Viêm niêm mạc dạ dày gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh từ sớm, xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị là rất cần thiết để hạn chế các biến chứng hình thành.
Viêm niêm mạc dạ dày là gì? Phân loại
Viêm niêm mạc dạ dày là tình trạng viêm, kích ứng và ăn mòn khi niêm mạc bị tổn thương và suy yếu. Bệnh được chia thành 2 loại là cấp tính và mãn tính:
- Viêm niêm mạc dạ dày cấp tính: Niêm mạc bị sưng, viêm đột ngột với các cơn đau bất ngờ, dữ dội rồi biến mất sau thời gian ngắn.
- Viêm niêm mạc dạ dày mãn tính: Lớp niêm mạc mỏng dần theo thời gian do các tế bào bị phá hủy. Bệnh có thể tiến triển thành viêm teo niêm mạc, thậm chí ung thư dạ dày nếu không được điều trị.
Triệu chứng nhận biết
Một số người bị viêm niêm mạc dạ dày nhưng lại không có bất kỳ triệu chứng nào được biểu hiện ra. Nó chỉ được phát hiện khi đi thăm khám.
Với đa số trường hợp, bệnh sẽ biểu hiện qua các triệu chứng sau:
- Đi ngoài phân đen, kèm hắc ín.
- Cảm giác buồn nôn, chướng bụng, khó tiêu.
- Đau bụng liên tục và tái phát nhiều lần.
- Cảm giác nóng rát, cồn cào trong dạ dày.
- Ăn không ngon miệng, người mệt mỏi.
- Nôn ra máu hoặc có màu giống cà phê.
Nguyên nhân viêm niêm mạc dạ dày
Một số tác nhân dưới đây có thể gây viêm niêm mạc dạ dày:
- Nhiễm khuẩn: Nhiễm Helicobacter Pylori (HP) do di truyền hoặc lây nhiễm trong sinh hoạt, ăn uống. Đây là tác nhân chính gây bệnh dạ dày.
- Lạm dụng thuốc giảm đau: Các thuốc giảm đau hay chống viêm NSAIDs làm giảm khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Tuổi tác: Người lớn tuổi dễ bị bệnh hơn do hệ miễn dịch kém và dễ nhiễm vi khuẩn HP.
- Lạm dụng rượu: Rượu gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc bao tử.
- Căng thẳng, stress: Tâm lý bất ổn cũng có thể tạo áp lực lên dạ dày. Nhất là căng thẳng sau chấn thương, nhiễm trùng, phẫu thuật.
- Viêm dạ dày tự miễn: Cơ thể tự tấn công các tế bào trong niêm mạc dạ dày và gây bào mòn, tổn thương niêm mạc.
Viêm niêm mạc dạ dày có nguy hiểm không?
Nếu không điều trị viêm niêm mạc dạ dày từ sớm, bệnh có thể tiến triển với các biến chứng:
- Viêm loét dạ dày tá tràng.
- Xuất huyết dạ dày.
- Viêm xung huyết niêm mạc dạ dày.
- Thủng dạ dày.
- Hẹp môn vị.
- Ung thư dạ dày.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Thường các triệu chứng viêm niêm mạc dạ dày có thể tự hết. Tuy nhiên, nếu thấy có các biểu hiện dưới đây, bạn cần đi khám bác sĩ ngay:
- Triệu chứng bệnh kéo dài hơn 1 tuần.
- Cơn đau dữ dội.
- Nôn ra máu.
- Đi ngoài phân đen hoặc có máu lẫn ở trong phân.
- Người mệt mỏi, sốt.
Chẩn đoán viêm niêm mạc dạ dày
Kết hợp khám lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh chính xác nhất:
Khám lâm sàng
Một số câu hỏi bác sĩ có thể hỏi là:
- Triệu chứng đang gặp, mức độ, thời gian và tần suất xuất hiện.
- Tiền sử bệnh của gia đình và bản thân.
- Các loại thuốc đã sử dụng.
- Thói quen sinh hoạt và công việc.
Khám cận lâm sàng
Một số xét nghiệm có thể được chỉ định:
- Nội soi ống tiêu hóa trên qua miệng, xuống dạ dày để quan sát, tìm kiếm tổn thương.
- Test hơi thở giúp phát hiện vi khuẩn HP.
- Xét nghiệm phân để xác định có nhiễm vi khuẩn HP không.
- Xét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân gây viêm dạ dày và phát hiện vi khuẩn HP.
- Chụp X-quang có thuốc cản quang để phát hiện toàn bộ các tổn thương cũng như các bệnh lý khác ở dạ dày.
Điều trị viêm niêm mạc dạ dày
Để điều trị, người bệnh có thể uống thuốc theo chỉ định bác sĩ và thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt.
Dùng thuốc tây điều trị
- Thuốc kháng sinh: Giúp tiêu diệt vi khuẩn HP. Một số thuốc như Tetracyclin, Tinidazol, Metronidazole, Levofloxacin….
- Thuốc trung hòa axit dạ dày: Có thuốc kê theo toa và thuốc không kê đơn như Esomeprazol, Omeprazole, Lansoprazole, Rabeprazole, Pantoprazole…
- Thuốc giảm sản xuất axit dạ dày: Thuốc chẹn axit hoặc chẹn H2 như Famotidine, Cimetidine, Nizatidine…
Điều chỉnh ăn uống và sinh hoạt
- Hạn chế ăn thực phẩm gây kích ứng niêm mạc dạ dày như đồ chua, cay, nóng, chiên xào,…
- Giảm uống rượu bia, đồ có ga, cà phê,…
- Không hút thuốc lá.
- Nên chia nhỏ nhiều bữa trong ngày, ăn chậm nhai kỹ và không ăn trước khi đi ngủ.
- Rửa tay sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn HP.
- Giữ tinh thần thoải mái, kiểm soát stress bằng cách ngồi thiền, tập yoga, đi bộ, đọc sách,…
Một số lưu ý cho người viêm niêm mạc dạ dày
- Viêm niêm mạc cũng chính là viêm dạ dày.
- Khi bị viêm dạ dày cấp tính có thể tự khỏi nhưng vẫn nên đi thăm khám, điều trị để hạn chế nguy cơ tiến triển thành mãn tính.
- Cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để dứt điểm bệnh.
- Cần thiết kết hợp dùng thuốc điều trị và xây dựng chế độ ăn uống khoa học.
- Nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm vì có nhiều người không có triệu chứng ban đầu.
Viêm niêm mạc dạ dày gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt thường ngày. Mọi người nên có biện pháp phòng ngừa và chủ động thăm khám, điều trị nếu thấy có dấu hiệu bất thường.
Câu hỏi thường gặp
Người mắc viêm niêm mạc dạ dày thường cần tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh và tránh các thực phẩm có thể kích thích axit dạ dày như thực phẩm cay nồng, chất béo, đồ uống có gas và rượu. Đồng thời, việc ăn nhỏ và thường xuyên có thể giúp giảm triệu chứng.
Viêm niêm mạc dạ dày có thể kéo dài từ vài ngày đến một tháng hoặc lâu hơn. Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể của từng bệnh nhân. Nếu bạn đang bị viêm dạ dày, hãy đặt lịch hẹn để được chăm sóc bởi chuyên gia.