Đau Răng Khôn Cảnh Báo Gì? Cách Xử Lý An Toàn & Nhanh Nhất

2:12 AM , 02/08/2023

Đau răng khôn là tình trạng phổ biến, xảy ra trong suốt giai đoạn hình thành. Người bệnh có thể dễ dàng cảm thấy các cơn đau bất thường khi răng khôn mọc và tác động tới những chiếc răng bên cạnh. Bên cạnh đó, cảm giác khó chịu đôi khi cảnh báo một số bệnh lý nha khoa mà bạn không nên chủ quan.

 

Xem ngay: DỊCH VỤ NHỔ RĂNG KHÔNG KHÔNG ĐAU UY TÍN NHẤT HÀ NỘI 

Những nguyên nhân gây đau răng khôn cần lưu ý

Răng khôn là những chiếc răng vĩnh viễn cuối cùng mọc lên khi bạn bước vào giai đoạn trưởng thành từ 18 – 30 tuổi. Thời điểm mọc răng số 8 của mỗi cá nhân có thể khác nhau tùy theo đặc điểm cơ địa. Đa số trường hợp khi răng khôn mọc lên khi xương hàm không còn đủ chỗ trống, dẫn tới xu hướng mọc lệch, mắc kẹt trong xương và ảnh hưởng xấu tới các vị trí bên cạnh. Tuy nhiên, một số ít trường hợp răng không mọc ít gây đau nhức và mọc thẳng.

Xem thêm:

 
Đau răng khôn tại thời điểm mới mọc là nguyên nhân thường gặp nhất
Đau răng khôn tại thời điểm mới mọc là nguyên nhân thường gặp nhất

Bên cạnh đó, do đặc điểm cấu tạo nên tình trạng đau mọc răng khôn xảy ra rất thường xuyên và dễ bị mắc bệnh lý nha khoa vì khó vệ sinh. Viêm nhiễm kéo dài có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, sinh hoạt thường ngày. Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau răng khôn phổ biến nhất.

Xem thêm

Mọc răng khôn bị đau

Đau răng khôn tại thời điểm mới mọc là nguyên nhân thường gặp nhất. Răng khôn có thể độ ngột xuất hiện và phát triển theo thời gian. Đối với những trường hợp mọc răng khôn khi hàm đã được lấp đầy, không đủ khoảng trống sẽ diễn ra sự chèn ép tất yếu khi chúng xuất hiện. Điều này tạo ra áp lực lên vị trí bên cạnh. Những chiếc răng khôn mọc ngang, mọc ngầm có thể gây dẫn tới tình trạng xô lệch hàm, gây ra đau nhức.

Viêm lợi trùm

Quá trình mọc răng khôn bị đau có thể do bệnh lý lợi trùm. Bạn có thể nhận diện khi thấy một phần của lợi vẫn bám trên bề mặt răng. Chính yếu tố này đã giúp cho vi khuẩn có thể dễ dàng bám vào phần khe nướu và gây viêm ở vị trí răng khôn. Khi đó, lợi sẽ chuyển sang màu đỏ đậm và gây đau nhức trong quá trình ăn uống.

Đau răng khôn do sâu răng

Khi răng khôn mọc lệch sẽ tạo ra những kẽ hở hoặc khoảng trống rất khó vệ sinh. Thức ăn thừa lâu ngày không được loại bỏ đúng cách sẽ hình thành mảng bám, tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi gây ra sâu răng. Bên cạnh đó, vị trí răng số 8 mọc thường rất khó để phát hiện, dẫn tới sâu răng giai đoạn 3, 4 viêm vào tủy, gây đau nhức nghiêm trọng.

Viêm nha chu 

Khi sâu răng nghiêm trọng sẽ dẫn tới tình trạng viêm tủy, viêm nha chu gây đau răng khôn. Người bệnh có thể cảm thấy cơn đau kéo dài, ảnh hưởng tới đời sống hằng ngày,  một số trường hợp đau răng không ngủ được Bên cạnh đó, viêm nha chu có thể hình thành ổ áp xe, làm mất liên kết giữa các tổ chức răng khiến răng bị lung lay hoặc thậm chí rụng mất.

Địa chỉ nhổ răng khôn uy tín ở Hà Nội giúp giải quyết răng khôn mọc lệch, mọc ngầm… dẫn đến đau đớn và làm hỏng răng kế cận. Những địa chỉ này sử dụng công nghệ hiện đại giúp lấy răng khôn nhẹ nhàng và nhanh chóng, không gây đau và không phát sinh biến chứng.

Triệu chứng đau răng khôn do bệnh lý 

Đối với những trường hợp mọc răng khôn bị đau thường không quá nghiêm trọng. Cảm giác khó chịu sẽ mất sau vài ngày và không ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên, nếu răng xuất hiện một số tổn thương bất thường dưới đây, người bệnh nên nhanh chóng tới thăm khám nha sĩ để phòng ngừa nguy cơ bệnh lý.

Triệu chứng đau răng khôn do bệnh lý 
Triệu chứng đau răng khôn do bệnh lý
  • Vị trí đau kéo dài và ngày càng trở nên nghiêm trọng, không có dấu hiệu dứt.
  • Răng khôn dần nhú ra khỏi nướu, có thể quan sát thấy một phần đầu răng màu trắng xuất hiện gần răng hàm.
  • Nướu răng khôn sưng tấy, có màu đỏ bất thường.
  • Đau răng khôn xuất hiện kèm theo các chấm màu đen, lan rộng tạo thành hố sâu, lây sang các vị trí bên cạnh.
  • Sưng lợi thậm chí sưng má, kèm theo túi dịch chứa mủ viêm do áp xe răng.
  • Răng bên cạnh đã có dấu hiệu bị xô lệch hơn so với ban đầu dưới sự tác động của răng khôn. 

Cách điều trị đau răng khôn hiệu quả

Nếu trong quá trình mọc răng khôn bị đau có thể cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Điều trị kịp thời, đúng cách có thể ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Khi tới thăm khám, nha sĩ sẽ dựa trên mức độ tổn thương để đưa ra biện pháp phù hợp nhất.

Sử dụng gel gây tê răng

Thay vì lạm dụng các loại thuốc giảm đau ẩn chứa tác dụng phụ, người bệnh có thể tham khảo các loại gel dạng bôi chứa hoạt chất benzocaine. Hầu hết các sản phẩm này có thể dùng bôi trực tiếp vào nướu và răng để gây tê tạm thời. Trong trường hợp đau mọc răng khôn khẩn cấp, bạn có thể áp dụng sản phẩm này và tham khảo ý kiến chuyên gia để hạn chế tác dụng phụ.

Chườm lạnh giảm đau răng khôn

Đối với những trường hợp mọc răng khôn bị đau thời gian đầu, người bệnh có thể tiến hành chườm lạnh. Việc tác động nhiệt độ có thể gây tê tạm thời, nhiệt độ thấp sẽ giảm lưu lượng máu tới nướu, đem lại cảm giác dễ chịu. Bạn chỉ cần bỏ đá vào khăn mặt và cho lên vùng đau nhức, hoặc thoa trực tiếp đá lạnh. Tuy nhiên, không nên để đá quá lâu tại một vị trí để tránh dẫn tới bỏng lạnh.

Uống thuốc giảm đau

Trường hợp đau răng khôn kéo dài, việc dùng các phương pháp dân gian thông thường không hiệu quả bạn có thể tham khảo chỉ định của bác sĩ để dùng thuốc giảm đau. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số sản phẩm giảm đau không kê đơn như paracetamol hay ibuprofen. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang tính tạm thời, có thể ẩn chứa tác dụng phụ với một số người có bệnh nền như đau dạ dày, viêm phổi, bệnh tự miễn, phụ nữ mang thai…

Nhổ răng khôn

Trường hợp đau mọc răng khôn do răng mọc lệch, chèn ép vị trí bên cạnh dẫn tới ảnh hưởng chức năng nhai và thẩm mỹ của hàm sẽ được xem xét để nhổ bỏ. Phương pháp này có thể không bắt buộc nên đòi hỏi người bệnh cần xem xét thật kỹ nhu cầu điều trị của bản thân. Nha sĩ có thể nhổ cùng lúc 1 – 3 răng khôn cùng một lúc tùy theo thể trạng.  

Xem thêm: Đau răng nổi hạch có nguy hiểm không? Cách điều trị phổ biến
Trường hợp mọc lệch, chèn ép sẽ được xem xét để nhổ bỏ.
Trường hợp mọc lệch, chèn ép sẽ được xem xét để nhổ bỏ.

Quá trình nhổ răng khôn có thể diễn ra trong vòng 3 – 5 phút. Trường hợp răng khôn mọc chìm hoặc có hình dạng phức tạp, cần rạch bỏ lợi sẽ đòi hỏi thời gian lâu hơn, từ 20 – 30 phút/ chiếc. Trong suốt quy trình thực hiện, bạn sẽ được gây tê cục bộ nên hoàn toàn không thấy đau đớn. Phương pháp này chỉ phù hợp với người không mắc bệnh lý nha khoa nghiêm trọng.

Cách phòng ngừa đau răng khôn

Để đảm bảo sức khỏe răng miệng, bên cạnh việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ đòi hỏi người bệnh cần chủ động xây dựng thói quen sống khoa học.

  • Tiến hành vệ sinh răng miệng đúng cách từ 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Đánh răng đều các mặt để đảm bảo không bỏ sót bất cứ vị trí nào. Để tăng cường hiệu quả làm sạch, bạn nên sử dụng kết hợp chỉ nha khoa, tăm nước và sản phẩm súc miệng.
  • Giai đoạn mọc răng khôn bị đau nên hạn chế ăn thực phẩm có dạng cứng hoặc sắc nhọn. Ưu tiên chế biến món ăn thành dạng mềm, dễ nuốt và tốt cho hệ tiêu hóa như súp, cháo, canh.
  • Không nên ăn những loại thực phẩm ảnh hưởng xấu tới men răng như thuốc lá, rượu bia, đồ ăn phẩm màu…
  • Tiến hành lấy cao răng khoảng 1 – 2 lần/năm đối với người không có tiền sử bệnh răng miệng. 

Đau răng khôn là tình trạng thường gặp khi chúng mới mọc hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm do vi khuẩn. Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, bạn nên đảm bảo vệ sinh răng miệng thường xuyên, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và tiến hành thăm khám nha khoa định kỳ.

Xem thêm

Gợi ý cho bạn:

Xem thêm

Cập nhật 12:13 AM , 23/12/2023

Tin liên quan

Có nên nhổ răng sữa mọc lệch cho trẻ? Lời khuyên từ chuyên gia

Bất kỳ đứa trẻ nào cũng đều trải qua quá trình thay răng sữa, hình thành hàm răng vĩnh viễn đều đẹp. Nhưng nếu trường hợp răng sữa mọc lệch...

Nhổ Răng Khôn Không Đau Quy Trình Thế Nào? Nha Sĩ Chia Sẻ

Nhổ Răng Khôn Không Đau Quy Trình Thế Nào? Nha Sĩ Chia Sẻ

Nhổ răng khôn không đau là điều mà tất cả bệnh nhân đều mong muốn. Vậy làm thế nào để không phải đối diện với cảm giác khó chịu này?...

Sau Khi Nhổ Răng Khôn Bao Lâu Thì Được Ăn? Nên Ăn Gì Tốt?

Sau Khi Nhổ Răng Khôn Bao Lâu Thì Được Ăn? Nên Ăn Gì Tốt?

Sau khi nhổ răng khôn bao lâu thì được ăn chắc hẳn là điều mà nhiều người quan tâm. Dưới đây là giải đáp chi tiết của nha sĩ. Đồng...

Trẻ bị đau răng do đâu? Cách nhận biết và điều trị hiệu quả nhất

Trẻ bị đau răng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh lý nha khoa hoặc tác động lực từ bên ngoài. Nếu chủ quan để lâu không điều...

Đau nhức răng về đêm có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Rất nhiều trường hợp bị đau nhức răng về đêm, thậm chí cơn đau còn dữ dội hơn so với ban ngày. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có...

Ê buốt răng cửa: Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

Ê buốt răng cửa khiến cho nhiều người cảm thấy khó chịu và không còn cảm giác ngon miệng khi ăn. Điều này còn gây khó khăn trong quá trình...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *