Áp xe nướu răng là một dạng biến chứng của nhiễm trùng do bệnh sâu răng, bệnh lý về nướu hoặc nứt vỡ răng. Nếu điều trị sớm, hầu hết các trường hợp áp xe nướu răng đều phục hồi nhanh và không gây biến chứng lâu dài. Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây để nắm chắc các kiến thức về bệnh lý này.
Áp xe nướu răng là bệnh gì? Dấu hiệu của bệnh
Áp xe nướu răng là một dạng nhiễm trùng nguy hiểm. Với sự hình thành của các túi mủ dưới vùng chân răng, gây nên sưng đau, có thể chảy mủ ra và miệng có mùi hôi khó chịu.
Bệnh áp xe nướu răng nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể dẫn đến tình trạng mất răng, nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến cả tính mạng.
Dưới đây là một vài triệu chứng báo hiệu bệnh áp xe nướu răng:
- Bị sưng đau ở vùng lợi dưới chân răng, đồng thời răng đau nhức, thậm chí chỉ nhai nhẹ cũng thấy đau.
- Có cảm giác ê buốt khi sử dụng thức ăn nóng hoặc lạnh.
- Trong miệng có mùi hôi, đặc biệt là mùi hôi tanh của mủ tiết ra.
- Có thể bị nóng, sốt, nổi hạch ở cổ và luôn cảm thấy mệt mỏi.
- Có những hạt mủ tụ dưới chân răng, khi ấn vào rất đau và có thể chảy mủ.
- Nếu như phát hiện những dấu hiệu trên thì bạn đọc nên nhanh chóng ghé đến nha khoa uy tín để được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh áp xe nướu răng
Bệnh áp xe nướu răng xảy ra do một số nguyên nhân như:
- Do quá trình vệ sinh răng miệng chưa đúng cách khiến khoang miệng không được sạch sẽ. Lâu dần, các mảng bám tích tụ và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển thành bệnh.
- Do bệnh viêm nha chu diễn biến nặng lên.
- Do lấy tủy răng bị thất bại.
- Do ngoại lực tác động khiến răng bị nứt vỡ và làm cho tình trạng áp xe răng diễn ra nhanh hơn.
- Do bị sâu răng, viêm tủy nhưng bệnh nhân chủ quan không điều trị, để bệnh kéo dài nên dần gây ra áp xe quanh chóp răng.
- Những trường hợp bị tiểu đường, tim mạch… thường dễ bị suy yếu hệ miễn dịch nên vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công và gây ra bệnh áp xe nướu.
Bị áp xe nướu răng có nguy hiểm không?
Nếu không được điều trị kịp thời, áp xe nướu răng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng như:
- Viêm mô lan tỏa: Khi viêm mô tế bào lan tỏa đến khoang miệng, sàn miệng gây áp xe, sưng đau toàn vùng miệng và thể ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan này. Trường hợp nặng gây ra nghẽn đường hô hấp, ngạt thở và tử vong.
- Áp xe ngoài mặt: Tình trạng này xảy ra tạo đường rò đến vùng má và vùng dưới cằm. Bệnh nhân lúc này bị viêm tấy lan đến sàn miệng và hố thái dương.
- Nhiễm trùng xoang hàm, viêm nội tâm mạc: Đây là tình trạng viêm nhiễm xảy ra khi nhiễm trùng lan truyền theo đường máu lan đến tim, não và các bộ phận khác. Thậm chí, nhiễm trùng huyết có thể gây tử vong với những triệu chứng diễn biến cấp tính của bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh áp xe nướu răng
Người bệnh bị bệnh cần được chữa trị càng sớm càng tốt. Bởi áp xe nướu răng là tình trạng nhiễm trùng răng miệng nguy hiểm, hoàn toàn có thể nguy hại đến tính mạng nếu như chủ quan không điều trị.
Các biện pháp hỗ trợ tại nhà
Bệnh áp xe nướu răng cần được điều trị tại nha khoa mới có thể triệt để và an toàn. Tuy nhiên, bạn đọc vẫn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản tại nhà để tạm thời làm dịu nhẹ đi cường độ cơn đau.
Một số biện pháp là các kinh nghiệm dân gian thường được áp dụng như:
Súc miệng nước muối
Nước muối là một dung dịch có tính kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau nhẹ một cách an toàn. Do vậy, không chỉ riêng người bệnh bị áp xe nướu răng mà những trường hợp có sức khỏe răng miệng tốt cũng cần súc miệng bằng nước muối.
Trà túi lọc
Trà xanh có tác dụng khử mùi hôi miệng, giảm đau và kháng khuẩn nên thường được áp dụng để chữa áp xe răng, làm giảm các cơn đau tạm thời do khối áp xe gây ra. Sau khi uống trà xong thì người bệnh có thể dùng túi trà chườm đắp trực tiếp lên trên phần răng bị đau. Cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất và khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Đọc thêm:
Điều trị chuyên sâu tại nha khoa
Với những trường hợp áp xe nướu răng nhẹ, nha sĩ thường chỉ định dùng một số loại thuốc điều trị như: Thuốc chống nhiễm trùng (ví dụ: thuốc giảm đau Paracetamol 500 mg, thuốc kháng sinh Erythromycin 250mg, ), kết hợp với việc súc miệng bằng nước muối ấm hoặc nước súc miệng chuyên dụng.
Tuy nhiên, tùy vào tình trạng và mức độ viêm nhiễm, hiện tại, người bệnh cũng có thể được chỉ định thực hiện các phương án chữa áp xe nướu răng tại nha khoa khác nhau:
Dẫn lưu áp xe
Với những trường hợp mà khối áp xe xuất hiện với kích thước lớn, nha sĩ sẽ vệ sinh răng miệng để tạo ra một vết cắt nhỏ trên lợi. Từ đó mà ổ áp xe sẽ được dẫn lưu thông qua vết cắt này. Sau đó tiến hành làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch sát trùng chuyên dụng.
Tuy nhiên thì dẫn lưu áp xe chỉ là một trong những phương pháp chữa áp xe nướu răng tạm thời chứ không phải triệt để. Cần có thêm những phương pháp bổ sung để có thể trị dứt bệnh nhiễm trùng này.
Nhổ răng
Bảo tồn răng thật là nguyên tắc hàng đầu trong điều trị bệnh. Nếu còn có thể chữa trị hay phục hồi được thì răng thật sẽ được ưu tiên giữ lại. Tuy nhiên trong trường hợp răng không còn khả năng sử dụng được hoặc hư hại quá nhiều và nếu giữ lại có thể gây ra nhiều bệnh lý khác thì nhổ răng vẫn là chỉ định đúng đắn.
Điều trị tủy
Điều trị tủy là phương pháp lấy sạch những phần tủy bị viêm rồi làm vệ sinh lại buồng tủy, ống tủy và phục hồi thân răng. Răng sau khi lấy tủy sẽ có tuổi thọ suy giảm. Nếu người bệnh giữ gìn răng tốt thì có thể ăn nhai trong vòng từ 15 – 25 năm. Đồng thời, răng sau khi điều trị tủy sẽ yếu dần, màu sắc ố đen và dễ gãy vỡ hơn răng bình thường.
Bị áp xe nướu răng nên ăn gì kiêng gì?
Áp dụng chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp tăng cường phản ứng của hệ thống miễn dịch, hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn gây bệnh và điều trị bệnh áp xe nướu răng.
Cụ thể, người bệnh nên tăng cường tiêu thụ một số loại thực phẩm như:
- Rau củ quả giàu chất xơ: Có tác dụng làm sạch khoang miệng và tăng cường khả năng tiết nước bọt để làm sạch răng và nướu. Nên ăn các loại rau củ như bông cải, súp lơ, cà rốt, cần tây,…
- Trái cây giàu vitamin C: Có nhiều trong các loại trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi,… giúp tăng sức đề kháng của cơ thể chống chọi lại với vi khuẩn.
- Thực phẩm chứa axit lactic: Sữa chua, bánh mì… giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ức chế vi khuẩn.
- Mật ong: Có tác dụng kháng khuẩn, khử trùng tốt nên người bệnh chỉ cần súc miệng và uống nước mật ong mỗi ngày thì tình trạng sưng nướu sẽ giảm nhanh chóng.
- Tỏi, gừng: Có công dụng sát trùng, chống viêm nhiễm, nên được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.
Bên cạnh đó, để không làm tăng triệu chứng viêm đỏ, sưng đau ở khoang miệng, cần kiêng cữ các loại thực phẩm sau:
- Thức ăn chứa nhiều tinh bột, đường và acid: Đây là những nguyên nhân gây ra mảng bám làm bệnh nặng hơn. Đồng thời acid sẽ làm viêm nướu bỏng rát và dễ dàng lây sang những vùng khác. Các loại cần tránh như bánh ngọt, kẹo, nước ngọt, soda, thức ăn chế biến sẵn,…
- Bia, rượu, các chất kích thích có hại: Thuốc lá, xì gà, cà phê sẽ làm tăng tình trạng khô miệng, giảm tiết nước bọt sẽ khiến vi khuẩn không được rửa trôi, tích tụ lại khiến viêm nhiễm thêm trầm trọng.
- Thức ăn nóng, lạnh: Tương ớt, hạt tiêu, đá lạnh, kem, nước nóng,… dễ gây kích ứng khiến nướu sưng thêm.
Các loại thịt có sợi dài và dai: thịt gà, thịt trâu bò,… thường giắt vào các kẽ răng, khi lấy ra dễ làm nướu bị sưng, chảy máu sẽ khiến áp xe nặng hơn.
Lưu ý chăm sóc răng miệng khi bị áp xe nướu răng
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn đọc nên có các biện pháp phòng ngừa để bệnh răng miệng nói chung và áp xe nướu răng nói riêng không có cơ hội khởi phát. Một số biện pháp được các chuyên gia răng miệng khuyến khích thực hiện như sau:
- Nên chải răng ít nhât 2 lần mỗi ngày và sau khi ăn 30 phút để khoang miệng được sạch sẽ.
- Đi khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm những bệnh lý răng miệng có thể xảy ra.
- Những răng hàm có đường rãnh phức tạp, dễ bị kẹt thức ăn thì nên trám răng phòng ngừa.
Bệnh áp xe nướu răng cần được quan tâm đúng cách và chữa trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn đọc nên tìm đến ngay cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng để được thăm khám và chữa kịp.
Thông tin hữu ích: