vong
- Gây bệnh đường ruột như táo bón, tiêu chảy, kiết lị…
Bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày nếu không được cứu chữa sớm thì hoàn toàn có thể tử vong trong 24 giờ đầu.
Xuất huyết dạ dày có chữa được không?
Vậy xuất huyết dạ dày có chữa được không? Các bác sĩ nhận định: Xuất huyết dạ dày hoàn toàn có khả năng chữa trị nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân thường sẽ được theo dõi trong 24 – 48 giờ. Nếu không có dấu hiệu chảy máu thêm thì sẽ được xuất viện. Sau đó, bệnh nhân sẽ điều trị tại nhà theo đơn thuốc của bác sĩ.
Với các trường hợp khác, bác sĩ sẽ khám lâm sàng để phát hiện triệu chứng. Sau đó, bệnh nhân sẽ đi nội soi tiêu hóa, chụp X quang… để bác sĩ tìm ra mức độ nghiêm trọng của bệnh. Từ đó, các bác sĩ sẽ có phương án điều trị riêng phù hợp với từng người bệnh.
Nếu bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP, trước tiên bác sĩ sẽ cầm máu, sau đó, bác sĩ mới cho bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh từ 10 – 14 ngày. Trong 6 – 8 tuần cuối, bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc làm lành vết loét.
Với trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày do các nguyên nhân khác thì sẽ dùng thuốc trong 6 – 8 tuần. Nếu bệnh nặng kèm tiền sử chảy máu, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ. Nhờ đó có thể phòng ngừa các biến chứng phức tạp do bệnh gây ra, đặc biệt là tiến triển thành ung thư.
Cách điều trị xuất huyết dạ dày hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng
Bị xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Xuất huyết dạ dày khiến bệnh nhân bị chảy máu ồ ạt trong dạ dày. Nếu không thể cầm máu thì sẽ đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo: Nếu bạn thấy đau vùng thượng vị dữ dội, nôn ra máu… thì cần đi khám ngay để được điều trị sớm.
Hiện nay, có một số phương pháp điều trị xuất huyết dạ dày đang được sử dụng gồm:
Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? – Điều trị bằng thuốc Tây
Dùng thuốc Tây chữa xuất huyết dạ dày đang là cách được nhiều người sử dụng. Bởi, phương pháp này cho kết quả nhanh. Thuốc Tây có thể nhanh chóng bảo tồn và bổ sung lượng vitamin bị thiếu hụt. Bên cạnh đó, nó còn giúp làm sạch khu vực dạ dày bị chảy máu. Các loại thuốc đang được sử dụng hiện nay gồm:
- Cimetidin: Thuốc này được dùng để truyền vào tĩnh mạch với liều lượng 400 – 800mg/ngày.
- Omeprazole: Đây cũng là thuốc được truyền vào tĩnh mạch nhưng liều lượng chỉ từ 20 – 40mg/ngày.
- Gastropulgite: Loại thuốc này dùng để uống. Nó có tác dụng kháng axit và nhanh chóng phục hồi tổn thương ở vùng niêm mạc.
- Baralgin, Atropine: Đây là 2 loại thuốc có tác dụng làm giảm các cơn co thắt ở hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên thuốc Tây chứa nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Bệnh chảy máu dạ dày có nguy hiểm không? – Điều trị bằng nội soi
Xuất huyết dạ dày có chữa được không? Theo các bác sĩ, chúng ta hoàn toàn có thể điều trị bệnh này bằng phương pháp nội soi. Phương pháp này giúp triệt tiêu biến chứng của xuất huyết dạ dày.
Hiện tại có một số hình thức điều trị nội soi như: tia laser, dùng đầu nhiệt, kẹp cầm máu, thuốc cầm máu…
Phẫu thuật điều trị xuất huyết dạ dày
Đây là giải pháp cuối cùng của bệnh nhân xuất huyết dạ dày. Một số trường hợp người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định làm phẫu thuật gồm:
- Bệnh nhân chảy máu ồ ạt, mất máu quá nhiều khiến nguy cơ tử vong cao.
- Lượng máu truyền vào cơ thể bị thiếu hụt, không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể.
- Bệnh nhân vừa bị xuất huyết dạ dày lại vừa bị thủng dạ dày.
- Bệnh nhân bị xuất huyết ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên, trong 48 giờ đã phải truyền vào 10 đơn vị máu trở lên.
Điều trị xuất huyết dạ dày bằng bài thuốc Sơ can Bình vị tán
Với ưu điểm là được làm hoàn toàn từ tự nhiên, rất an toàn, không gây tác dụng phụ nên Sơ can Bình vị tán được rất nhiều bệnh nhân sử dụng. Bài thuốc này được chia thành 3 chế phẩm khác nhau. Trong đó, mỗi chế phẩm có khả năng giải quyết một vấn đề của bệnh nhân như sau:
- Sơ can Bình vị – Viêm loét HP: Chế phẩm này không chỉ tiêu diệt vi khuẩn HP còn giúp cầm máu, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết và thống kinh. Nhờ đó nó có thể làm giảm đau và phục hồi vết loét ở vùng niêm mạc.
- Sơ can Bình vị – Trào ngược: Cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày, làm giảm đau hiệu quả. Đồng thời, nó cũng có khả năng làm lành các vết loét ở niêm mạc dạ dày và tá tràng.
- Cao Bình vị: Chế phẩm này vừa có thể phục hồi tổn thương lại còn giúp cầm máu hiệu quả. Hơn nữa còn giúp tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tái phát.
3 chế phẩm kết hợp hài hòa điều trị căn nguyên của bệnh bệnh giúp cầm máu, cải thiện triệu chứng, phục hồi vết loét và nâng cao sức khỏe của người sử dụng. Theo thống kê của Thuốc dân tộc có đến 87,8% người bệnh điều trị bệnh sau 1-3 tháng sử dụng thuốc.
Hơn nữa, thành phần thuốc sử dụng thảo dược đạt chuẩn GACP-WHO an toàn lành tính. Để mang đến hiệu quả, người bệnh cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn khoa học cùng thói quen sinh hoạt lành mạnh
Hy vọng với những kiến thức này có thể giúp bạn hiểu rõ vấn đề bị xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không. Từ đó có thể đưa ra những quyết định sớm, đúng đắn và kịp thời.
Cập nhật 3:25 PM , 17/08/2023