Viêm Dạ Dày Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Chữa

10:00 AM , 13/03/2024

Viêm dạ dày là bệnh lý phổ biến có thể gặp ở mọi đối tượng. Theo số liệu thống kê, cứ 1000 người thì có 8 người mắc viêm dạ dày cấp hoặc mạn tính. Vậy đâu là dấu hiệu của bệnh? Làm thế nào để chữa trị hiệu quả và phòng ngừa bệnh tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.

Bệnh viêm dạ dày là gì? Triệu chứng

Viêm dạ dày còn được gọi là viêm niêm mạc dạ dày. Khi bị viêm, bề mặt niêm mạc dạ dày thường có các tổn thương và bị bào mòn. Tình trạng này nếu không can thiệp điều trị sớm thường dẫn tới viêm loét dạ dày.

Các triệu chứng phổ biến:

  • Đau vùng thượng vị. Đau nhiều khi đói hoặc sau ăn no.
  • Cảm giác buồn nôn, chán ăn, khó chịu trong bụng.
  • Ợ chua và ợ hơi.

Tùy theo mức thời gian diễn ra và mức độ nặng của triệu chứng, bệnh thường được chia làm 2 loại chính: Viêm dạ dày cấp và viêm dạ dày mãn tính.

Lưu ý: Người bệnh dễ nhầm lẫn triệu chứng viêm dạ dày với các bệnh tiêu hóa khác như trào ngược dạ dày, viêm loét, ung thư dạ dày,… Do đó, nên chủ động thăm khám để chẩn đoán đúng bệnh.

Viêm dạ dày là gì?

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm dạ dày thường hình thành từ các nguyên nhân chính như:

  • Nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn HP (Helicobacter pylori), nhiễm khuẩn huyết,…
  • Lạm dụng thuốc giảm đau: Thuốc aspirin hoặc nhóm NSAIDs trong thời gian dài.
  • Tuổi tác: Người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do khả năng tự miễn thấp.
  • Uống nhiều rượu bia
  • Căng thẳng gây áp lực lên dạ dày.
  • Bị viêm dạ dày tự miễn.
  • Các bệnh lý khác: nhiễm ký sinh trùng, bị HIV/AIDS, bệnh Crohn,…

LƯƠNG Y TUẤN ĐANG ONLINE – NHẮN TIN NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Đối tượng dễ mắc bệnh

Viêm dạ dày có thể gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi. Tuy nhiên, những người dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Người sống trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, dễ lây nhiễm vi khuẩn HP.
  • Người lớn tuổi có sức đề kháng kém.
  • Những người dùng nhiều thuốc giảm đau chống viêm.
  • Người có công việc căng thẳng, chịu áp lực cường độ cao.

Biến chứng của viêm dạ dày

Không điều trị kịp thời, viêm dạ dày có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Hẹp môn vị.
  • Thủng dạ dày.
  • Xuất huyết tiêu hóa.
  • Ung thư dạ dày.

Khi nào cần gặp bác sĩ? Cách chẩn đoán

Nếu bị viêm dạ dày, bạn nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay sau khi đã điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt nhưng các triệu chứng không thuyên giảm, thậm chí là nặng hơn.

Các phương pháp chẩn đoán:

  • Xét nghiệm vi khuẩn HP: Thực hiện xét nghiệm máu/phân hoặc hơi thở.
  • Nội soi đường tiêu hóa trên: Dùng ống nội soi có gắn máy ghi hình qua đường họng, đi vào thực quản, dạ dày ruột non.
  • Chụp X-quang đường tiêu hóa: Kiểm tra các tổn thương ở dạ dày.

Điều trị viêm dạ dày

Người bệnh có thể tham khảo một số cách điều trị dưới đây:

Điều chỉnh ăn uống, lối sống

Ăn uống và sinh hoạt tác động rất nhiều đến dạ dày. Do đó, người bệnh nên điều chỉnh cho khoa học:

  • Chia nhỏ bữa ăn, nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa.
  • Kiêng rượu bia, cà phê, đồ uống có ga, đồ cay nóng, lạnh,…
  • Nên ngủ sớm và ngủ đủ giấc.
  • Cân bằng công việc và cuộc sống, hạn chế để stress.

Dùng thuốc tây

Một số thuốc phổ biến dùng điều trị viêm dạ dày gồm:

  • Thuốc kháng khuẩn Helicobacter pylori: Clarithromycin, amoxicillin, metronidazole,… 
  • Thuốc chẹn histamin H2: Famotidine, nizatidine,… có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, kích thích quá trình chữa lành tổn thương. Đồng thời, giảm lượng axit trong đường tiêu hóa.
  • Thuốc ức chế proton: Omeprazole, rabeprazole, pantoprazole,… dùng để ức chế hoạt động của proton – tế bào sản sinh axit, từ đó giảm tiết axit bên trong dạ dày. 

Lưu ý: Các thuốc tây cần dùng theo chỉ định của bác sĩ, nên được kê đơn thay vì tự mua ngoài hiệu thuốc.

Dùng thuốc đông y

Trong Đông Y, viêm dạ dày hay các bệnh lý về đường tiêu hóa đều do cơ thể suy nhược mà ra. Khi sức khỏe yếu đi, hệ thần kinh ruột – não bị rối loạn dẫn đến tăng tiết axit dạ dày gây viêm loét.

Do đó, các bài thuốc Đông Y từ các loại cây thuốc thiên nhiên, tập trung điều trị từ căn nguyên và khắc phục nhanh các triệu chứng đau đớn, khó chịu của người bệnh

Bài thuốc số 1

Bài thuốc số 1 sử dụng các dược liệu lành tính, gia giảm phù hợp với thể trạng của người bị viêm dạ dày. Sử dụng đều đặn sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, đầy hơi, đau thượng vị,… và tăng cường sức khỏe.

Thành phần:

  • 20g rau má.
  • 16g mã đề, cam thảo, đương quy, hoài sơn, liên nhục, bạch truật.
  • 12g bạch thược, đan bì, rau bắp.
  • 10g chi tử, trần bì, bán hạ.

Cách dùng: Đem sắc lấy nước uống 2 ngày 1 lần. Mỗi ngày uống 2 lần ngay sau bữa ăn.

Bài thuốc số 2

Bài thuốc có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, trị chứng ợ nóng, ợ hơi, trào ngược thức ăn, nóng rát thượng vị,… đồng thời tăng cường lưu thông khí huyết, cải thiện hệ miễn dịch.

Thành phần:

  • 20g hắc táo nhân, phòng sâm.
  • 16g cát căn, liên nhục, bạch truật, hoài sơn, ngưu tất.
  • 12g cam thảo, viễn chí, trần bì.
  • 10g hạ chế, chỉ xác.

Cách dùng: Sắc lấy nước thuốc, chia đều làm 4 lần uống hết trong hai ngày. Sử dụng ngay sau bữa ăn trưa và tối.

Biện pháp phòng ngừa viêm dạ dày nhẹ và mạn tính

Để phòng ngừa và điều trị viêm da dày một cách hiệu quả, bạn nên tham khảo một số lời khuyên sau đây:

  • Ăn uống điều độ, không bỏ bữa.
  • Uống nhiều nước để trung hòa dịch vị.
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn thành 4 – 5 bữa tùy theo thời gian biểu của bạn. Mỗi bữa cần cách nhau ít nhất 2 tiếng đồng hồ.
  • Không ăn quá no hoặc quá đói, điều này có thể làm rối loạn hoạt động co bóp và tiết dịch của dạ dày.
  • Nên ăn các món luộc, hấp,… dễ tiêu hóa. Hạn chế đồ chiên, xào nhiều dầu mỡ.
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích.
  • Không thức khuya, sinh hoạt điều độ, đúng giờ.
  • Hạn chế căng thẳng, stress.
  • Tập thể dục thường xuyên để cải thiện chức năng tiêu hóa.

Viêm dạ dày là bệnh tiêu hóa phổ biến và nguyên nhân chính thường xuất phát từ ăn uống, sinh hoạt và vi khuẩn HP. Để bảo vệ dạ dày khỏi những biến chứng, việc phát hiện bệnh và can thiệp điều trị sớm là cần thiết. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho quý độc giả.

Bài thuốc Dạ dày Đỗ Minh đã được ứng dụng hơn 150 năm nên người bệnh có thể yên tâm về độ uy tín cũng như hiệu quả của bài thuốc. Nhà thuốc hỗ trợ thăm khám, tư vấn MIỄN PHÍ nên hãy liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất.
DÀNH RIÊNG CHO BẠN:

Cập nhật 8:28 AM , 22/04/2024

Tin liên quan

Viêm Teo Niêm Mạc Dạ Dày Có Chữa Được Không?

Viêm teo niêm mạc dạ dày là bệnh về hệ thống đường tiêu hóa, chúng được chia thành nhiều loại (Kimura c1, c2…) và cách điều trị tùy vào mức...

Trẻ bị viêm dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị an toàn

Trẻ bị viêm dạ dày ruột là do một số nguyên nhân như chế độ ăn uống, áp lực học hành, dùng thuốc sai cách và nhiều nhất là vì...

Viêm Dạ Dày Ruột Cấp Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Của Bệnh

Viêm dạ dày ruột cấp là một căn bệnh gây ra những cơn đau dữ dội, kèm theo đó là những triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói,...

Viêm Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Tốt Cho Sức Khỏe?

Viêm dạ dày là bệnh lý phổ biến, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Để hạn chế tình trạng bệnh tiến triển, việc ăn uống đúng cách...

Viêm Niêm Mạc Dạ Dày Là Gì? Có Chữa Được Không?

Viêm niêm mạc dạ dày gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh từ sớm, xác định...

TOP 5 Thuốc Viêm Dạ Dày Phổ Biến Nhất Hiện Nay [Tham Khảo Ngay]

Viêm dạ dày là “nỗi ám ảnh” của nhiều người bệnh dạ dày. Vậy có những loại thuốc viêm dạ dày nào có thể điều trị được bệnh hiệu quả?...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *