Viêm dạ dày là bệnh lý phổ biến, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Để hạn chế tình trạng bệnh tiến triển, việc ăn uống đúng cách đặc biệt quan trọng. Vậy viêm dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? bài viết sau đây sẽ giải đáp chi tiết cho bạn đọc.
Viêm dạ dày nên ăn gì?
Người bị viêm dạ dày nên bổ sung những thực phẩm sau đây:
Thực phẩm chứa chất kháng viêm và chất chống oxy hóa
Chất kháng viêm và chống oxy hóa giúp giảm đau, kháng viêm. Vì vậy, nó đặc biệt tốt cho người bị viêm dạ dày.
Một số thực phẩm chứa nhiều thành phần này là:
- Axit béo Omega – 3: Cá hồi, cá thu, cá mòi, dầu ô liu, các loại hạt như hạnh nhân, óc chó,…
- Polyphenol: có nhiều trong táo, cần tây, chuối, bí đỏ, củ dền, bông cải xanh,…
- Chất xơ có thể lên men: Đậu lăng và các loại đậu khác,
- Curcumin: Có nhiều trong nghệ đen và nghệ vàng giúp giảm đau, kháng viêm cực hiệu quả.
- Beta-carotene: có nhiều trong cà rốt, đu đủ, khoai lang,…
Thực phẩm chứa nhiều chất xơ
Chất xơ giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, hỗ trợ trung hòa axit, giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả. Một số loại thực phẩm có chất xơ người bệnh viêm dạ dày nên ăn là rau và hoa quả có tính axit thấp, ít đường:
- Bắp cải, cải xoăn, rau bina, súp lơ, mồng tơi, rau dền,….
- Táo, việt quất, bí đỏ, cà rốt,…
Thực phẩm giàu vitamin
Vitamin là thành phần dinh dưỡng thiết yếu, rất cần được bổ sung. Một số loại vitamin phổ biến là:
- Vitamin B: Có trong đậu, ngũ cốc, hạnh nhân, các rau có màu xanh đậm.
- Vitamin E: Có nhiều trong bơ, bí, dầu ô liu, bông cải xanh,…
- Vitamin C: Có nhiều trong ớt chuông, súp lơ trắng, đu đủ, khoai tây,…
Bổ sung thực phẩm giàu đạm
Viêm dạ dày nên ăn gì? Đạm là chất cần thiết cần được bổ sung. Bạn có thể ăn các thực phẩm như:
- Trứng, lòng trắng trứng.
- Thịt gia cầm nạc, cá, hải sản, cá nước lạnh và động vật có vỏ.
Thực phẩm chứa men vi sinh
Các men vi sinh probiotic có thể giúp loại bỏ vi khuẩn HP ra khỏi đường ruột, tăng khả năng tiêu hóa cho dạ dày. Bạn có thể bổ sung chất này qua:
- Sữa chua lên men tự nhiên.
- Mật ong.
- Bánh mì lên men tự nhiên.
- Phô mai (Sử dụng vừa phải, không lạm dụng).
Viêm dạ dày không nên ăn gì?
Ngoài tìm hiểu viêm dạ dày ăn gì, người bệnh cần chú ý cả các thực phẩm cần kiêng. Dưới đây là một số thực phẩm điển hình không tốt cho dạ dày:
- Không uống rượu bia – chất gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
- Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ như kem béo, phô mai béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh.
- Không nên ăn rau sống, thực phẩm sống hoặc tái.
- Nên kiêng hoa quả sấy khô.
- Các loại thức ăn cay nóng, gia vị cay như tiêu, ớt, mù tạt,…
- Thực phẩm chư như dưa chua, cà muối, các loại quả chua như cam, quýt, bưởi,…
- Thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt.
- Thuốc lá đặc biệt có hại nên cần phải tránh xa.
- Tránh sử dụng các thuốc chữa aspirin hoặc ibuprofen.
Lưu ý trong chế độ ăn
Không chỉ cần biết viêm dạ dày nên ăn gì và kiêng gì. Khi ăn uống, người bệnh cần phải nắm được một số quy tắc sau đây:
- Chỉ ăn đồ mềm, dễ tiêu hóa.
- Ăn đủ bữa trong ngày và ăn theo thời gian phù hợp, không nên để bụng quá đói rồi mới ăn hoặc ăn quá no.
- Khi ăn nên nhai thật chậm và kỹ để quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra trơn tru hơn.
- Hạn chế những căng thẳng và áp lực tinh thần trong cuộc sống.
- Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi để giảm căng thẳng lo âu.
Nắm được viêm dạ dày nên ăn gì và kiêng gì chính là cách tốt nhất để bạn cải thiện được chức năng của dạ dày. Hi vọng với những thông tin trên đây, quý vị sẽ biết được cách ăn uống phù hợp và loại bỏ được căn bệnh này sớm. Hãy nhớ, chế độ ăn uống quyết định rất nhiều đến quá trình điều trị bệnh.
Câu hỏi thường gặp
Viêm dạ dày có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Nó có thể dẫn đến tái phát, gây đau rát và khó chịu và gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn như loét dạ dày nếu không được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, với việc điều trị và chăm sóc đúng đắn, nhiều trường hợp viêm dạ dày có thể kiểm soát và điều trị tốt.
Thời gian để hồi phục hoàn toàn từ viêm dạ dày có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân gây ra, điều trị, và cách sống của mỗi người. Thông thường, việc điều trị có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
Nếu bạn trải qua các triệu chứng như đau buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu, hay đau ở vùng dạ dày kéo dài và gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, đó có thể là dấu hiệu của viêm dạ dày. Điều quan trọng là nếu bạn gặp những triệu chứng này kéo dài hoặc tái phát thường xuyên, bạn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.