Những năm trở lại đây sử dụng thuốc đông y để trị bệnh là giải pháp mà không ít người lựa chọn bởi hiệu quả cao, an toàn với sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu 7 bài thuốc đông y trị viêm mũi dị ứng hiệu quả, được ứng dụng nhiều đời mà người dùng không nên bỏ lỡ.
Cơ chế điều trị viêm mũi dị ứng theo Đông y
Theo Đông y, viêm mũi dị ứng được xếp vào chứng tỵ cừu (chảy nước mũi), tỵ tắc (nghẹt mũi). Có hai nguyên nhân chính dẫn tới bệnh:
- Do chức năng tạng phế, tỵ bị suy yếu
- Do tiên thiên bất túc, bẩm sinh cơ địa dương hư, vệ khí kém, phế khí mất đi sự củng cố nên ngoại tà dễ xâm nhập. (Do cơ địa yếu, hệ miễn dịch kém nên các yếu tố dị ứng dễ xâm nhập)
Thông thường, cả hai nguyên nhân này sẽ phối hợp với nhau, khiến cơ thể hư nhiệt, sức đề kháng giảm mà sinh bệnh.
Để điều trị, Đông y cũng tập trung tác động theo 2 hướng chính:
- Bồi bổ chính khí, tăng cường lưu thông khí huyết, cân bằng lại âm dương, nâng cao chính khí, bảo vệ cơ thể.
- Sử dụng vị thuốc có tác dụng khu phong, tán hàn, thẩm thấp, thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, kháng khuẩn,…
Dựa trên nguyên tắc điều trị này, tùy vào từng thể mà thầy thuốc sẽ kê đơn cho phù hợp.
Thể hàn thấp:
- Triệu chứng: chảy nước mũi, hắt hơi nhiều, ngạt mũi, nặng hơn khi gặp lạnh.
- Bài thuốc: khu phong, trừ hàn, giảm xuất tiết và thông mũi.
Thể phong hàn:
- Triệu chứng: đau đầu, đau cổ gáy, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, bệnh phát mùa lạnh.
- Bài thuốc: khu phong, tán hàn, làm thông mũi
Thể âm hư:
- Triệu chứng: Khô mũi, ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi nhiều, miệng khô, họng khát, gầy yếu, sốt nóng về chiều, táo bón,…
- Bài thuốc: dưỡng phế âm, thông mũi
Thể chất hư nhược
- Triệu chứng: Tắc mũi, hắt hơi, chảy nước mũi nhiều, mệt mỏi, chán ăn, dễ đổ mồ hôi
- Bài thuốc: Bổ khí, làm thông thoáng mũi
7 bài thuốc đông y trị viêm mũi dị ứng
Bài số 1
- Nguyên liệu: Hoàng kỳ 16g, xuyên khung 16g, phòng phong 6g, bạch thược 12g, bán hạ 8g, khương hoạt 8g, ma hoàng 6g, quế chi 8g, cam thỏ 4g, bạch chỉ, bạch truật mỗi loại 12g.
- Cách dùng: Sắc theo thang, sử dụng ngày 2 lần để bồi bổ khí huyết, tiêu trừ khí lạnh trong cơ thể.
- Thể áp dụng: Thể hàn thấp, thể phong hàn.
Bài số 2
- Nguyên liệu: Thương nhĩ tử (ké đầu ngựa) 12g, quế chi 4-6g, bạch chỉ 8-10g, kinh giới 8-10g, bèo cái 10-12g (chỉ lấy lá, bỏ rễ), thông bạch (hành trắng) 6-8g, gừng tươi 4-6g, mã đề 8-10g, đại táo 3 quả.
- Cách dùng: Nấu với 600ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần/ngày, uống ấm trước bữa ăn.
- Thể áp dụng: Thể hàn thấp, thể phong hàn.
Bài số 3
- Nguyên liệu: Ké đầu ngựa 12g, kinh giới 10g, thông bạch hay hành trắng, quế chi 6g, mã đề, bạch chỉ 8g, đại táo 3 quả, gừng tươi 4g.
- Cách dùng: Dùng 600ml nước sắc cùng các dược liệu trên khi chỉ còn 1/3 ấp thì chắt ra bát, chia làm 2 lần/ngày.
- Thể áp dụng: Thể hàn thấp, thể phong hàn.
Bài số 4
- Nguyên liệu: Đẳng sâm 12g, rễ đinh lăng 12g, kinh giới 10-12g, bạch chỉ 8-10g, bạc hà 8-10g, mã đề 8-10g, ý dĩ 12g, đậu ván 12g, ké đầu ngựa 12g, ngũ vị tử 6g.
- Cách dùng: Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
- Thể áp dụng: Thể chất hư nhược
Bài số 5
- Nguyên liệu: Lá dâu tằm, cúc tần, mã đề, kinh giới 10g, kim ngân hoa 16g, bồ công anh, rau diếp cá, ké đầu ngựa 12g.
- Cách dùng: Đun các nguyên liệu trên trong bình sắc cùng 750ml nước, khi còn lại 300ml chia thành 2 lần trong ngày.
- Thể áp dụng: Thể âm hư
Bài số 6: Ngọc Bình Phong tán
- Nguyên liệu: Phòng phong, Hoàng kỳ, Bạch truật
- Cách dùng: Các vị thuốc dùng với liều bằng nhau, tán thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần dùng 10g pha với nước gừng ấm. Ngày dùng 2 lần.
Bài số 7
- Nguyên liệu: Tân di 10g, thổ phục linh 15g, ké đầu ngựa 15g, bạch chỉ 10g, gai bồ kết 15g, xuyến chi 30g, thăng ma 8g, tỳ giải 12g, bạch đồng nam 15g, cỏ mần trầu 20g, cam thảo đất 15g, trần bì 15g, sa sâm 15g, cát căn 12g, cam thảo 5g, tô tử 15g.
- Cách dùng: Sắc 1 thang thuốc với 1 lít nước, đun cạn còn khoảng 300ml, chia làm 2 lần dùng sáng, chiều. Uống khi còn ấm.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng
Trong quá trình sử dụng thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng cần lưu ý những điểm sau:
- Thăm khám kỹ với thầy thuốc đông y xác định thể bệnh và được kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.
- Chọn lựa địa chỉ thăm khám Đông y uy tín, chất lượng, được Sở Y tế cấp phép hoạt động, tay nghề lương y, thầy thuốc cao.
- Chọn lựa nguồn dược liệu uy tín, chất lượng, không nên mua sản phẩm trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng liều lượng, gộp liều.
- Thuốc Đông y đòi hỏi thời gian dài mới thấy hiệu quả tích cực, người bệnh cần kiên trì hơn trong điều trị.
- Trong quá trình dùng thuốc nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường ngưng sử dụng thuốc và liên hệ với bác sĩ chủ trị để xin tư vấn, thay đổi liệu pháp nếu cần.
Những biện pháp khác hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng
Ngoài dùng thuốc, một số phương pháp dưới đây cũng góp phần cải thiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng
- Châm cứu: Giúp giảm các triệu chứng cũng như tần suất tái phát bệnh. Tùy vào thể bệnh mà chọn huyệt để châm cứu phù hợp.
- Bấm huyệt: Tăng cường lưu thông khí huyết, cải thiện thông khí
- Xông hơi: Với nước đun từ vỏ bưởi, sả, bạc hà, tỏi, hành tím,… giúp làm ẩm niêm mạc mũi, co mạch máu mũi, giúp thông thoáng hơn khi thở.
- Sử dụng thảo dược đơn lẻ có tính kháng viêm: Ké đầu ngựa, cóc mẳn, xuyến chi, bạc hà, tân di, lá khế,…
Những bài thuốc đông y trị viêm mũi dị ứng đã và đang được người dùng tin tưởng và sử dụng rộng rãi bởi những hiệu quả tích cực. Tuy vậy, khi sử dụng người dùng vẫn cần hết sức cẩn trọng và cần có sự tham vấn của chuyên gia y tế trước khi bắt đầu điều trị.
Một số câu hỏi thường gặp
Thuốc Đông y sử dụng nguồn thảo dược tự nhiên nên thường khá an toàn, lành tính với sức khỏe và ít khi gây ra các tác dụng phụ. Tuy nhiên, đôi khi người dùng có thể gặp các triệu chứng như tiêu chảy, khó chịu ở dạ dày,...
Mặt khác, nếu không sử dụng đúng liều lượng thuốc được kê theo chỉ dẫn, tự ý tăng liều, người dùng có thể bị ngộ độc do dùng quá liều.
Trường hợp nguồn dược liệu sử dụng kém chất lượng hay địa chỉ thăm khám giả mạo, lừa đảo, người bệnh còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe hơn. Do đó, cần thăm khám tại những phòng khám uy tín, chất lượng, sử dụng bài thuốc đảm bảo sức khỏe.
Hiệu quả của thuốc Đông y tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Mức độ bệnh, cơ địa người bệnh, các biện pháp hỗ trợ điều trị kèm theo, mức độ tuân thủ của người dùng. Do đó, thời gian điều trị khỏi viêm mũi dị ứng ở mỗi người một khác:
- Trường hợp nhẹ, khả năng đáp ứng tốt, chỉ sau khoảng 1-2 tháng thuốc người bệnh đã đỡ nhiều.
- Trường hợp nặng, đôi khi cần 4-6 tháng thuốc mới thấy hiệu quả.
Những điểm nổi bật của thuốc Đông y so với thuốc tây trong điều trị viêm mũi dị ứng
- Sử dụng nguồn thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính với sức khỏe nên hạn chế được nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
- Tác động vào căn nguyên bệnh là sự suy yếu của phế và tỵ, tăng cường chính khí, đẩy lùi ngoại tà xâm nhập, từ đó mới giảm triệu chứng nên đem lại hiệu quả lâu dài bền vững hơn so với thuốc tây, hạn chế bệnh tái phát.
- Không chỉ điều trị bệnh mà còn giúp làm mạnh gân cốt, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
- An toàn khi sử dụng trong thời gian dài (trường hợp dùng thuốc đảm bảo chất lượng, tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị).