Lấy cao răng bị tụt lợi là vấn đề nha khoa phổ biến, xuất phát từ yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. Tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khỏe con người và có thể khắc phục bằng một số biện pháp đơn giản ngay tại nhà. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ làm rõ hơn về nguyên nhân và cách xử lý hiện tượng tụt lợi sau khi lấy cao răng.
Lấy cao răng bị tụt lợi do đâu?
Lấy cao răng là thủ thuật tương đối đơn giản, được thực hiện tại hầu hết các nha khoa trên toàn quốc. Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân chỉ nên lấy cao răng định kỳ 2 lần/năm, tránh làm tổn thương men răng. Kỹ thuật này được đánh giá là khá an toàn và hầu như không gây ra bất kỳ biến chứng gì đối với cơ thể con người.
Tuy nhiên, không ít trường hợp bệnh nhân gặp vấn đề sau khi lấy cao răng, điển hình là tình trạng tụt lợi hay tụt nướu chân răng. Vậy lấy cao răng bị tụt lợi do đâu? Dưới đây là 3 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trên:
Cao răng tích tụ quá dày
Cao răng hay vôi răng được hình thành do vi khuẩn gây hại kết hợp với thức ăn còn sót lại trong khoang miệng. Về lâu dài không được vệ sinh và làm sạch thường xuyên sẽ tích tụ và cứng dần, bám chặt vào thân răng hoặc dưới đường nướu.
Chúng thường gây kích ứng mô nướu, tạo tiền đề phát triển các bệnh lý nha khoa nguy hiểm, điển hình như viêm lợi, chảy máu chân răng hay viêm nha chu. Đó cũng chính là lý do vì sao sau khi lấy cao răng bệnh nhân lại bị tụt lợi và hở chân răng.
Bác sĩ thao tác mạnh gây tổn thương lợi
Cao răng không thể loại bỏ bằng bàn chải thông thường mà phải sử dụng dụng cụ nha khoa chuyên dụng. Nha sĩ sẽ sử dụng thiết bị đầu nhọn kết hợp với sóng siêu âm đưa vào bên trong nướu nhằm phá hủy dần dần các phân tử cao răng bám màu. Nhờ đó giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, bác sĩ thao tác quá mạnh tay dẫn đến tình trạng nướu răng bị tụt xuống kèm theo hiện tượng chảy máu chân răng kéo dài. Khi đó, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhức, ê buốt với mức độ nặng, nhẹ khác nhau tùy theo cơ địa của mỗi người.
Chăm sóc không đúng cách sau khi lấy cao răng
Vệ sinh răng miệng sai cách là nguyên nhân chính gây ra tình trạng lấy cao răng bị tụt lợi. Được biết, sau khi nha sĩ tiến hành loại bỏ vôi răng ra khỏi khoang miệng, nướu răng sẽ trở nên yếu và nhạy cảm hơn bình thường.
Khi đó, bạn cần có kế hoạch chăm sóc răng miệng tốt giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi. Nếu vệ sinh không đúng cách, phần mô lợi rất dễ bị tụt xuống gây ra nhiều vấn đề nha khoa nghiêm trọng. Một số thói quen xấu dẫn đến hiện tượng trên bao gồm:
- Chải răng quá mạnh hoặc dùng bàn chải lông cứng làm tổn thương nướu răng. Về lâu dài nếu không khắc phục sẽ gây bào mòn men răng, từ đó tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
- Thường xuyên sử dụng các loại đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh khiến mô lợi có xu hướng co lại và tụt xuống dưới.
- Thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia,dùng chất kích thích cũng gây kích thích mô nướu dẫn đến tình trạng tụt lợi chân răng.
Cách khắc phục tình trạng tụt lợi sau khi lấy cao răng
Mặc dù tình trạng lấy cao răng bị tụt lợi không tác động xấu đến sức khỏe cơ thể tuy nhiên nếu không có biện pháp khắc phục sớm, bệnh nhân sẽ phải chịu những cơn đau nhức, ê buốt răng thường xuyên. Điều này gây bất lợi cho việc ăn nhai hằng ngày, cơn đau khiến bạn không thể ăn những món mình thích, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống.
Do vậy, bệnh nhân nên tìm hiểu các phương pháp xử lý càng sớm càng tốt để tránh hậu quả khó lường. Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng lấy cao răng bị tụt lợi hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà:
Vệ sinh đúng cách
Như đã phân tích ở trên, tụt lợi xuất phát từ việc chải răng sai cách. Chính vì thế, để khắc phục tình trạng này, bệnh nhân bắt buộc phải thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng hằng ngày, cụ thể như sau:
- Chọn bàn chải đánh răng lông mềm, mảnh cùng kem đánh răng dành cho nướu nhạy cảm. Chải răng với lực nhẹ nhàng từ ngoài vào trong theo chiều dọc hoặc xoay tròn để làm sạch tối đa và tránh gây tổn thương nướu răng.
- Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa trong kẽ răng – đây là lưu ý quan trọng mà bạn cần phải nhớ. Điều này nhằm hạn chế sự tích tụ của vi khuẩn gây mảng bám và cao răng.
- Tuyệt đối không sử dụng tăm xỉa răng gây chảy máu chân răng và viêm nướu lợi.
- Kết hợp súc miệng bằng nước muối ấm hằng ngày, vừa cải thiện cơn đau nhức hiệu quả, vừa giúp tái tạo môi nướu xung quanh.
- Tốt nhất, bạn nên đầu tư các thiết bị chăm sóc răng miệng thông minh như bàn chải điện hoặc máy tăm nước. Các sản phẩm này được thiết lập sẵn chế độ massage nướu giúp hỗ trợ lưu thông lượng máu trong mô mềm xung quanh răng, từ đó hạn chế các bệnh lý liên quan đến nướu.
Trường hợp đau nhức, khó chịu sau khi lấy cao răng, bạn có thể sử dụng thêm gel chống ê buốt. Chúng chứa thành phần NaF và KNO3, được đắp trực tiếp lên răng và nướu răng để làm dịu cảm giác ê buốt chân răng.
Thay đổi chế độ ăn nhai
Ngoài việc vệ sinh răng miệng đúng cách thì bệnh nhân cũng cần chú ý đến chế độ ăn nhai sau khi lấy cao răng, cụ thể:
- Trong những ngày mới lấy cao răng nên ăn thức ăn mềm, hạn chế đồ ăn quá cứng hoặc quá dẻo tạo áp lực lớn lên răng.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp cân bằng lại dinh dưỡng trong cơ thể, đồng thời giúp tái tạo và phục hồi mô nướu.
- Sau khi lấy cao răng sẽ hình thành nên lỗ hở dưới nướu và chân răng khiến vụn thức ăn dễ mắc lại. Do đó, bạn không nên ăn quá nhiều đồ ngọt bởi chúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong mô mềm xung quanh.
- Uống đủ nước mỗi ngày giúp làm dịu nướu răng và phòng ngừa mảng bám tích tụ dày đặc.
Đến gặp bác sĩ
Sau một thời gian thay đổi chế độ ăn uống và vệ sinh nhưng tình trạng tụt nướu không được cải thiện mà còn nghiêm trọng hơn, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở nha khoa. Nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, chụp X-quang răng toàn hàm để xác định nguyên nhân, từ đó lên kế hoạch điều trị phù hợp.
Nếu phát hiện các bệnh lý răng miệng, bác sĩ buộc phải xử lý dứt điểm để tránh biến chứng nguy hiểm về sau. Ngược lại, trường hợp lấy cao răng bị tụt lợi vẫn do thói quen ăn nhai và vệ sinh không đúng cách, bạn sẽ được hướng dẫn một số biện pháp chăm sóc để phục hồi nướu nhanh chóng.
Tiêu chí lựa chọn cơ sở lấy cao răng để tránh bị tụt lợi
Như đã phân tích ở trên, nguyên nhân lấy cao răng bị tụt lợi một phần do kỹ thuật của bác sĩ. Mặc dù hiện nay có nhiều công nghệ, máy móc, thiết bị ra đời tuy nhiên tay nghề và chuyên môn của nha sĩ vẫn là yếu tố tiên quyết tạo nên thành công cho một ca điều trị nha khoa. Chính vì vậy, trước khi quyết định lấy cao răng tại bất kỳ địa chỉ nào, bạn cũng nên tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ.
Một cơ sở nha khoa uy tín cần đảm bảo 3 tiêu chí sau:
- Sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi: Thực tế, những trung tâm, phòng khám răng chất lượng thường quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, được đào tạo bài bản tại các trường đại học danh tiếng. Đặc biệt, họ luôn cập nhật những xu hướng công nghệ nha khoa thẩm mỹ thế hệ mới giúp tối ưu quy trình và hạn chế rủi ro cho người bệnh.
- Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại: Kỹ thuật lấy cao răng không quá phức tạp tuy nhiên cần sự hỗ trợ lớn từ hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại. Những cơ sở nha khoa có tiếng trên thị trường sẽ chú trọng đầu tư cơ sở vật chất nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho bệnh nhân.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Một nha khoa chất lượng sẽ có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. Nhân sự sẽ chủ động và thông báo lịch tái khám răng đến bạn, đồng thời sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bệnh nhân.
Bài viết trên chúng tôi đã phân tích chi tiết các vấn đề liên quan đến tình trạng lấy cao răng bị tụt lợi. Hy vọng, bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích, từ đó xây dựng chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng tốt hơn.