Bọc răng sứ bị tụt lợi là vấn đề nha khoa được nhiều khách hàng quan tâm. Hiện tượng này xuất phát do bọc sứ sai kỹ thuật và vệ sinh không đúng cách. Hậu quả cuối cùng là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa nguy hiểm, thậm chí còn có khả năng mất răng vĩnh viễn. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách xử lý và khắc phục tình trạng trên, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Dấu hiệu nhận biết bọc răng sứ bị tụt lợi
Bọc răng sứ dần trở thành trào lưu làm đẹp được nhiều người săn đón. Kỹ thuật này được xem là giải pháp tối ưu trong trường hợp răng bị hư hại nặng, răng hô, móm, răng xỉn màu, ố vàng không thể tẩy trắng,… Nha sĩ sẽ sử dụng một mão sứ được thiết kế sẵn theo khuôn răng của từng người để chụp lên cùi răng thật nhằm bảo vệ thân răng, phục hồi hình dáng ban đầu và khôi phục chức năng sinh lý của răng.
Nhờ đó, bệnh nhân có thể thoải mái ăn nhai và giao tiếp hằng ngày mà không lo bị lộ khuyết điểm trên răng. Bọc răng sứ là phương pháp phục hình được đánh giá cao bởi yếu tố thẩm mỹ, độ an toàn đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, không ít trường hợp khách hàng gặp biến chứng ngay sau quy trình thực hiện, điển hình nhất là tình trạng bọc răng sứ bị tụt lợi.
Tụt nướu hay tụt hở lợi chân răng là hiện tượng mô nướu xung quanh răng bị co lại và dần dịch chuyển về phía chóp răng. Khi đó, phần cổ và chân răng sẽ bị lộ ra ngoài khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, phá hủy toàn bộ cấu trúc răng bên trong gây nên nhiều bệnh lý nha khoa nguy hiểm. Một số dấu hiệu nhận biết bọc răng sứ bị tụt lợi bao gồm:
- Thân răng lộ rõ và dài hơn bình thường.
- Phần nướu bao xung quanh răng bị sưng tấy, phù nề.
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Bọc răng sứ bị tụt lợi do đâu?
Tình trạng bọc răng sứ bị tụt lợi xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu xuất phát từ tâm lý chủ quan, “coi nhẹ” sức khỏe răng miệng, cụ thể:
Bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật
Bọc răng sứ là kỹ thuật nha khoa phức tạp, yêu cầu sự tỉ mỉ, chính xác cao. Chính vì vậy, bác sĩ thực hiện phải là những người có tay nghề và chuyên môn vững vàng. Bởi chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể làm thay đổi kết quả cuối cùng, đồng thời tăng nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm.
Nếu nha sĩ mài cùi không đúng tỷ lệ, mão sứ không ôm khít chân răng, tạo ra các kẽ hở xung quanh khiến vụn thức ăn dễ bị kẹt lại. Về lâu dài không được xử lý đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, gây tổn thương cấu trúc răng bên trong và ảnh hưởng đến mô mềm xung quanh. Từ đó dẫn đến tụt nướu, chảy máu chân răng nghiêm trọng nhất là viêm nướu, viêm nha chu.
Chất liệu sứ kém chất lượng
Răng sứ kém chất lượng cũng là tác nhân chính gây ra hiện tượng bọc răng sứ bị tụt lợi. Các bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân sử dụng răng sứ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tránh tình trạng kích ứng với các mô nướu xung quanh.
Một số loại răng sứ được làm từ xi măng hoặc kim loại nặng sau một thời gian sử dụng bị oxy hóa trong môi trường khoang miệng, từ đó dẫn đến nhiều hậu quả khó lường.
Không điều trị bệnh lý răng miệng trước khi bọc sứ
Thông thường, nha sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe răng miệng và điều trị bệnh lý nha khoa trước khi tiến hành bọc sứ. Tuy nhiên, một số cơ sở, phòng khám “chui”, hoạt động vì mục đích lợi nhuận, không xử lý triệt để các vấn đề về răng miệng mà trực tiếp mài cùi và bọc sứ. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nướu, gây tụt lợi, chảy máu chân răng.
Vệ sinh răng miệng sai cách
Thực tế, việc vệ sinh răng miệng sai cách chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng tụt nướu và chảy máu chân răng. Chải răng quá mạnh hay dùng bàn chải lông cứng đều gây tác động xấu lên răng và nướu. Nếu không khắc phục sớm sẽ phát sinh thêm nhiều bệnh lý liên quan đến răng miệng.
Tụt lợi sau khi bọc sứ có ảnh hưởng gì không?
Các chuyên gia nhận định, tình trạng bọc răng sứ bị tụt lợi là dấu hiệu cho thấy sức khỏe răng miệng của bạn đang gặp vấn đề. Khi đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy ê buốt, đau nhức răng thường xuyên, nhất là khi ăn các đồ ăn nóng hoặc lạnh. Bên cạnh đó, hiện tượng tụt lợi chân răng còn tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây ra nhiều tác hại xấu đối với sức khỏe con người, cụ thể:
- Mất thẩm mỹ: Hàm răng bị tụt lợi khiến khuôn mặt mất thẩm mỹ, từ đó làm bệnh nhân mất tự tin khi giao tiếp với người xung quanh. Điều này đồng nghĩa với việc phương pháp bọc răng sứ không mang lại hiệu quả, ngược lại còn khiến bệnh nhân “tiền mất tật mang”.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh lý nha khoa: Các mô lợi xung quanh răng dần bị tiêu giảm khiến thức ăn dễ bị kẹt lại, từ đó bắt đầu hình thành nên mảng bám và cao răng dày đặc. Tiếp theo, những ổ viêm dần dần xuất hiện gây tổn thương đến cấu trúc răng và phát sinh nhiều bệnh lý nha khoa nguy hiểm như viêm tủy răng, viêm nha chu,…
- Gây mất răng vĩnh viễn: Khi lợi bị tụt, răng không còn nơi để bám vào khiến chúng yếu dần và dễ bị lung lay, gãy rụng, đồng thời khả năng hoạt động của răng cũng kém đi nhiều so với trước.
Tụt lợi sau khi bọc sứ phải xử lý như thế nào?
Nếu nhận thấy các dấu hiệu của tình trạng bọc răng sứ bị tụt lợi, bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở nha khoa để thăm khám và khắc phục kịp thời, tránh các biến chứng khó lường. Trước hết, nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng và chụp X-quang răng trong trường hợp cần thiết. Dựa vào nguyên nhân và mức độ sai lệch, bác sĩ sẽ tư vấn lộ trình điều trị phù hợp nhằm xử lý dứt điểm hiện tượng trên, cụ thể:
- Làm lại răng sứ: Trường hợp tụt lợi do bọc sứ sai kỹ thuật, nha sĩ bắt buộc phải loại bỏ mão sứ cũ và làm lại chiếc răng sứ khác. Thông thường, bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân lựa chọn dòng răng toàn sứ, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa không gây kích ứng với mô nướu xung quanh. Thêm vào đó, tuổi thọ của răng toàn sứ có thể kéo dài lên đến hơn 20 năm, thậm chí cả đời nếu chăm sóc tốt, do đó bạn không cần tốn thêm chi phí thay lại răng sau một thời gian sử dụng.
- Điều trị nha khoa: Đối với những người bị tụt lợi do bệnh lý nha khoa, nha sĩ sẽ yêu cầu tháo mão sứ tạm thời để điều trị dứt điểm các vấn đề về răng miệng, sau đó cân nhắc việc lắp lại mão sứ hay bọc răng sứ lần 2. Nếu mão sứ kém chất lượng, bạn bắt buộc phải làm chiếc răng mới để tránh phát sinh biến chứng về sau.
Biện pháp phòng tránh bọc răng sứ bị tụt lợi
Tình trạng tụt lợi sau khi bọc răng sứ ảnh hưởng nhiều đến quá trình ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Do đó, bạn cần lên kế hoạch phòng tránh bệnh lý này bằng cách tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Chọn nha khoa uy tín là tiêu chí hàng đầu giúp ngăn ngừa các biến chứng sau khi bọc sứ, điển hình là hiện tượng tụt lợi chân răng. Cơ sở nha khoa phải có giấy phép hoạt động từ Bộ Y tế, sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi, được đào tạo bàn bản về lĩnh vực Răng Hàm Mặt, đồng thời trang bị đầy đủ máy móc, trang thiết bị hiện đại.
- Kiểm định chất lượng răng sứ qua mã vạch trên thẻ bảo hành để biết rõ nguồn gốc xuất xứ, vật liệu chế tác và thời gian sử dụng.
- Trước khi tiến hành lắp mão sứ, bạn nên thông báo cho bác sĩ về tình trạng răng miệng hiện tại, bệnh lý nha khoa (nếu có) để ngăn chặn những vấn đề phát sinh sau điều trị.
- Điều chỉnh lại chế độ ăn uống, không ăn những loại thực phẩm quá dài hoặc quá cứng gây áp lực mạnh lên răng và nướu.
- Chăm sóc răng miệng đúng cách, tuyệt đối không chải răng quá mạnh gây tổn thương mô lợi xung quanh. Tốt nhất, bạn nên đầu tư các thiết bị chăm sóc răng chuyên dụng, chúng được thiết lập sẵn chế độ làm sạch giúp thao tác dễ dàng hơn và tránh tác động xấu đến khoang miệng.
Bài viết trên, chúng tôi đã cập nhật những thông tin chi tiết nhất liên quan đến vấn đề bọc răng sứ bị tụt lợi. Đây là hiện tượng đáng báo động mà bệnh nhân không nên chủ quan, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.