Tụt Lợi Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Biện Pháp Điều Trị

8:00 AM , 12/12/2023

Tụt lợi là bệnh lý răng miệng thường gặp có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh có thể làm tăng nguy cơ bị các bệnh nha chu và gây mất răng vĩnh viễn. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị tình trạng viêm lợi, tụt lợi một cách hiệu quả.

Tụt lợi là gì? 

Tụt lợi là tình trạng người bệnh bị lộ phần chân răng quá nhiều do lợi bị co lại hoặc di chuyển nhiều về phía chóp răng. Căn bệnh này không tiến triển nhanh mà diễn biến chậm trong nhiều năm. Đây là lý do tại sao hiện tượng tụt lợi thường ít được mọi người quan tâm. Chỉ khi bệnh đã tiến triển nặng, gây ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt, xuất hiện triệu chứng đau nhức, khó chịu, ê buốt, lung lay răng thậm chí là mất răng hoàn toàn.

Hầu hết ai cũng sẽ gặp vấn đề về răng miệng trong suốt cuộc đời. Trong đó tỷ lệ người bệnh bị tụt lợi chân răng là rất cao. Tụt lợi không chỉ làm ảnh ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra những vấn đề về răng miệng như đau răng, chảy máu chân răng, mất răng,…

Tụt lợi là tình trạng người bệnh bị lộ phần chân răng quá nhiều
Tụt lợi là tình trạng người bệnh bị lộ phần chân răng quá nhiều

Các diễn biến của bệnh bao gồm các giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Tụt lợi chưa tới đường ranh giới của lợ, niêm mạc miệng và các mô xung quanh răng chưa bị tổn thương.
  • Giai đoạn 2: Tụt lợi vượt qua đường nối lợi, niêm mạc miệng và mô quanh răng ở kẽ răng chưa bị tổn thương.
  • Giai đoạn 3: Tụt lợi vượt qua đường ranh giới của lợi, niêm mạc miệng và mô quanh răng ở kẽ răng bị phá hủy.
  • Giai đoạn 4: Tụt lợi kèm theo tình trạng răng bị lung lay. Tình trạng viêm nhiễm lan rộng sang các tổ chức xung quanh răng, xuất hiện túi mủ, gây đau nhức răng kèm theo tình trạng sốt cao, sưng hạch cổ họng.

Nguyên nhân chủ yếu gây tình trạng tụt lợi

Các chuyên gia cho biết, có rất nhiều yếu tố khiến bạn dễ bị tụt lợi, viêm lợi, bao gồm: 

  • Viêm nha chu: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tụt lợi. Bệnh viêm da chu khiến chân răng bị viêm, nhiễm trùng, làm tổn thương các mô mềm và phá hủy men răng.
  • Di truyền cấu trúc mô: Một số người có mô xung quanh thân răng quá mỏng hoặc không đủ mô nướu sẽ dễ bị tụt lợi.
  • Chải răng sai cách: Chải răng quá mạnh có thể khiến nướu răng bị tổn thương, gây tụt lợi. Nếu tổ chức răng xung quanh bị mòn răng nhanh có thể gây buốt răng, gây ra nhiều bệnh lý răng miệng khác.
  • Thói quen hút thuốc, uống rượu bia: Trong thành phần của thuốc lá có chứa Nicotin, Monoxide Carbon, Acid Cyanhydric,… có thể gây ảnh hưởng đến niêm mạc trong khoang miệng, gây suy giảm miễn dịch và dẫn đến tình trạng viêm lợi, tụt lợi.
  • Nướu bị thu hẹp bẩm sinh: Người có phần nướu bị thu hẹp bẩm sinh có nghĩa là răng sẽ vĩnh viễn không nhú lên khỏi nướu mà cần phải có sự hỗ trợ của bác sĩ nha khoa. Việc can thiệp y tế này có khả năng sẽ gặp phải biến chứng tụt lợi.

Dấu hiệu nhận biết tụt lợi

Biểu hiện của bệnh tụt lợi rất rõ ràng. Trong đó, dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là phần chân răng bị lộ rõ. Điều này thường xảy ra khi lợi bị mất dần hoặc lợi bị di chuyển sâu hơn vào bên trong chân răng. Ngoài ra người bệnh còn xuất hiện thêm một số triệu chứng khó chịu khác như:

  • Lợi thường xuyên bị chảy máu, nhất là trong khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
  • Nướu bị sưng tấy, xuất hiện những khe hở và không ôm sát chân răng.
  • Răng nhạy cảm, dễ tổn thương, khi ăn các đồ chua, cay, ngọt, quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến răng bị ê buốt.
  • Hơi thở có mùi hôi.
  • Đau khó chịu ở vùng lợi.
  • Răng chuyển màu, có biểu hiện lung lay.
  • Hàm răng có sự xô lệch.
  • Phần lợi bám dính vào răng rất ít và mỏng. Nếu kèm theo tình trạng viêm nha chu sẽ khiến răng bị lung lay, dẫn đến nguy cơ mất răng hoàn toàn.

Biến chứng nguy hiểm

Tụt lợi nếu không được điều trị từ sớm và đúng cách sẽ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng sau:

  • Tạo điều kiện để vi khuẩn, virus tấn công vùng nướu, gây ra các bệnh nha chu.
  • Khó khăn trong việc ăn uống và vệ sinh răng do răng bị ê buốt, nhạy cảm.
  • Viêm tủy răng do phần tủy không được bảo vệ nên dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn đến vùng tủy bị viêm.
  • Tiêu xương răng, răng dễ bị mài mòn và tiêu biến.
  • Nghiêm trọng hơn có thể gây ra tình trạng mất răng.
Tụt lợi nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Tụt lợi nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Hướng dẫn cách điều trị tụt lợi hiệu quả

Tình trạng tụt lợi ban đầu sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu không có phương pháp cải thiện trong thời gian dài bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho hàm răng của bạn.

Dựa theo tình trạng tụt lợi của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn phương pháp điều trị phù hợp.

Sử dụng thuốc Tây

Với những trường hợp bị viêm lợi nghiêm trọng, bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng các loại thuốc bôi, thuốc chấm chân răng và thuốc kháng sinh để cải thiện bệnh. Việc điều trị này được đánh giá là an toàn, hiệu quả nhanh và không tốn nhiều thời gian thực hiện. Một số loại thuốc Tây y có thể sử dụng như:

Thuốc bôi PerioKin: Đây là loại thuốc trị viêm lợi, tụt lợi được rất nhiều người sử dụng. Thành phần chính của thuốc là hoạt chất Chlorhexidine, rất nhạy cảm với các loại vi khuẩn và virus. Từ đó cải thiện các vấn đề như viêm nha chu, viêm nướu, loét miệng, nhiệt miệng, tụt lợi hoặc các vấn đề về răng miệng sau khi phẫu thuật nha chu hoặc cấy ghép implant.

Cách sử dụng: 

  • Rửa sạch thật sạch sẽ.
  • Lấy một lượng thuốc PerioKin vừa đủ ra ngón tay.
  • Bôi thuốc trực tiếp lên vùng nướu bị tổn thương.
  • Thực hiện mỗi ngày 2-3 lần.
  • Nên bôi trước khi đi ngủ.
  • Không uống nước hay súc miệng sau khi bôi thuốc.
  • Áp dụng liên tiếp trong vòng 1-2 tuần để đạt hiệu quả tích cực.

Thuốc chấm viêm lợi Sindolor

Thuốc Sindolor là loại thuốc trị viêm lợi khá phổ biến hiện nay, có tác dụng cải thiện tình trạng bôi miệng, viêm lợi, tụt lợi và những bệnh lý về răng miệng khác. Sindolor được điều chế từ thảo dược tự nhiên nên rất an toàn, lành tính cho sức khỏe.

Cách sử dụng: 

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Cho thuốc vào tăm bông và chấm vào vùng lợi đang bị viêm.
  • Sử dụng thuốc Sindolor mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ.
  • Sau 2 tuần tình trạng tụt lợi sẽ được thuyên giảm.

Thuốc kháng sinh Tetracycline

Thuốc kháng sinh Tetracycline là loại thuốc có tác dụng hiệu quả trong điều trị các vấn đề về nha chu, trong đó có viêm nướu, tụt lợi, hôi miệng, chảy máu chân răng… Bởi trong thành phần của Tetracycline có hoạt chất chính là Tetracylin, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và ngăn không cho chúng sinh trưởng phát triển. Từ đó có thể điều trị nhiễm khuẩn toàn thân cho người bệnh.

Sử dụng thuốc kháng sinh Tetracycline
Sử dụng thuốc kháng sinh Tetracycline

Cách sử dụng:

Sở hữu một hàm răng chắc khỏe cùng nụ cười tươi tắn luôn là mong muốn của bất cứ ai. Bởi thế, nhằm đáp ứng nhu cầu thăm khám, điều trị các bệnh về răng hay làm răng thẩm mỹ, hiện nay các phòng khám nha khoa ở Hà Nội xuất hiện...
  • Người bệnh uống mỗi ngày từ 2-4 viên.
  • Trẻ em trên 8 tuổi uống từ 10-25mg/kg/ngày.
  • Chia thành 3-4 uống.
  • Uống thuốc Tetracycline sau khi ăn 2 giờ hoặc trước khi ăn 1 giờ.
  • Không được nằm nghỉ ngay sau khi uống thuốc.

Thuốc kháng sinh Erythromycin

Erythromycin là loại thuốc uống có tác dụng điều trị viêm lợi, tụt lợi, viêm chân răng hiệu quả. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường tiết niệu, cơ quan sinh dục,… Tuy nhiên do thuốc có dược tính mạnh nên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Cách sử dụng: 

  • Người lớn dùng mỗi ngày từ 500-1000mg/lần, uống mỗi ngày 2-3 lần.
  • Trẻ em dùng mỗi ngày từ 30-50mg/kg/ngày, uống mỗi ngày 2-3 lần.
  • Không nên dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài.

Việc sử dụng thuốc Tây y để điều trị tụt lợi cần được thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc sử dụng để tránh gặp phải tác dụng phụ. Nếu sau một thời gian dài dùng thuốc mà không mang lại hiệu quả như mong đợi, bạn cần ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ để được điều trị theo phương pháp khác phù hợp hơn.

Sử dụng mẹo dân gian

Một số trường hợp bị tụt lợi, viêm lợi ở mức độ nhẹ, phần lợi chưa tụt quá sâu, bạn có thể tham khảo sử dụng một số mẹo chữa bệnh từ dân gian. Phương pháp này có ưu điểm đó là an toàn, lành tính, có thể dùng lâu dài và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Dầu oliu: Dầu oliu là một nguyên liệu rất lành tính và có thể sử dụng được cho mọi đối tượng. Trong thành phần của dầu oliu có chứa các hoạt chất giúp kháng viêm, diệt khuẩn, chữa lành tổn thương trong nướu.

Cách thực hiện: 

  • Trộn đều nước cốt chanh và dầu oliu với nhau theo tỷ lệ 2:1.
  • Thoa hỗn hợp trực tiếp lên vùng nướu và lợi bị tổn thương.
  • Thực hiện mỗi tuần 2-3 lần, sau vài tuần bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt của bệnh.

Tinh dầu sả: Tinh dầu sả là một trong những nguyên liệu có thể sử dụng để cải thiện tình trạng tụt lợi chân răng. Trong thành phần của tinh dầu có chứa Citral và Geraniol, có tác dụng khử mùi, kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Dùng tinh dầu sả thường xuyên còn giúp cải thiện tình trạng ê buốt răng và khắc phục chứng tụt lợi khá tốt.

Sử dụng tinh dầu sả để chữa tụt lợi
Sử dụng tinh dầu sả để chữa tụt lợi

Cách thực hiện: 

  • Cho 2-3 giọt tinh dầu sả vào 50ml nước ấm.
  • Súc miệng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
  • Ngậm trong miệng 30 giây sau đó nhổ bỏ đi.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi các vấn đề về răng miệng được cải thiện.

Dầu mè: Một trong những cách cải thiện tình trạng tụt lợi tại nhà bạn có thể áp dụng đó là dùng dầu mè. Trong thành phần của nguyên liệu này có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt hợp chất phenolic có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa rất tốt.

Cách thực hiện: 

  • Hâm nóng 1-2 thìa canh dầu mè.
  • Nhúng bàn chải vào dầu mè và đánh răng như bình thường.
  • Ngoài ra, bạn có thể ngập một thìa dầu mè trong khoang miệng.
  • Sau một phút thì súc miệng và đánh răng lại cho thật sạch.

Đinh hương: Đinh hương là một loại thảo mộc tự nhiên có thể dùng để kháng viêm, diệt khuẩn, trị sâu răng. Ngoài ra đinh hương còn có mùi thơm nên có thể cải thiện được tình trạng hôi miệng, viêm lợi, viêm nha chu một cách rõ rệt.

Cách thực hiện: 

  • Lấy lá đinh hương tươi đem rửa sạch, giã nát và thoa trực tiếp lên vùng lợi bị viêm.
  • Ngoài ra bạn cũng có thể sắc nước lá đinh hương và súc miệng mỗi ngày 2 lần.
  • Thực hiện phương pháp này mỗi tuần 2-3 lần sẽ giúp tình trạng tụt lợi, viêm lợi được cải thiện nhanh chóng.

Mẹo điều trị dân gian chỉ có tác dụng tốt đối với những trường hợp bị bệnh nhẹ. Do đó bạn cũng không nên quá lệ thuộc vào những cách chữa trị này. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp hơn.

Điều trị tụt lợi tại nha khoa

Nếu sau khi bạn đã áp dụng các phương pháp chữa tụt lợi kể trên mà bệnh tình vẫn không thuyên giảm thì hãy nhanh chóng đến gặp nha sĩ để được kiểm tra. Tại nha khoa bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn một số phương án điều trị như sau:

  • Phẫu thuật cấy ghép vạt lợi: Những người bị tụt lợi chân răng quá sâu sẽ được chỉ định phẫu thuật cấy ghép vạt lợi. Thủ thuật này sẽ giúp bù lại phần lợi bị tụt và che đi phần chân răng đang bị hở, tránh làm hao mòn tổ chức cứng của răng.
  • Phủ mặt răng bằng Composite: Đối với những bệnh nhân có mặt răng đã bị mòn, phương pháp này sẽ mang đến hiệu quả trong việc giúp cải thiện tình trạng răng bị ê buốt. 
  • Laser kết hợp bôi dung dịch fluor: Phương pháp này sử dụng dung dịch flour kết hợp với tia laser để giúp bịt kín các ống ngà răng. Từ đó giúp điều trị triệt để tình trạng viêm lợi tụt chân răng. 
  • Phương pháp khác: Ngoài những phương pháp trên, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thêm một số phương pháp điều trị khác như: Giải phẫu loại bỏ túi nha giả, phẫu thuật thu nhỏ kích thước, dùng mô ghép rời tự thân để bù phần lợi bị tụt, ghép xương….
Điều trị tụt lợi tại nha khoa
Điều trị tụt lợi tại nha khoa

Phòng ngừa tình trạng tụt lợi

Để phòng ngừa hiện tượng tụt lợi nói riêng và các bệnh nha chu nói chung, bạn cần lưu ý những vấn đề sau: 

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, nên đánh nhẹ nhàng, không cần đánh quá mạnh tay.
  • Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch kẽ răng, không nên dùng tăm tre vì chúng không thể lấy hết được thức ăn thừa trên răng.
  • Sử dụng bàn chải có lông mềm và thường xuyên thay bàn chải 3-4 tháng một lần.
  • Nên ăn nhiều rau củ quả để cung cấp vitamin, chất xơ và nhiều khoáng chất thiết yếu, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Nên đi khám nha khoa thường xuyên, nhất là khi xuất hiện tình trạng khớp cắn lệch hoặc răng khấp khểnh thì nên đến nha sĩ càng sớm càng tốt.
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê, đồ uống có gas,… vì chúng sẽ làm hỏng men răng, không chỉ gây tụt lợi mà còn khiến cho lợi dễ bị viêm.
  • Nên sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride và dùng thêm nước súc miệng để phòng tránh viêm lợi, sâu răng.
  • Nên đi lấy cao răng thường xuyên 6 tháng một lần để vệ sinh răng miệng. Nếu cao răng bám quá lâu tại chân răng sẽ dễ gây ra tình trạng viêm nướu, tụt lợi.

Như vậy những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng tụt lợi. Mong rằng chia sẻ này sẽ đã cung cấp cho bạn được những phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Từ đó mang đến cho bạn hàm răng đều đẹp và chắc khỏe hơn.

Cập nhật 2:46 PM , 12/12/2023

Tin liên quan

Khám Phá Các Cách Chữa Tụt Lợi Hiệu Quả Bạn Nên Áp Dụng 

Khám Phá Các Cách Chữa Tụt Lợi Hiệu Quả Bạn Nên Áp Dụng 

Tụt lợi là tình trạng lợi bị kéo lên trên làm lộ phần chân răng. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh sẽ rất dễ...

Top 12 Nước Súc Miệng Chữa Tụt Lợi Có Hiệu Quả Tối Ưu

Top 12 Nước Súc Miệng Chữa Tụt Lợi Có Hiệu Quả Tối Ưu

Tụt lợi ở giai đoạn đầu có thể được cải thiện bằng việc sử dụng nước súc miệng có chứa các thành phần kháng viêm, diệt khuẩn. Tuy nhiên trên...

Dịch Vụ Cắt Lợi Ở Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Có Tốt Không?

Cắt Lợi Ở Bệnh Viện Răng Hàm Mặt: Quy Trình, Mức Giá Điều Trị

Cắt lợi là một thủ thuật được thực hiện nhằm loại bỏ phần lợi thừa trên khung hàm, giúp cải thiện tình trạng cười hở lợi cho người bệnh. Đây...

Chữa Cười Hở Lợi Ở Đâu Tốt Nhất? 11 Địa Chỉ Bạn Nên Đến

Chữa Cười Hở Lợi Ở Đâu Tốt Nhất? 11 Địa Chỉ Bạn Nên Đến

Cười hở lợi là vấn đề rất nhiều người gặp phải. Thực tế, cười hở lợi không gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng hay các chức năng ăn...

Điều trị cười hở lợi giá bao nhiêu

Điều Trị Cười Hở Lợi Giá Bao Nhiêu? Cập Nhật Mới Nhất

Điều trị cười hở lợi giá bao nhiêu là thắc mắc của nhiều khách hàng. Theo các chuyên gia, chi phí điều trị cười hở lợi còn phụ thuộc vào...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *