Đau dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa rất phổ biến hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau. Căn bệnh này gây ra nhiều đau đớn, khó chịu và những biến chứng khó lường cho người bệnh. Để tìm hiểu chi tiết về chứng bệnh này, hãy theo dõi ngay bài viết dưới.
Đau dạ dày là gì?
Dạ dày là một bộ phận trong hệ tiêu hóa của cơ thể, có vị trí nằm giữa tá tràng và thực quản, có nhiệm vụ chứa và tiêu hóa thức ăn. Đây cũng là bộ phận tiêu hóa có kích thước lớn nhất trong hệ tiêu hóa, là bộ phận quan trọng trong cơ thể người.
Đau, viêm dạ dày là triệu chứng rất phổ biến ở đường tiêu hóa, có thể gặp ở bất cứ đối tượng, lứa tuổi nào. Các triệu chứng đau có thể xuất hiện khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, xuất hiện các vết viêm, loét dạ dày.
Ngoài biểu hiện đau đớn, người bệnh có thể xuất hiện ợ hơi, ợ chua hoặc khó tiêu. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày và chất lượng sống của người bệnh.
Đau dạ dày thường có các triệu chứng đau ở những vị trí sau:
- Đau vùng thượng vị
Vùng thượng vị là vùng bụng trên rốn và ở dưới vùng xương ức. Người bệnh có thể xuất hiện các cơn đau âm ỉ, căng tức bụng và rất khó chịu. Tình trạng đau có thể tăng nặng và đau lan sang vùng ngực và vùng lưng.
- Đau bụng giữa
Vùng bụng giữa là vị trí của nhiều cơ quan tiêu hóa rất quan trọng. Khi triệu chứng đau xuất hiện ở vùng bụng này có thể do nhiều bệnh lý tiêu hóa khác nhau, trong đó có biểu hiện đau dạ dày.
Đau ở vùng bụng giữa thường đi kèm các dấu hiệu đầy bụng, khó tiêu hoặc ợ chua. Nếu tình trạng đau tăng nặng, người bệnh cần đi khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân cụ thể.
- Đau bụng bên trái
Tình trạng đau bụng phía bên trái có thể xuất hiện các cơn đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội theo từng cơn. Các cơn đau thường xuất hiện nhiều hơn khi bụng đói.
Nguyên nhân và các triệu chứng đau dạ dày
Đau dạ dày là triệu chứng thường gặp ở đường tiêu hóa. Tình trạng đau có thể do các bệnh lý về dạ dày tác động và gây ra những phản ứng đau cho cơ thể.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày. Các nguyên nhân khách quan và chủ quan có thể gây ra tình trạng này như sau:
- Do vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP là một hại khuẩn sống trong môi trường axit của dạ dày. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về dạ dày, tá tràng và là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất gây ra tình trạng đau vùng dạ dày.
Vi khuẩn HP xâm nhập vào dạ dày có thể tiết ra một số độc tố làm tổn thương tế bào nằm trong niêm mạc dạ dày dẫn tới niêm mạc bị ăn mòn và xuất hiện các vết loét niêm mạc, tổn thương niêm mạc gây ra hiện tượng đau đớn.
- Thói quen ăn uống không khoa học
Các thói quen ăn uống như ăn không đúng giờ, ăn quá nhanh hoặc để dạ dày đói quá lâu, ăn quá no là những thói quen rất có hại cho dạ dày. Ăn uống không khoa học có thể khiến dạ dày giảm chức năng co bóp, axit trong dịch vị tiết ra nhiều hơn gây ra tình trạng viêm loét.
Một số thói quen ăn uống khác như uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá hoặc ăn nhiều đồ ăn có hại cho sức khỏe cũng ảnh hưởng đến dạ dày, khiến dạ dày dễ bị tổn thương.
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh và căng thẳng trong cuộc sống
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh như ngủ không đủ giấc, thức quá khuya hoặc nằm ngay sau khi ăn xong khiến dạ dày hoạt động vất vả hơn dẫn đến suy giảm chức năng dạ dày dẫn tới các triệu chứng đau.
Bên cạnh đó, cuộc sống quá nhiều áp lực khiến người bệnh luôn căng thẳng, mệt mỏi và tức giận cũng có thể dẫn tới tình trạng viêm loét dạ dày.
- Lạm dụng thuốc
Một số loại thuốc giảm đau và chống viêm được sử dụng để giảm các triệu chứng đau cho dạ dày. Tuy nhiên, khi lạm dụng thuốc có thể khiến tình trạng bệnh lý về dạ dày ngày một nặng thêm dẫn tới các cơn đau xuất hiện nhiều hơn và dữ dội hơn.
Các triệu chứng của đau dạ dày
Đau bụng ở nhiều vị trí khác nhau có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tiêu hóa khác. Với triệu chứng đau do tổn thương dạ dày, người bệnh có thể gặp phải những dấu hiệu như sau:
- Đau vùng thượng vị
Đau vùng thượng vị là triệu chứng dễ thấy nhất của tình trạng đau dạ dày. Người bệnh luôn có cảm giác nóng rát ở thượng vị, cơn đau xảy ra âm ỉ hoặc đột ngột và có thể lan sang vùng ngực.
Các triệu chứng đau có thể xuất hiện nhiều hơn khi dạ dày đang trong cơn đói hoặc người bệnh vừa ăn quá no.
- Ợ hơi, ợ chua
Triệu chứng đau thượng vị đi kèm với ợ hơi, ợ chua là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh lý dạ dày. Đây cũng là những dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hoặc trào ngược dạ dày thực quản khá phổ biến.
- Chóng mặt liên tục và buồn nôn
Khi các cơn đau trở nên nghiêm trọng, dạ dày bị tổn thương, người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, buồn nôn và nôn rất nhiều kể cả nôn khan khi đang trong tình trạng đói.
Bên cạnh đó, người bệnh còn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt thường xuyên và cơ thể rất mệt mỏi.
- Nôn ra máu
Nôn ra máu là triệu chứng rất nguy hiểm, báo hiệu tình trạng bệnh lý về dạ dày đang trở nên nghiêm trọng và các cơn đau trở nên dữ dội hơn, xuất hiện nhiều hơn.
- Có hiện tượng chán ăn, cơ thể mệt mỏi
Dạ dày bị tổn thương ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động tiêu hóa, người bệnh sẽ có các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, ăn không ngon và cơ thể luôn uể oải, có biểu hiện sụt cân và suy nhược cơ thể.
Biến chứng có thể xảy ra do đau dạ dày
Đau dạ dày là triệu chứng cảnh báo những bệnh lý về dạ dày, tiêu hóa. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể xảy ra những biến chứng rất nguy hiểm đối với sức khỏe.
- Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, xuất hiện các ổ viêm hoặc vết loét niêm mạc. Khi đó, niêm mạc dạ dày bị bào mòn do axit trong dịch vị làm các vết loét lan rộng. Người bệnh có cảm giác đau rất dữ dội.
- Trào ngược dạ dày thực quản
Đau bụng kèm theo các triệu chứng ợ hơi, ợ chua có thể cảnh báo nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản. Đây là một bệnh lý phổ biến khiến dịch vị trong dạ dày bị trào lên vùng thực quản dẫn tới làm tổn thương niêm mạc thực quản.
- Chảy máu đường tiêu hóa
Tình trạng đau trở nặng có thể gây ra chảy máu ở đường tiêu hóa. Khi đó người bệnh sẽ có các triệu chứng nôn ra máu, đi ngoài ra máu, suy nhược cơ thể và chóng mặt thường xuyên.
- Biến chứng thủng dạ dày
Nếu người bệnh có triệu chứng đau dữ dội và đột ngột có thể là dấu hiệu của biến chứng thủng dạ dày. Đối với biến chứng này, người bệnh cần được cấp cứu kịp thời để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
- Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm nhất của các bệnh lý dạ dày. Các khối u ác tính hình thành trong dạ dày và có thể di căn gây ung thư, đe dọa tính mạng của người bệnh.
Cách điều trị đau dạ dày hiệu quả cao
Điều trị bệnh đau dạ dày giúp làm giảm triệu chứng đau và điều trị nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị tình trạng này, mỗi phương pháp có thể áp dụng với từng trường hợp và đem lại hiệu quả điều trị nhất định.
Điều trị bằng Tây y
Đau dạ dày uống thuốc gì là thắc mắc của rất nhiều người khi điều trị bằng Tây y. Hiện nay, một số thuốc Tây y được dùng điều trị triệu chứng này là các nhóm thuốc sau đây:
- Nhóm thuốc trung hòa axit giúp giảm lượng axit trong dịch vị, trung hòa tính axit khiến các cơn đau giảm dần và vùng viêm loét nếu có trong dạ dày ít bị lan rộng.
- Nhóm thuốc kháng axit dạ dày giúp làm giảm lượng axit tiết ra trong dịch vị dạ dày có thể giúp người bệnh giảm đau.
- Nhóm thuốc ức chế histamin H2 như cimetidine, famotidine hoặc ranitidine hỗ trợ giảm lượng axit dạ dày.
- Một số thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton cũng làm giảm lượng axit trong dạ dày, giảm đau và chống trào ngược dạ dày.
- Nếu bị đau do vi khuẩn HP, bệnh nhân có thể được chỉ định kháng sinh và các thuốc ức chế proton và giảm tiết axit dạ dày.
Việc sử dụng thuốc phải tuyệt đối tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Hiện nay có một số thuốc đặc trị như Gastropulgite, Yumangel và Phosphalugel cũng có thể làm giảm các triệu chứng hiệu quả.
Điều trị bằng Đông y
Điều trị đau dạ dày bằng Đông y là phương pháp điều trị được nhiều người áp dụng. Các bài thuốc Đông y thường lành tính và an toàn với người bệnh, ít bị tác dụng phụ. Một số bài thuốc Đông y được sử dụng để điều trị như sau:
- Bài thuốc trị đau dạ dày do can vị có trì trệ
Bài thuốc này được sử dụng cho các bệnh nhân có triệu chứng đau vùng thượng vị và ợ hơi, ợ chua nhiều.
Nguyên liệu cần có: Sài hồ (12gr), bạch thược (12gr), hương phụ (12gr), bạch linh (12gr), diên hồ (12g), xuyên luyện tử (10gr), cam thảo (4gr), tô ngạnh (12gr), chỉ xác (12gr).
Khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, sắc thuốc uống hàng ngày và uống hết một thang thuốc mỗi ngày.
- Bài thuốc trị đau dạ dày do âm vị hư nhiệt
Đau dạ dày do âm vị hư nhiệt có cảm giác đau bụng nhiều và rát bỏng, thường đói về đêm và chán ăn, có triệu chứng nôn ra máu và rối loạn tiêu hóa.
Các vị thuốc cần chuẩn bị: Thanh bì, trần bì, đơn bì, bạch thược, sa sâm, mạch môn, ngọc trúc, thạch hộc mỗi vị 12gr, chi tử (10gr), xuyên luyện tử (10gr), diên hồ sách (12gr).
Sắc các vị thuốc trên và uống hết trong ngày.
Các mẹo dân gian
Khi tình trạng đau ở thể nhẹ, người bệnh có thể điều trị làm giảm các triệu chứng đau nhờ sử dụng các mẹo dân gian với các nguyên liệu tự nhiên an toàn và lành tính.
- Chuối xanh
Chuối xanh giúp hỗ trợ tiêu hóa rất tốt và làm lành các tổn thương niêm mạc dạ dày. Có thể áp dụng ăn chuối xanh và mật ong để giảm triệu chứng đau.
- Tinh bột nghệ
Nghệ từ lâu đã là bài thuốc dân gian được áp dụng để điều trị các bệnh về dạ dày rất tốt. Trong nghệ có hoạt chất curcumin giúp trung hòa axit dạ dày, giảm dịch tiết dạ dày và có thể tiêu diệt vi khuẩn HP.
Có thể ăn bột nghệ với mật ong mỗi ngày vào buổi sáng khi bụng đói để có hiệu quả tốt nhất.
- Cây dạ cẩm
Cây dạ cẩm là cây thuốc nam được nhiều người sử dụng để chữa bệnh về dạ dày. Trong cây thuốc nam này có thành phần tanin giúp thanh nhiệt cơ thể và giảm hẳn các triệu chứng đau và ợ hơi, ợ chua do bệnh dạ dày gây ra.
Ngoài ra, có một số mẹo có thể giúp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả như ăn bánh mì, uống nước muối loãng và làm ấm bụng. Các phương pháp này tuy không điều trị được nguyên nhân gây bệnh nhưng có thể làm giảm triệu chứng rất tốt.
Cách chăm sóc và phòng ngừa đau dạ dày
Đau dạ dày là bệnh lý tiêu hóa có thể khiến người bệnh rất khó chịu và đau đớn. Chính vì thế việc chăm sóc và phòng ngừa triệu chứng này là rất cần thiết và hoàn toàn có thể thực hiện bằng cách thay đổi các thói quen ăn uống và sinh hoạt.
- Cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Ăn đúng bữa, đúng giờ và không ăn quá no hoặc để dạ dày quá đói. Nên ăn chậm, nhai kỹ.
- Nên ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ và vitamin tốt cho hệ tiêu hóa. Người bệnh bị đau dạ dày nên hạn chế các đồ ăn cay, chua và có tính nóng, tuyệt đối không sử dụng rượu, bia.
- Người bệnh cần tránh căng thẳng, mệt mỏi và stress, luôn suy nghĩ tích cực và ngủ đủ giấc mỗi ngày.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên với những bài tập vừa sức để tăng cường sức khỏe.
- Khi có các triệu chứng đau dạ dày, người bệnh nên đi khám để tìm ra nguyên nhân bệnh lý dạ dày, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời.
Đau dạ dày là tình trạng khá phổ biến và có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Nắm rõ thông tin về triệu chứng bệnh và các bệnh lý có thể gặp phải sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị bệnh, giúp bệnh thuyên giảm nhanh chóng.
Cập nhật 1:48 PM , 09/08/2023