Vì Sao Chữa Sâu Răng Bằng Tỏi Được Nhiều Người Tin Tưởng?

2:12 AM , 02/08/2023

Phương pháp chữa sâu răng bằng tỏi từ xưa đã được rất nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả rất khả quan. Cho đến ngày nay, phương pháp này vẫn nhận được nhiều phản hồi tốt từ người bệnh. Cùng tìm hiểu thực hư về công dụng chữa sâu răng của tỏi trong bài viết sau đây.

Thực hư phương pháp trị sâu răng bằng tỏi

Đau răng, sâu răng không phải là tình trạng hiếm gặp, bệnh có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ, gây nên những nỗi ám ảnh trong sinh hoạt đặc biệt là ăn uống.

Dân gian lưu truyền bài thuốc trị sâu răng từ tỏi đã rất lâu, tuy nhiên vẫn có nhiều người e ngại liệu hiệu quả có thực sự được như lời đồn thổi. Thực tế, công dụng kháng khuẩn, chống viêm, sát trùng của tỏi đã được chứng minh từ lâu. Chính nhờ công dụng này, tỏi được cha ông ta sử dụng để ngăn ngừa vi khuẩn và kháng viêm đối với bệnh sâu răng.

Các hoạt chất có tính kháng khuẩn hiệu quả trong tỏi bao gồm glucogen, aliin và fitonxit. Ngoài những chất này, trong tỏi còn chữa các hoạt chất có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công như: azone, diallyl disulfide, diallil-trisulfide,…

Chính bởi những công dụng này, tỏi đã được sử dụng như một vị thảo dược dùng để chữa bệnh đau nhức do sâu răng.

Nhờ các hoạt chất có tính kháng khuẩn mạnh mẽ nên tỏi được dùng trong điều trị bệnh sâu răng
Nhờ các hoạt chất có tính kháng khuẩn mạnh mẽ nên tỏi được dùng trong điều trị bệnh sâu răng

Các cách chữa sâu răng bằng tỏi dùng được cho mọi đối tượng

Có nhiều cách có thể dùng tỏi, tùy vào mức độ tiện lợi mà bạn có thể lựa chọn một trong những cách sau:

Nước ép tỏi nguyên chất

Chuẩn bị nguyên liệu: Tỏi tươi

Thực hiện:

Là một trong số ít các phòng khám mới nổi nhận được nhiều sự quan tâm từ khách hàng cũng như sự đánh giá cao từ chuyên gia trong nước, Nha khoa...
  • Tỏi tươi dùng 2 – 3 tép, bóc sạch, cho và cối giã nhuyễn
  • Dùng một lượng tỏi đã giã nhuyễn vừa đủ đắp lên vị trí răng bị đau nhức.
  • Để nguyên trong vòng 10 – 15 phút rồi đánh răng sạch sẽ.
  • Mỗi ngày nên dùng 2 – 3 lần để mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Kết hợp tỏi và gừng

Gừng cũng chứa các thành phần kháng viêm và giảm đau do vậy khi kết hợp với tỏi sẽ giúp gia tăng công dụng chữa sâu răng, đau răng.

Chuẩn bị nguyên liệu: Tỏi tươi, gừng tươi

Thực hiện:

  • Sơ chế sạch nguyên liệu và để ráo nước
  • Xay nhuyễn hỗn hợp tỏi và gừng theo tỷ lệ 1 : 2
  • Dùng hỗn hợp đắp lên vị trí bị đau nhức và ngậm trong vòng 10 – 15 phút
  • Súc miệng bằng nước ấm và đánh răng lại như bình thường
  • Có thể dùng hỗn hợp hòa với nước lọc để ngậm trong miệng từ 5 – 7 phút.
Sự kết hợp giữa tỏi và gừng mang lại hiệu quả cao hơn
Sự kết hợp giữa tỏi và gừng mang lại hiệu quả cao hơn

Cách trị sâu răng bằng tỏi và muối

Chuẩn bị nguyên liệu: Tỏi tươi, muối trắng

Thực hiện:

  • Dùng 2 – 3 tép tỏi tươi giã nhuyễn cùng một vài hạt muối trắng
  • Dùng hỗn hợp đắp lên vùng răng bị sâu trong khoảng 10 phút
  • Súc miệng và đánh răng lại sau khi nhổ bỏ
  • Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày để nhận thấy cơn đau được giảm thiểu rõ rệt
Xem thêm: 4 cách chữa sâu răng bằng lá ổi nên bỏ túi ngay bây giờ

Lưu ý khi áp dụng cách chữa sâu răng bằng tỏi

Mặc dù đã có nhiều công nhận về kết quả của việc dùng tỏi chữa bệnh sâu răng, tuy nhiên do đây chỉ là mẹo lưu truyền trong dân gian nên khi sử dụng người bệnh cũng cần lưu ý:

  • Dùng tỏi trị sâu răng chỉ phù hợp với những người bị sâu răng mức độ nhẹ, chưa ăn sâu vào tủy và chưa có dấu hiệu biến chứng nguy hiểm. Những trường hợp sâu răng nặng, ổ sâu lớn tuyệt đối không sử dụng tài nhà mà cần đến gặp bác sĩ để được chỉ định điều trị bằng các liệu pháp kỹ thuật cao.
  • Do các dược tính trong tỏi là dược tính tự nhiên nên không thể mang lại hiệu quả tức thì sau 1 – 2 ngày áp dụng. Người bệnh nên kiên trì thực hiện liên tục trong vòng nhiều ngày để có kết quả tốt.
  • Bên cạnh việc dùng tỏi người bệnh vẫn cần đặc biệt chú trọng đến quá trình chăm sóc và vệ sinh răng miệng, đây mới là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả điều trị sâu răng.
  • Sử dụng tỏi chữa sâu răng có thể khiến hơi thở của bạn có mùi do tỏi có mùi khá nặng, để đảm bảo không gây ảnh hưởng trong giao tiếp, hãy đánh răng thật kỹ và sử dụng nước súc miệng sau khi thực hiện.
  • Trường hợp dùng tỏi trong một thời gian dài nhưng không có hiệu quả, người bệnh nên thăm khám để xác định nguyên nhân gây sâu răng để kịp thời điều trị đúng hướng.
Không nên quá lạm dụng phương pháp này nếu nhận thấy bệnh chuyển biến nặng
Không nên quá lạm dụng phương pháp này nếu nhận thấy bệnh chuyển biến nặng

Chữa sâu răng bằng tỏi rất dễ để áp dụng tại nhà nên bạn hoàn toàn có thể áp dụng thử ở các giai đoạn răng sâu mới chớm. Đây là một cách ngăn chặn bệnh lan rộng ra các vùng xung quanh và gây nguy hiểm cho người bệnh. Đừng để đến khi có triệu chứng nặng mới tiến hành điều trị, lúc này bệnh đã ăn sâu và nguy cơ nhổ bỏ răng là rất lớn.

Được đề xuất:

Cập nhật 12:00 PM , 02/08/2023

Tin liên quan

Các mức độ sâu răng và cách xử lý ở từng cấp độ

Các mức độ sâu răng có biểu hiện như thế nào là câu hỏi của rất nhiều người đang gặp vấn đề về răng miệng quan tâm. Bệnh sâu răng...

Làm sao để khắc phục tình trạng sâu răng hôi miệng?

Sâu răng hôi miệng là một trong những vấn đề nhiều người mắc phải, làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sự tự tin trong giao tiếp...

Sâu răng nhẹ có nguy hiểm không? Cách khắc phục kịp thời

Sâu răng nhẹ là giai đoạn đầu tiên của bệnh sâu răng. Thời điểm này, rất khó nhận biết các biểu hiện của bệnh do không rõ ràng và chưa...

Thuốc sâu răng Nhật Dương có tốt không, dùng như thế nào?

Thuốc trị sâu răng Nhật Dương là một trong những loại thuốc chữa sâu răng bán chạy nhất trên thị trường hiện nay. Các thành phần của thuốc, liều dùng...

Áp xe quanh chóp răng là gì? Triệu chứng và cách xử lý hiệu quả

Áp xe quanh chóp răng là bệnh lý về răng miệng tương đối nguy hiểm được xác định bởi nhiều nguyên nhân như cách chăm sóc răng hằng ngày không...

Sâu răng nổi hạch có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?

Sâu răng nổi hạch dấu hiệu cho thấy răng của bạn đang bị viêm ở mức độ nghiêm trọng, không chỉ đơn thuần là vi khuẩn làm hại bề mặt...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *