Bé 5 tuổi bị sâu răng là tình trạng phổ biến khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Do trẻ còn quá nhỏ nên việc điều trị thường gặp nhiều khó khăn và cần đảm bảo không làm ảnh hưởng tới các tổ chức khoang miệng khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn kịp thời nhận diện và khắc phục tình trạng này.
Bé 5 tuổi bị sâu răng do đâu?
Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Bệnh khởi phát do vi khuẩn trong khoang miệng sinh sôi vượt ngưỡng kiểm soát, gây ra tình trạng mất mô cứng, mòn lớp khoáng, hình thành lỗ trên bề mặt răng. Sau một thời gian, răng sẽ xuất hiện các lỗ màu đen, thậm chí ăn sâu vào tủy gây đau nhức.
Ở trẻ nhỏ, tình trạng này diễn ra đặc biệt phổ biến do sự lơ là của phụ huynh và trẻ chưa có nhiều ý thức trong việc tự bảo vệ răng miệng. Đây là thời điểm răng vĩnh viễn đã dần mọc lên và thay thế cho răng sữa ở những vị trí quan trọng. Chính vì vậy, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những tổn thương lâu dài về sau. Bé 5 tuổi bị sâu răng có thể xuất phát do các nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan như:
Không kiểm soát thói quen ăn đồ ngọt
Hầu hết các trường hợp bé 5 tuổi bị sâu răng đều có nguyên nhân xuất phát từ thói quen ăn uống. Trẻ nhỏ thường ưa chuộng những sản phẩm chứa lượng đường cao như bánh, kẹo, kem, nước ngọt có gas… Đây đều là những chất có khả năng tạo ra môi trường sinh trưởng lý tưởng và giúp vi khuẩn chuyển hóa, gây hại cho răng, lợi.
Bên cạnh đó, thói quen uống sữa đêm của một số trẻ cũng được xem là yếu tố dẫn tới tình trạng sâu răng này.
Sức đề kháng yếu
Một số trẻ có men răng bẩm sinh yếu hoặc có thói quen thở bằng miệng, dẫn tới khô miệng cũng tạo điều kiện để tăng nguy cơ sâu răng.
Trẻ 5 tuổi bị sâu răng hàm do thiếu fluoride
Fluoride là một khoáng chất tự nhiên có tác dụng bảo vệ răng, giúp hỗ trợ phục hồi tổn thương. Khoáng chất có thể dễ dàng tìm thấy trong nước máy, kem đánh răng và nước súc miệng. Dễ thấy những trẻ uống ít nước hoặc sử dụng kem đánh răng không chứa fluoride có thể dẫn tới men răng yếu, dễ bị sâu răng.
Thói quen vệ sinh răng
Trẻ 5 tuổi bị sâu răng chủ yếu do thói quen vệ sinh chưa được định hướng đúng đắn. Cha mẹ thường lơ là, chủ quan trong việc hướng dẫn con tự vệ sinh, dẫn tới hình thành mảng bám trên bề mặt răng. Lâu ngày hình thành nên các lỗ sâu.
Dấu hiệu cảnh báo trẻ em 5 tuổi bị sâu răng
Tình trạng bé 5 tuổi bị sâu răng hoàn toàn có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Tuy nhiên, ở các vị trí sâu khuất như răng hàm, đòi hỏi cha mẹ cần chủ động quan sát và nắm bắt các biểu hiện bất thường của con trẻ như:
- Bề mặt răng xuất hiện các chấm nhỏ li ti có màu đen.
- Trẻ thường xuyên bị đau nhức răng không lý do hoặc tỏ ra nhạy cảm khi tiếp xúc với thức ăn nóng hoặc lạnh
- Hơi thở có mùi hôi bất thường
- Một số trường hợp lợi trở nên nhạy cảm khi đánh răng, chảy máu chân răng.
Trẻ 5 tuổi bị sâu răng có nguy hiểm không?
Các trường hợp bé 5 tuổi bị đau răng thường được xem là căn bệnh phổ biến và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, bệnh lý này có thể ảnh hưởng tới không chỉ sức khỏe răng miệng mà còn tới sức khỏe toàn thân:
Tổn thương tủy
Tủy răng là tổ chức quan trọng có vai trò nuôi dưỡng răng và giúp phản hồi lại với các tác nhân bên ngoài. Khi vi khuẩn sâu răng tạo thành lỗ sâu lớn trên bề mặt răng, dẫn tới tổn thương sâu tới lớp ngà và lan dần tới tủy. Trẻ bị sâu răng có tác động tới tủy sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội. Bên cạnh đó, răng bị tổn thương hoặc lấy mất tủy sẽ trở nên yếu hơn bình thường, dễ bị vỡ, nứt…
Sâu răng làm răng suy yếu
Bé 5 tuổi bị sâu răng thường mới bước vào giai đoạn thay sữa bằng răng vĩnh viễn. Chính vì vậy, nếu để sâu răng diễn biến trong thời gian dài, sẽ mất dần khả năng ăn nhai, thường xuyên cảm thấy ê buốt, đau nhức khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
Gia tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp
Vi khuẩn sâu răng tồn tại trong miệng sẽ ảnh hưởng tới hệ hô hấp, làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như viêm amidan, viêm họng, tác động xấu tới sức khỏe của trẻ.
Răng sâu làm suy giảm trí nhớ
Khi bị sâu răng, một vùng trên não sẽ bị ảnh hưởng và dẫn tới giảm độ nhạy cảm của các vùng khác. Vi khuẩn gây bệnh sẽ khiến các động mạch não bị thu hẹp, ảnh hưởng tới hoạt động của não, giảm trí nhớ.
Bé 5 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao?
Sâu răng là bệnh lý hoàn toàn có thể khắc phục trong thời gian nhanh chóng. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường, cha mẹ có thể đưa con tới phòng khám nha khoa gần nhất để tiến hành điều trị.
Xem thêm: Bé 2 tuổi bị sâu răng, nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
Tại phòng khám nha khoa, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng thể để xác định số lượng, mức độ diễn biến bệnh. Sau đó sử dụng khí cụ nha khoa làm sạch vùng sâu đen và áp dụng điều trị dựa trên tình trạng cụ thể mỗi cá nhân.
- Trám răng: Đây là kỹ thuật điều trị sâu răng phổ biến nhất. Các bác sĩ sẽ dùng một lượng nhỏ xi măng được dùng trong y học, gắn vào lỗ sâu đã được làm sạch và chiếu đèn laser để cố định hình dạng của vật liệu này.
- Lấy tủy: Khi lỗ sâu quá lớn, lan tới tủy gây đau nhức, chết tủy thì các nha sĩ sẽ xem xét tiến hành lấy tủy. Tuy nhiên, răng sau khi triệt tủy sẽ trở nên yếu và dễ bị vỡ, mủn do bị mất đi nguồn dinh dưỡng.
- Nhổ bỏ răng: Trường hợp răng sâu nặng dẫn ảnh hưởng tới tổ chức xung quanh răng, không thể trám, răng lung lay sẽ được xem xét nhổ bỏ. Sau đó tiến hành làm cầu răng sứ hoặc trồng mới. Tuy nhiên, trường hợp này khá hiếm ở trẻ 5 tuổi.
Hướng dẫn cha mẹ cách bảo vệ sức khỏe răng miệng
Trẻ 5 tuổi vẫn đang trong giai đoạn phát triển của răng vĩnh viễn, chính vì vậy chủ động hướng dẫn con bảo vệ răng miệng sẽ giúp hoàn thiện vẻ đẹp nụ cười trong tương lai. Đồng thời hạn chế tối đa các tổn thương nghiêm trọng.
- Hướng dẫn con đánh răng ngày 2 – 3 lần với bàn chải dành riêng cho trẻ nhỏ, đầu lông mềm.
- Chải đều mặt răng theo chiều ngang, không nên dùng lực quá mạnh để dẫn tới chảy máu răng.
- Cho con dùng loại kem đánh răng chứa flour, phù hợp với lứa tuổi.
- Thay mới bàn chải 2 lần/ năm để tránh tạo thành môi trường cho vi khuẩn cư trú.
- Bổ sung canxi, vitamin D có trong bữa ăn thường ngày để tăng cường sức khỏe răng miệng.
- Hạn chế thói quen ăn ngọt, uống nước ngọt có gas, uống sữa đêm hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh để tránh làm yếu men răng.
- Nếu như bé chưa bị sâu răng, cha mẹ có thể tham khảo một số sản phẩm kẹo chống sâu răng để hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng đồng thời thay thế các loại đồ ngọt thông thường.
- Cho con tiến hành thăm khám nha khoa 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh lý nếu có.
Bé 5 tuổi bị sâu răng có thể xuất phát do cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Chủ động phát hiện, thay đổi thói quen và hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng hằng ngày chính là chìa khóa giúp bảo đẩy lùi các bệnh lý nha khoa, đem tới nụ cười khỏe đẹp trong tương lai.
Dành cho bạn: