Đau răng kiêng ăn gì là thắc mắc của rất nhiều độc giả. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phục hồi tổn thương do vi khuẩn để lại hoặc sau khi điều trị nha khoa. Chính vì vậy, nếu tiếp tục lạm dụng các loại thực phẩm có hại sẽ gây ra những tác hại không ngờ tới sức khỏe răng miệng.
Đau răng kiêng ăn gì để mau khỏi bệnh?
Đau răng là hiện tượng bất thường khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, áp xe hoặc va đập mạnh. Nếu chủ quan để lâu hoặc lựa chọn sai phương pháp điều trị có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh việc chủ động phát hiện các dấu hiệu bất thường và thăm khám nha sĩ, người bệnh cũng không nên bỏ qua tầm quan trọng của một chế độ dinh dưỡng khoa học.
Dưới đây là top 8 loại thực phẩm cần tránh nhằm giúp độc giả giải đáp thắc mắc đau răng kiêng gì?.
Tránh các thực phẩm nhiều tinh bột
Đối với những độc giả quan tâm tới chủ đề đau răng kiêng ăn gì chắc chắn nên tránh những loại thực phẩm thuộc nhóm đồ ngọt hoặc chứa nhiều tinh bột. Đây đều là những nguyên nhân hàng đầu gây ra mảng bám trên răng. Chúng tạo điều kiện và hình thành nên môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Từ đó khiến tình trạng đau răng thêm nghiêm trọng.
Đau răng kiêng ăn gì? Các món chứa nhiều axit
Các món ăn như dưa chua, cà muối, kim chi…đã trở nên vô cùng quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày của mỗi gia đình. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều và thường xuyên những thực phẩm chứa nhiều axit sẽ làm cho vùng viêm nhiễm bị bỏng rát, lở loét và yếu men răng. Chính vì vậy, những bạn bị bệnh nha khoa cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này.
Đau răng nên hạn chế ăn thịt trâu, bò
Có không ít lời đồn về những ảnh hưởng của các loại thực phẩm này đối với tình trạng răng sâu. Tuy nhiên trên thực tế thịt trâu có tính mát, vị ngọt, giúp bổ tỳ vị, cường gân cốt. Theo y học hiện đại, thịt trâu có chứa khoảng 74,2 % nước, 21,9 % protein và 3 % lipit cùng hàm lượng cao canxi. Vì vậy, nếu sử dụng đúng cách, những thực phẩm này có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tuy nhiên, phần thịt trâu, bò thường thường khá dai, cứng, đặc biệt là khi được chế biến ở dạng phơi khô hoặc nguyên tảng sẽ khiến hàm phải hoạt động nhiều, làm vết thương trở nặng và lâu lành.
Hạn chế ăn đồ nóng, cay khi bị đau răng
Đa số các trường hợp đau răng đều do tích tụ độc tố bên trong cơ thể hoặc có thói quen sử dụng đồ ăn cay nóng. Những thực phẩm này sẽ tạo ra chất có hại, tác động lên vết thương của bạn, gây kích ứng răng, tăng nguy cơ tổn thương nướu.
Đau răng nên kiêng thịt gà
Không chỉ thắc mắc đau răng kiêng ăn gì?, bị nhức răng có được ăn thịt gà hay không cũng là chủ đề được rất nhiều độc giả quan tâm. Mặc dù có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng thịt gà lại có kết cấu dạng sợi, rất dễ mắc vào răng khi ăn. Khi đó, chúng sẽ gây ra cơn đau nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, nếu những mẩu thịt này không được loại bỏ trong quá trình vệ sẽ khiến vi khuẩn bám vào, gây bệnh răng miệng, hơi thở có mùi.
Hạn chế sử dụng nước có ga
Các loại nước ngọt có gas, có nhiều đường chính là những thức uống cần tránh nhất đối với răng nhạy cảm. Bên trong thành phần của các loại nước này có hàm lượng đường và acid rất cao. Đây chính là hai nguyên liệu ảnh hưởng lớn nhất đến các dây thần kinh ở răng, gia tăng cảm giác đau nhức.
Đồ uống lạnh
Nếu bị đau răng lâu ngày, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có nhiệt độ thấp. Trong đó, kem và đá lạnh được xem là những “kẻ thù” gây bệnh răng miệng phổ biến nhất.
Lượng đường lớn cùng với nhiệt độ thấp sẽ gây cảm giác đau nhức, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển, làm suy yếu lớp bảo vệ của răng.
Xem thêm: Bà bầu bị đau răng có ảnh hưởng tới em bé không? Cách điều trị an toàn và hiệu quả
Cách loại trái cây có vị chua
Chanh, cam, bưởi, quýt…là những thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Tuy nhiên, vị chua của chúng đồng thời cũng cho thấy hàm lượng axit cao. Axit là chất có khả năng bào mòn men răng, khiến răng bạn nhạy cảm hơn. Ngoài ra, chất này sẽ làm vết thương khó lành hơn và dễ lở loét tạo cảm giác đau, rát nhẹ.
Đồ ăn cứng
Những món ăn có dạng cứng hoặc bề mặt sắc nhọn được xem là “kẻ thù” của người bệnh đau răng. Việc nghiền nhỏ những thực phẩm này đòi hỏi cơ hàm hoạt động nhiều, tạo ra nhiều áp lực lớn lên hàm răng. Điều này khiến những chiếc răng nhạy cảm có hiện tượng ê buốt. Chính vì vậy, bạn nên tránh các món như sụn, kẹo cứng, xương sườn….
Bên cạnh đó, một số món ăn tương đối sắc nhọn như xương cá có thể vô tình đâm vào lợi dẫn tới chảy máu, tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công.
Bị đau răng nên ăn gì phục hồi nhanh nhất?
Bên cạnh việc loại bỏ các thực phẩm có hại ra khỏi thực đơn hằng ngày, bạn cũng nên tích cực bổ sung các món ăn có lợi cho sức khỏe răng miệng như:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa là nguồn bổ sung canxi, vitamin D và phosphat dồi dào giúp củng cố và tái tạo men răng. Ngoài ra, bên trong các loại thực phẩm này chứa hai loại protein là casein và lactoferrin hỗ trợ ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn. Bạn nên chọn các sản phẩm sữa hạt hoặc không đường.
- Các loại cá: Những loại cá thịt mềm như cá hồi, cá ngừ sẽ cung cấp dưỡng chất axit béo omega 3 dồi dào giúp hỗ trợ giảm đau. Ngoài ra, trong quá trình chế biến, bạn cũng nên thay đổi sang các loại dầu có nguồn gốc thực vật như đậu nành, hướng dương, hoa cúc…
- Trà gừng: Gừng là nguyên liệu được sử dụng thường xuyên trong các bài thuốc Đông y, bản chất của loại củ này là tính nóng, giúp giảm đau, hỗ trợ tiêu hóa. Để phát huy công dụng giảm đau, bạn có thể tiến hành pha trà gừng mật ong uống hằng ngày.
- Các món ăn mềm cho người đau răng: Để bổ sung đầy đủ dưỡng chất đồng thời hạn chế tối đa việc vận động cơ hàm quá nhiều, bạn có thể chế biến thức ăn giàu canxi, vitamin D, khoáng chất thành các dạng mềm, lỏng như cháo, súp.
Cách phòng ngừa giúp đau răng mau khỏi
Bên cạnh chủ đề đau răng kiêng ăn gì, độc giả không nên bỏ qua những thói quen tốt giúp hạn chế biến chứng bệnh nha khoa và giảm đau răng tái phát như:
- Thường xuyên đánh răng ít nhất từ 2 – 3 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn. Thời gian làm sạch lý tưởng nên kéo dài trong khoảng 5 – 10 phút.
- Sử dụng kết hợp với kem đánh răng chứa flour, nước súc miệng, nước muối sinh lý hoặc tăm nước hoặc chỉ nha khoa để loại bỏ triệt để vi khuẩn ở kẽ răng, bề mặt lưỡi hoặc nướu còn sót lại.
- Chải nhẹ nhàng theo chiều ngang, từ ngoài vào trong, không nên tác động lực quá mạnh. Điều này có thể khiến kích ứng răng, gây cảm giác ê buốt hoặc gây vết thương ở nướu.
- Hạn chế tự ý uống thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định của bác sĩ hoặc tự ý cho tay vào kiểm tra vùng viêm nhiễm.
- Tiến hành khám nha khoa định kỳ để lấy cao răng hoặc phát hiện kịp thời các bệnh lý.
Trên đây là những loại thực phẩm cần tránh khi bị bệnh lý nha khoa. Hy vọng rằng độc giả quan tâm tới chủ đề đau răng kiêng gì có thể bỏ túi thêm nhiều kiến thức bổ ích. Qua đó bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bản thân và gia đình một cách tốt nhất.
Được đề xuất: