Tụt lợi là tình trạng lợi bị kéo lên trên làm lộ phần chân răng. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh sẽ rất dễ đối mặt với nhiều vấn đề nha chu khác như ê buốt răng, viêm nướu, chảy máu chân răng, hôi miệng, nghiêm trọng hơn có thể mất răng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn các cách chữa tụt lợi hiệu quả nhất, hãy cùng tham khảo.
Cách chữa tụt lợi bằng thuốc Tây y
Khi bị tụt lợi, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng các loại thuốc bôi và thuốc uống nhằm cải thiện tình trạng sưng viêm ở chân răng, ức chế vi khuẩn gây bệnh và giảm đau nhức ê buốt. Dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và khả năng đáp ứng thuốc của từng người, bác sĩ sẽ có những đánh giá phù hợp để lựa chọn thuốc cho đúng đối tượng.
Dưới đây là một số loại thuốc bôi và thuốc uống được dùng để điều trị tụt lợi chân răng, bạn có thể tham khảo:
Cách chữa tụt lợi bằng thuốc bôi
Ở trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc bôi chữa tụt lợi để làm giảm nhanh triệu chứng. Thuốc bôi có cấu trúc dạng gel nên rất dễ sử dụng, giúp dễ dàng bao quanh bề mặt nướu và chân răng. Từ đó nhanh chóng thấm sâu vào các mô và mang lại hiệu quả điều trị tích cực.
Dent Health R Lion
Loại thuốc bôi nướu này do Nhật Bản sản xuất và được bán khá phổ biến hiện nay. Trong thành phần của Dent Health R Lion có chứa các thành phần như Dipotassium glycyrrhizinate, Cetylpyridinium clorua hydrat, Hinokithiol, Allant Inn, L-Mentor,… Chúng có tác dụng giúp cải thiện các vấn đề như viêm chân răng, viêm lợi, tụt lợi, chảy máu chân răng, đau răng hiệu quả. Thuốc được bào chế dưới dạng gel có chứa tinh chất bạc hà the mát nên rất dễ sử dụng.
Gumimouth
Thuốc bôi chữa tụt lợi Gumimouth là sản phẩm được dùng cho những người bị tụt lợi, viêm nhiễm tại nướu và kèm theo tình trạng nhiệt miệng. Thành phần của thuốc có chứa nano bạc, có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, diệt virus, giúp phục hồi lại những tổn thương tại mô. Đặc biệt Gumimouth còn rất an toàn do được bổ sung thêm nhiều thảo dược tự nhiên, có thể dùng được cho cả trẻ em, thai phụ và người cho con bú.
Metrogyl Denta
Gel bôi chữa tụt lợi Metrogyl Denta là sản phẩm nổi tiếng đến từ Ấn Độ. Loại thuốc bôi răng này có chứa chất kháng sinh Metronidazole và chất khử trùng Chlorhexidine, có tác dụng chữa tụt lợi, giảm sưng đau ở nướu, viêm nướu, chảy máu chân răng và các bệnh viêm nha chu khác. Sản phẩm được bào chế dưới dạng gel, dễ ôm sát vào chân răng, mang đến hiệu quả nhanh chóng và tối ưu.
Emofluor
Gel bôi chữa tụt lợi Emofluor là sản phẩm được dùng để điều trị các vấn đề như sâu răng, mòn men răng, viêm tụt lợi, xỉn men răng, kích ứng ở nướu. Ngoài ra loại gel này còn có tác dụng giúp làm giảm viêm nhiễm trong khoang miệng, giảm đau nhức và bảo vệ men răng hiệu quả. Sản phẩm do Thụy Sĩ sản xuất, các thành phần trong Emofluor cũng tương tự như kem đánh răng nên khá lành tính và gần như không gây kích ứng cho người sử dụng.
Dentosmin P
Dentosmin P là gel trị tụt lợi được sản xuất tại Đức. Thuốc không chỉ có tác dụng chữa tụt lợi chân răng mà còn giúp cải thiện các bệnh viêm nha nhu, sâu răng, loét miệng, viêm tủy răng và các tổn thương tại nướu khác. Ngoài ra, thành phần chính của Dentosmin P là hoạt chất chlorhexidinebis 1% giúp phục hồi và bảo vệ cấu trúc của nướu răng. Sản phẩm được đánh giá tốt nhờ khả năng thẩm thấu hiệu quả, tác dụng nhanh chóng.
Thuốc uống chữa tụt lợi
Việc sử dụng thuốc uống sẽ giúp cải thiện tình trạng tụt lợi do viêm lợi và viêm nha chu. Các loại thuốc này sẽ giúp ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng, phục hồi mô nướu. Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định dùng để điều trị tụt lợi chân răng ở giai đoạn nhẹ và trung bình.
Metronidazol
Metronidazol là thuốc thuộc nhóm kháng sinh, thường được chỉ định điều trị các bệnh như tụt lợi chân răng, viêm tủy răng, viêm nướu răng, có tác dụng trên vi khuẩn và một số loại ký sinh trùng. Thuốc được chỉ định sử dụng cho những trường hợp bị loét, đau nhức, sưng viêm,… Tuy nhiên thuốc cũng gây ra nhiều tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, đổ mồ hôi, nóng bừng mặt, co cứng bụng,…
Azithromycin
Azithromycin là thuốc kháng sinh giúp cải thiện tình trạng tụt lợi chân răng ở mức độ nhẹ, đặc biệt là những trường hợp bị sưng lợi, tụt lợi do hút thuốc lá. Trong thành phần của thuốc Azithromycin có chứa các hoạt chất giúp tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, loại thuốc kháng sinh này còn có tác dụng điều trị các bệnh lý khác như viêm xoang, lyme, nhiễm trùng da và các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục.
Erythromycin
Thuốc Erythromycin thuộc nhóm thuốc kháng sinh macrolid, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn bao gồm cả các chủng vi khuẩn nhạy cảm. Thuốc được dùng để điều trị bệnh tụt nướu chân răng và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, đường tiêu hóa, cơ quan sinh dục và các mô mềm. Các thành phần hoạt chất có trong thuốc có tác dụng làm giảm tình trạng sưng viêm, đau nhức ở răng. Tuy nhiên cần dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng phụ.
Amoxicillin
Thuốc kháng sinh Amoxicillin cũng là loại thuốc được chỉ định sử dụng cho trường hợp bị tụt nướu chân răng và các bệnh viêm nha chu khác. Thuốc thường được kết hợp với Metronidazol để làm tăng hiệu quả điều trị bệnh đồng thời hạn chế nguy cơ bị nhờn thuốc, kháng thuốc. Tuy nhiên Amoxicillin có dược tính mạnh nên dễ gây dị ứng thuốc và các tác dụng phụ khác như tiêu chảy, ngứa ngáy, sưng mắt, buồn nôn, nôn mửa.
Tetracyclin
Tetracyclin là loại thuốc được các bác sĩ nha khoa dùng để tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Với những trường hợp bị tụt lợi chân răng do vi khuẩn hoạt động quá mức kèm theo tình trạng sưng nướu, đau răng. Người bệnh có thể dùng thuốc Tetracyclin trong thời gian từ 1-2 tuần. Không nên uống thuốc trong thời gian dài vì có thể khiến răng bị ố vàng, mất men răng, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Ciprofloxacin
Ciprofloxacin thuộc nhóm thuốc kháng sinh phổ rộng và thường được chỉ định để điều trị các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiết niệu và sinh dục. Sử dụng Ciprofloxacin điều trị tụt lợi sẽ có tác dụng cải thiện tình trạng sưng viêm, đau nhức, ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng. Người bệnh có thể dùng thuốc trong vòng 7-14 ngày để giảm sưng viêm, đau nhức răng.
Việc sử dụng thuốc Tây y để điều trị tụt lợi cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về bôi hoặc uống để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn. Dựa vào mức độ nặng nhẹ của từng trường hợp mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với liều lượng và thời gian sử dụng phù hợp cho từng người.
Áp dụng mẹo dân gian điều trị tụt lợi tại nhà
Nếu tình trạng tụt lợi của bạn ở mức chưa nghiêm trọng, có thể tham khảo một số cách chữa tụt lợi từ nguyên liệu tự nhiên tại nhà. Những phương pháp này sử dụng 100% dược liệu thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ cho sức khỏe. Vì vậy người bệnh có thể tham khảo một số mẹo chữa trị như sau:
Cách chữa tụt lợi bằng mật ong
Sử dụng mật ong chữa tụt lợi chân răng tại nhà là phương pháp được rất nhiều người áp dụng. Bởi trong thành phần của mật ong có chứa các hoạt chất có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, chống oxy hóa rất tốt. Khi nướu tiếp xúc với mật ong sẽ giúp loại bỏ được các vi khuẩn gây hại. Từ đó giảm sưng viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành các vết thương tại chân răng. Những yếu tố này sẽ góp phần giúp cải thiện tình trạng tụt lợi chân răng hữu hiệu. Đồng thời giảm hiện tượng sâu răng, hơi thở có mùi và nhiệt miệng.
Cách sử dụng:
- Trước tiên bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng, súc miệng và làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa.
- Dùng tăm bông chấm vào mật ong và thoa lên vùng chân răng bị tụt lợi.
- Thoa đều và giữ nguyên trong vòng 10 phút.
- Thời gian điều trị bằng mật ong bạn không được ăn hay uống bất cứ thứ gì.
- Sau đó bạn có thể súc miệng với nước sạch.
- Kiên trì áp dụng mỗi ngày 1 lần và buổi tối trước khi đi ngủ bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả.
Lá trà xanh chữa tụt lợi tại nhà
Một phương pháp chữa tụt lợi mà bạn nên tham khảo đó là dùng lá trà xanh. Đây là một phương pháp rất an toàn và mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho răng miệng. Theo nghiên cứu trong thành phần của trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa và hoạt chất catechin. Chất này tham gia đặc biệt và việc liên kết giữa răng và lợi. Ngoài ra trà xanh còn có tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ, chống sâu răng, hôi miệng, nhiệt miệng. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể dùng nguyên liệu này để cải thiện các vấn đề về nha chu.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá trà xanh, rửa sạch để loại bỏ đất cát bụi bẩn.
- Vò nát rồi cho dược liệu vào nồi đun cùng với một lượng nước vừa đủ.
- Nước sôi thì vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun trong vòng 5 phút nữa.
- Dùng nước này để uống và súc miệng hàng ngày.
- Kiên trì áp dụng đều đặn trong thời gian dài tình trạng tụt lợi và các vấn đề răng miệng của bạn sẽ được cải thiện.
Cải thiện tình trạng trị tụt lợi tại nhà bằng nha đam
Cách chữa tụt lợi tại nhà bằng nha đam là phương pháp được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Nguyên liệu tự nhiên này mang lại rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Cụ thể trong thành phần của nha đam có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Trong đó các hoạt chất saponin, sterol, acid salicylic, anthraquinone,… đều có công dụng giúp kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Từ đó giúp đẩy lùi tình trạng viêm nướu, đau nhức lợi, sưng lợi, hôi miệng, tụt lợi chân răng.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên người bệnh chuẩn bị một nhánh nha đam tươi.
- Cắt bỏ phần vỏ và chỉ lấy phần gel bên trong.
- Dùng gel nha đam bôi trực tiếp lên vùng chân răng đang bị tụt lợi.
- Để nguyên trong vòng 10-15 phút cho gel thấm vào trong.
- Sau đó bạn súc miệng lại cho thật sạch.
- Áp dụng mỗi ngày 1 lần để đạt được hiệu quả như mong đợi.
Sử dụng dầu mè
Dùng dầu mè chữa tụt lợi là phương pháp cực kỳ hiệu quả được nhiều người áp dụng và đánh giá cao. Dầu mè vốn là nguyên liệu gần gũi với con người, có chứa nhiều hoạt chất giúp chống viêm diệt khuẩn. Bên cạnh đó, dầu mè còn có tác dụng chữa lành tổn thương trong nướu, giúp cải thiện tình trạng tụt lợi chân răng, viêm nướu, viêm nha chu, cao răng, loại bỏ mảng bám trên răng, giúp răng luôn trắng sáng tự nhiên.
Cách thực hiện:
- Sử dụng 1-2 thìa canh dầu mè.
- Cho vào nồi hâm nóng lên.
- Nhúng bàn chải đánh răng vào dầu mè và chải răng một cách nhẹ nhàng.
- Sau khi chải răng xong có thể dùng dầu mè để súc miệng.
- Sau đó bạn lại tiếp tục đánh răng lại với kem đánh răng cho sạch miệng.
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần trong thời gian dài tình trạng tụt lợi của bạn sẽ được thuyên giảm.
Chanh và dầu oliu chữa tụt lợi tại nhà
Trong thành phần của chanh có chứa nhiều acid, vitamin C, vitamin B, pectin và chất chống oxy hóa, có tác dụng sát khuẩn, ngừa viêm, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Còn trong thành phần của dầu oliu có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin D và canxi, có tác dụng bảo vệ răng, giúp răng chắc khỏe hơn. Sự kết hợp giữa hai nguyên liệu này sẽ giúp mang đến cho bạn công thức chữa tụt lợi tại nhà hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Lấy một lượng dầu oliu vừa đủ và một ít nước cốt chanh theo tỷ lệ 2:1.
- Trộn đều nhau để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Bôi hỗn hợp lên vùng răng bị tụt lợi và massage đều đặn trong vòng 2-3 phút.
- Sau đó người bệnh súc miệng lại với nước sạch.
- Áp dụng phương pháp này mỗi tuần 2-3 lần bởi vì chanh có tính axit có thể gây hỏng men răng.
Sử dụng nguyên liệu tỏi
Dùng tỏi chữa tụt lợi chân răng cũng là phương pháp bạn không nên bỏ qua. Tuy rằng tỏi hơi nặng mùi nhưng đây lại là nguyên liệu rất tốt cho sức khỏe răng miệng. Trong thành phần của tỏi có chứa nhiều hoạt chất azoene, allicin và hợp chất lưu huỳnh,… có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, giúp ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn và virus gây bệnh. Bên cạnh đó tỏi còn có tác dụng chữa sâu răng, viêm lợi, tụt lợi, nhiệt miệng khá hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên bạn bóc 1-2 tép tỏi, sau đó rửa sạch, giã nát.
- Trộn thêm với một chút nước để thu được nước cốt tỏi.
- Thấm dung dịch vào tăm bông và bôi trực tiếp lên vùng răng đang bị tụt nướu.
- Để nguyên trong vòng 5 phút cho các dưỡng chất của tỏi thấm đều vào chân răng.
- Sau đó bạn súc miệng lại với nước cho thật sạch để loại bỏ mùi hôi của tỏi.
Cách chữa tụt lợi bằng muối
Giải pháp chữa tụt lợi tại nhà hiệu quả được nhiều người áp dụng nhất đó là dùng muối trắng. Thành phần chính của muối là Natri Clorua, có thể hấp thụ được các phân tử nước và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, nước muối cũng có tác dụng chống viêm, có tác dụng loại bỏ tình trạng viêm nướu, sâu răng, hôi miệng, nhiệt miệng, đau răng. Một nghiên cứu vào năm 2016 đã cho thấy, chỉ cần bạn súc miệng với nước muối mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng tụt nướu hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một thìa muối biển.
- Pha với 200ml nước ấm để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Dùng nước này để súc miệng trong vòng 30 giây đến 1 phút.
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày từ 1-2 lần trong suốt một thời gian dài sẽ mang lại kết quả tốt.
Dùng Oxy già
Oxy già là một dung dịch quen thuộc thường được dùng để rửa vết thương ngoài da, chống nhiễm trùng và có tính sát khuẩn cao. Hiện nay nhiều người cũng đã sử dụng oxy già để chăm sóc răng miệng và giúp chữa lành các vết thương trong nướu. Cụ thể, việc súc miệng với oxy già sẽ giúp điều trị tình trạng nhiệt miệng, sưng nướu, chảy máu chân răng và tụt lợi hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Tiến hành pha 1/4 cốc oxy già 3% với 1/4 cốc nước.
- Khuấy đều bằng thìa để tạo thành dung dịch đồng nhất.
- Sử dụng dung dịch này và ngậm trong miệng khoảng 30 giây.
- Nhổ ra và tiếp tục lặp lại thêm 2-3 lần nữa.
- Sau một tuần bạn sẽ thấy các vấn đề răng miệng của mình được cải thiện.
Điều trị tụt lợi bằng can thiệp y tế
Thực tế, nếu bạn bị tụt nướu ở mức độ nghiêm trọng thì nướu sẽ không thể quay về hình dáng ban đầu dù cho bạn có áp dụng bất cứ phương pháp điều trị nào đi chăng nữa. Vì vậy trong trường hợp này, bạn cần phải đến gặp nha sĩ để được điều trị và phục hồi tái tạo lại mô nướu.
Tại các nha khoa hiện nay sẽ có 3 phương án phẫu thuật chữa tụt lợi như sau:
- Giải phẫu thu nhỏ kích thước: Phương pháp này còn được gọi là nạo túi nha chu, được thực hiện bằng cách cắt các túi nha giả để làm giảm kích thước. Sau đó khâu mô lợi ở vị trí gốc răng lại. Cách làm này có tác dụng nhằm loại bỏ vi khuẩn có hại ra khỏi túi nha chu.
- Dùng mô ghép tự thân: Phương pháp này bao gồm các kỹ thuật ghép mô liên kết dưới biểu mô và ghép nướu tự thân. Tức là sử dụng mô bên trong khoang miệng để phẫu thuật bù đắp lại phần lợi đã bị tụt. Mô lợi sẽ giúp tái tạo vùng nướu về trạng thái bình thường, phục hồi tổn thương ngăn ngừa hiện tượng tụt lợi tái phát.
- Phẫu thuật ghép nướu: Phương pháp này được áp dụng khi xương răng gần như đã bị phá hủy. Bác sĩ sẽ thực hiện ghép nướu để ngăn chặn tình trạng tụt lợi và tiêu xương hàm. Dựa vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn vật liệu ghép sao cho phù hợp với cơ thể.
Đây là một tiểu phẫu quan trọng do đó người bệnh cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, đồng thời cần được bác sĩ thăm khám cụ thể để đưa ra được phương án điều trị thích hợp. Trung bình chi phí để thực hiện phẫu thuật chữa tụt lợi sẽ dao động từ 3-7 triệu đồng. Người bệnh cần đến nha khoa để được thăm khám và biết thêm được nhiều thông tin chi tiết.
Hướng dẫn chăm sóc răng miệng tại nhà ngăn ngừa bệnh tái phát
Bên cạnh việc áp dụng các cách chữa tụt lợi trên đây, người bệnh cũng cần kiên trì thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng. Từ đó có thể phòng ngừa và hỗ trợ loại bỏ các bệnh nha chu hiệu quả.
Đánh răng đều đặn
Đánh răng hàng ngày rất quan trọng, vì vậy bạn cần đánh răng đều đặn mỗi ngày ít nhất 2 lần. Thao tác thực hiện cần nhẹ nhàng, không đánh răng quá mạnh tay. Lựa chọn bàn chải có lông mềm để không gây tổn thương cho nướu. Đồng thời thay mới bàn chải sau 3 tháng sử dụng.
Sử dụng chỉ nha khoa
Chỉ nha khoa, tăm nước là những đồ dùng quan trọng để giúp bạn loại bỏ thức ăn thừa trong kẽ răng mà bàn chải đánh răng không làm được. Không nên dùng tăm tre vì tăm tre khá to, không thể làm sạch sâu bên trong kẽ răng. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp thêm với nước súc miệng để giúp răng miệng được sạch hoàn toàn.
Lấy cao răng định kỳ
Việc lấy cao răng định kỳ 6 tháng một lần rất quan trọng. Cao răng chính là phần thức ăn thừa bị tích tụ và bám lại ở chân răng. Nếu để lâu ngày chúng sẽ đẩy nướu để chiếm thêm chỗ bám chặt vào răng. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh dễ bị tụt lợi và các bệnh nha chu khác. Vì vậy bạn cần khắc phục từ sớm để bảo vệ hàm răng của mình.
Ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống hàng ngày có tác động rất lớn đối với các vấn đề về răng miệng. Vì vậy người bệnh cần tích cực ăn nhiều rau củ quả, sử dụng đồ ăn mềm, lỏng sẽ tốt cho răng nướu. Đặc biệt không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có gas vì chúng đều có chứa các thành phần gây ảnh hưởng đến men răng. Sử dụng những đồ uống này sẽ gây xỉn màu răng, tăng nguy cơ bị viêm lợi, nhiệt miệng, hôi miệng và mất răng.
Như vậy bài viết trên đây đã giới thiệu tới bạn các cách chữa tụt lợi phổ biến, hiệu quả nhất. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn lựa chọn được một phương pháp điều trị phù hợp. Đừng quên chăm sóc răng miệng thật tốt ngay từ hôm nay để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các vấn đề về răng miệng.