Xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn và điều trị bệnh áp xe răng hiệu quả. Vậy bị áp xe răng kiêng ăn gì? Và nên ăn gì để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tốt nhất. Mời bạn đọc tham khảo những thông tin chia sẻ dưới đây của chuyên gia.
Áp xe răng và những thông tin cần nắm rõ
Áp xe răng là bệnh lý nhiễm trùng răng do vi khuẩn trong khoang miệng gây ra, ảnh hưởng đến nhiều vị trí khác nhau như: áp xe nướu răng, áp xe chân răng, áp xe nha chu… Áp xe răng thường là biến chứng của tình trạng sâu răng kéo dài không được chữa trị kịp thời.
Đây là một dạng bệnh lý nha chu nguy hiểm, có thể gây nhiễm trùng và phá hủy cấu trúc răng. Vi khuẩn thường xâm nhập vào các khoang răng, khe hở hoặc vùng răng bị tổn thương rồi lây lan đến tủy răng. Tình trạng áp xe răng nếu không được chữa trị tận gốc nguy cơ dẫn đến mất răng và biến đổi xương hàm rất cao.
Một số nguyên nhân gây ra bệnh áp xe răng thường bao gồm:
- Vệ sinh răng miệng chưa tốt: Việc chăm sóc nướu răng kém là nguyên nhân chính gây nên tình trạng áp xe răng nghiêm trọng. Tuy nhiên mọi người thường không quan tâm đến vấn đề này nên tạo cơ hội cho vi khuẩn gây nên bệnh áp xe răng cấp, viêm nha chu mãn tính và các biến chứng khác
- Khô miệng: Đây cũng là nguy cơ phổ biến gây tổn thương răng và áp xe răng.Tuyến nước bọt hoạt động không tốt nên lượng nước bọt tiết ra không đủ để duy trì sức khỏe răng miệng, vi khuẩn dễ xâm nhập vào khoang miệng.
- Cơ thể thừa lượng đường: Thường xuyên ănuống các loại thực phẩm chứa nhiều đường như: nước ngọt, bánh ngọt, kẹo hay các món ăn nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng và áp xe răng.
- Ngoài ra, những người mắc các bệnh lý suy giảm hệ thống miễn dịch như: bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch,… cúng có khả năng mắc bệnh áp xe răng cao hơn bình thường.
Bệnh lý áp xe răng nếu không được điều trị sớm và đúng cách sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh, bạn cần tới các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp khắc phục hiệu quả.
Bị áp xe răng kiêng ăn gì
Khả năng chống lại vi khuẩn gây ra bệnh áp xe răng phụ thuộc vào hệ thống miễn dịch của sức khỏe. Trong khi đó, hệ thống miễn dịch và chế độ dinh dưỡng có mối liên kết chặt chẽ với nhau.
Khi răng bị áp xe, để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất ngoài việc áp dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì bạn cũng cần không gây ra tác động xấu khiến vết áp xe bị vỡ loét hay lan rộng hơn. Vậy răng bị áp xe kiêng ăn gì? để hạn chế gây tổn thương và vết viêm nhiễm không nặng hơn?
Bị áp xe răng kiêng ăn gì? Thực phẩm chứa nhiều đường
Bị áp xe răng kiêng ăn gì? Đầu tiên đó là những thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột hay axit khác nhau có thể gây ra tổn thương cho nướu răng. Bởi khi ăn những đồ ăn này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công nướu răng gây nhiễm khuẩn, khiến tình trạng áp xe răng trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, axit có trong những thực phẩm này cũng khiến vết áp xe răng sưng tấy, vỡ mủ và lan rộng sang những vùng khác. Chính vì vậy, trong quá trình điều trị bệnh áp xe, bạn tuyệt đối không nên ăn các loại đồ ăn này.
Thường các loại thực phẩm chứa đường cần tránh như:
- Bánh ngọt, bánh quy
- Bánh kem
- Socola
- Kẹo dẻo
Nếu thèm đồ ngọt, bạn vẫn có thể ăn với lượng vừa đủ và tiến hành súc miệng ngay sau khi ăn. Việc này sẽ giúp hạn chế mảng bám trên bề mặt răng và vi khuẩn gây sâu răng, viêm nướu răng.
Bị áp xe răng kiêng ăn gì? – Các loại đồ uống có ga
Những loại đồ uống có ga luôn được ưa chuộng trong các bữa ăn, tuy nhiên chúng lại gây hại trực tiếp tới răng miệng. Nước ngọt, nước có ga làm gia tăng mảng bám trên răng lâu ngày thu hút vi khuẩn tấn công men răng. Từ đó khiến các triệu chứng áp xe răng trở nên nghiêm trọng hơn. Đồ uống có ga không tốt cho sức khỏe răng miệng người bệnh áp xe răng cần kiêng gồm có:
- Nước ngọt như coca, pepsi
- Đồ uống lên men công nghiệp
- Nước tăng lực
Do đó, nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh lý áp xe người bệnh áp xe răng nên hạn chế uống những loại nước này cho đến khi các triệu chứng được cải thiện hoặc khi áp xe lành hẳn.
Uống bia rượu, cafe
Bên cạnh các loại đồ uống có ga, bia rượu hay cafe cũng là những chất kích thích không tốt cho sức khỏe con người và răng miệng. Sau khi uống rượu, bia miệng sẽ bị khô khiến nước bọt trong khoang miệng bị thiếu và gây kích ứng răng miệng. Khi khô miệng kéo dài trong quá trình điều trị áp xe sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ hơn hơn và tình trạng bệnh cũng trở nên nghiêm trọng hơn.
Có thể bạn chưa biết nhưng nước bọt còn có tác dụng ngăn ngừa thức ăn bám dính trên bề mặt răng và làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng. Chính vì thế, để hỗ trợ tình trạng áp xe nướu răng, người bệnh cần tránh uống rượu bia khi không cần thiết. Trong trường hợp bắt buộc, sau khi uống rượu hãy bổ sung thêm nước khoáng để ngăn ngừa tình trạng khô miệng xảy ra.
Bị áp xe răng kiêng ăn gì? – Các loại thịt dai
Theo các chuyên gia, những người đang trong quá trình điều trị các bệnh lý về răng miệng không nên ăn những loại thịt có cấu trúc dài và dai như:
- Thịt gà
- Thịt trâu, thịt bò
- Thịt vịt, thịt chim
- Thịt chó
Lý do là bởi khi ăn chúng sẽ rất dễ mắc vào các kẽ răng, khe hở chân răng gây đau nhức, viêm nhiễm nặng hơn nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho các yếu tố gây hại cho bệnh áp xe răng có cơ hội phát triển mạnh mẽ và lan rộng sang các vùng răng lợi khác.
Bị áp xe răng kiêng ăn gì? Hạn chế thực phẩm có vị chua cay
Trong mâm cơm người việc những bát rưa muối, cà muối hay những món ăn nấu chua, cay ngọt gần như không thể thiếu trong các bữa ăn, bởi chúng rất đưa cơm. Tuy nhiên với người đang chữa bệnh áp xe thì hoàn toàn ngược lại.
Những món ăn này sẽ khiến vùng nướu răng bị tổn thương nay lại càng lở loét, bỏng rát và đau nhức hơn rất nhiều. Do đó, bạn nên bỏ những món ăn có vị chua, cay trong thực đơn hành ngày để tránh làm trầm trọng tình trạng sưng, viêm nhiễm ở nướu.
Một số thực phẩm bạn cần lưu ý tránh đó là:
- Đồ ăn vặt cay
- Ớt, hạt tiêu
- Đồ muối
- Thức ăn lên men
Hạn chế ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh
Những đồ ăn quá nóng hay quá lạnh khi đưa vào khoang miệng sẽ khiến vết áp xe có thể bị tổn thương nặng hơn. Người bệnh sẽ cảm thấy ê buốt, đau nhức liên tục ở vùng nướu sưng tấy, trong nhiều trường hợp thậm chí là lở loét chảy mủ viêm.
Điều này sẽ gây cản trở cho quá trình điều trị bệnh, hơn nữa còn khiến bệnh sang giai đoạn nặng hơn.
Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi bị áp xe răng kiêng ăn gì? Cách tốt nhất là người bệnh không ăn các món ăn quá nóng, quá cay trong suốt quá trình điều trị bệnh như:
- Mì tôm
- Lẩu chua cay
- Súp nóng
- Kem lạnh
- Nước đá, đá bào
Đọc thêm: Nguyên nhân gây áp xe răng số 7 và cách điều trị hiệu quả nhất
Áp xe răng kiêng ăn gì? Hạn chế ăn trái cây khô
Răng bị áp xe có kiêng ăn gì tiếp theo đó là hạn chế những loại trái cây khô. Bởi đồ ăn này thường dễ bị kẹt vào các kẽ chân răng, dẫn đến tích tụ đường trong khoang miệng và tăng nguy cơ sâu răng và gây bệnh áp xe răng nghiêm trọng hơn.
- Trái cây sấy
- Hạt điều, hạt ngô
- Hạt mắc ca
Nếu muốn ăn, bạn có thể ăn các loại trái cây tươi để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Hoặc nếu ăn trái cây khô hãy súc miệng bằng nước, đánh răng và dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng.
Áp xe răng nên ăn gì
Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống đầy đủ khoáng chất, vitamin có loại bỏ vi khuẩn an toàn và tăng cường sức khỏe răng miệng. Vì vậy, bên cạnh việc tìm hiểu áp xe răng kiêng ăn gì, người bệnh cần phải bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng. Cụ thể, người bệnh áp xe răng nên tăng cường một số loại thực phẩm dưới đây vào thực đơn của mình mỗi ngày
Thực phẩm có khả năng chống oxy hóa
Các khoáng chất, vitamin và chất dinh dưỡng trong một số loại thực phẩm có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể mạnh khỏe hơn. Có khả năng chống lại các tác nhân gây hại cho sức khỏe con người. Những hoạt chất này đều thuộc nhóm chất chống xoy hóa và bảo vệ các tế bào khỏi tác động của các gốc tự do.
Gốc tự do trong các phân tử có lợi được tạo ra nhờ quá trình phân thủy thức ăn và trao đổi chất. Chúng có thể tác động đến cơ thể con ngươi theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng hoặc ngăn ngừa các triệu chứng áp xe răng tái phát. Vì vậy người bệnh cần bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ cho chuyên môn.
Các chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm trùng bệnh áp xe răng có nhiều trong những loại thực phẩm sau:
- Quả ổi,
- Quả cam
- Ớt chuông đỏ
- Kiwi
- Đu đủ
- Rau cải xoăn
Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến chúng thánh nước ép, món ăn để giúp bệnh áp xe răng nhanh được kiểm soát.
Thực phẩm chứa vitamin E
Áp xe răng nên ăn gì? thì không thể bỏ qua các thực phẩm giàu vtamin E. Bởi đây là một hoạt chất có tác dụng bảo vệ cơ thể trước những tác nhân xấu và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý răng miệng.
Theo nghiên cứu khoa học, vitamin E có đặc tính làm mềm da, bảo vệ các tế bào khỏi quá trình oxy hóa và góp phần ngăn ngừa nhiễm trùng một cách hiệu quả. Vì vậy người bệnh áp xe răng hãy bổ sung chúng vào thực đơn của mình.
Một số loại thực phẩm giàu vitamin E dưới đây có thể cải thiện triệu chứng bệnh áp xe răng nhanh chóng:
- Các loại hạt
- Dầu oliu
- Rau bina
- Bí đao
- Cá hồi
Các loại thực phẩm hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch mạnh khỏe sẽ hỗ trợ quá trình điều trị áp xe răng bằng các phương pháp nha khoa diễn ra thuận lợi và đạt kết quả cao nhất. Vì vậy, việc bổ sung những thực phẩm tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch còn có thể hỗ trợ phòng ngừa việc nhiễm trùng, bao gồm nhiễm trùng nướu răng.
Một số loại thực phẩm mà bạn nên bổ sung gồm có:
- Sữa chua: Trong sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn probiotics không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng gây áp xe chân răng. Vì vậy người bệnh áp xe răng nên ăn 1 – 2 hộp sữa chua mỗi ngày sau mỗi bữa ăn.
- Gừng: ừ lâu gừng đã được biết đến là một nguyên liệu tự nhiên có tác dụng chống viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Từ đó, điều trị viêm nhiễm sâu răng và giúp các mô mềm mạnh khỏe hơn. Do vậy, bạn có thể dùng gừng để uống trà hoặc chế biến vào các món ăn hàng ngày để hỗ trợ điều trị các triệu chứng sưng đỏ, viêm nhiễm ở răng miệng.
- Táo: Trong quả táo chứa thành phần quercetin, đây là một hợp chất có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch răng miệng. Vì vậy, ăn táo có thể thúc đẩy tuyến nước bọt hoạt động mạnh, hỗ trợ làm sạch răng miệng và ngăn ngừa bệnh áp xe răng trở nên nghiêm trọng.
- Dâu tây: Quả dâu tây là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào giúp cơ thể luôn tràn đầy sức sống và có khả năng chống lại nhiễm trùng do áp xe răng gây ra
Uống trà xanh
Đánh giá của các chuyên gia nha khoa, trong trà xanh có thành phần Polyphenols mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ răng miệng. Với bệnh áp xe răng, trà xanh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn tại vùng nướu đau nhức.
Người bệnh có thể uống 2 – 3 tách trà mỗi ngày hoặc súc miệng trực tiếp với nước trà để kháng viêm hiệu quả. Tuy nhiên, sau khi uống trà bạn cần chải răng thật kỹ để tránh răng bị xỉn màu.
Thực phẩm có chứa thành phần Flour
Với những người mắc các bệnh lý về răng miệng, cơ thể thường đang bị thiếu flour làm cho răng yếu hơn và dễ bị tấn công gây hại bởi vi khuẩn. Đây cũng là hợp chất cần thiết trong việc bảo vệ răng, ngăn ngừa tình trạng áp xe răng hiệu quả.
Hầu hết các món ăn được chế biến từ hải sản, đậu đều có chứa flour dưới dạng natri tự nhiên.Ngoài ra, flour cũng có nhiều trong các loại nước súc miệng, kem đánh răng chuyên dụng giúp răng trực tiếp hấp thụ khoáng chất nhất định. Từ đó giúp bạn sở hữu một hàm răng chắc khỏe và nụ cười tự tin.
Việc tìm hiểu thông tin áp xe răng nên kiêng ăn gì và xây dựng cho mình một chế độ ăn uống phù hợp để tăng cường sức khỏe răng miệng và hạn chế những rủi ro xảy ra. Hãy đảm bảo một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất là cách tốt nhất để có thể điều trị áp xe răng an toàn và triệt để.
Chăm sóc răng miệng khi bị áp xe răng
Để điều trị dứt điểm bệnh áp xe răng cách tốt nhất, đặc biệt là tình trạng áp xe răng ở trẻ em. Bên cạnh chế độ ăn uống, điều trị thuốc bạn cũng nên có biện pháp phòng ngừa tại nhà bằng những cách sau:
- Đánh răng ít nhất 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần kéo dài khoảng 3 phút sau mỗi bữa ăn để khoang miệng sạch sẽ.
- Sử dụng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ những thức ăn còn vướng trong kẽ răng mà việc chải răng khó có thể làm sạch được.
- Súc miệng bằng nước muối biển loãng hoặc nước trà để đánh bay hoàn toàn những vi khuẩn còn sót lại trong trên răng.
- Bổ sung nước cho cơ thể tói thiểu 2 lít/ngày, tránh xảy ra tình trạng khô miệng.
- Khám răng định kỳ 6 tháng/ần để bác sĩ lấy vôi răng, cũng như điều trị các bệnh lý răng miệng miệng kịp thời (nếu có)
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi bị áp xe răng nên kiêng gì và ăn gì mà bạn đọc có thể tham khảo. Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng khoa học, bạn cũng nên giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt để ngăn ngừa vi khuẩn gây tổn thương đến các mô mềm và răng miệng, gây ra các biến chứng nguy hiểm về lâu dài.
Thông tin hữu ích: